Liên hoan Múa quốc tế 2024 tại Huế quy tụ 500 nghệ sĩ đến từ 9 quốc gia

(LĐTĐ) Liên hoan Múa quốc tế năm 2024 do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các bên liên quan tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 17 - 22/8 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế (41A Hùng Vương, Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Thiếu nhi Thủ đô tỏa sáng tại Liên hoan Đồng ca, hợp xướng và Múa tập thể 2024

Liên hoan hội tụ gần 500 nghệ sĩ, diễn viên của 17 đơn vị nghệ thuật, đại diện cho 9 quốc gia gồm: Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và nước chủ nhà Việt Nam.

Đại diện Ban Tổ chức cho biết, Liên hoan Múa quốc tế - 2024 được tổ chức định kỳ 3 năm một lần. Thành phần tham dự Liên hoan là các đơn vị biểu diễn nghệ thuật múa chuyên nghiệp, tiêu biểu của các vùng lãnh thổ, quốc gia trên thế giới và những đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam.

Liên hoan Múa quốc tế 2024 tại Huế quy tụ 500 nghệ sĩ đến từ 9 quốc gia
Liên hoan Múa quốc tế năm nay sẽ được tổ chức tại Huế. (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định, các tác phẩm tham gia liên hoan thuộc các thể loại múa ngắn, thơ múa, tổ khúc múa, kịch múa ngắn và kịch múa... theo phong cách dân gian, cổ điển, hiện đại…

Các tác phẩm tham gia liên hoan phải là các tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, thể hiện được nội dung, tư tưởng và hình tượng nghệ thuật thông qua các yếu tố như: cấu trúc tác phẩm, kết cấu ngôn ngữ múa, xử lý âm nhạc, xây dựng hình tượng nhân vật, thủ pháp xử lý không gian, thời gian, đạo cụ, kỹ thuật diễn xuất cho diễn viên; sử dụng trang phục, hóa trang phù hợp với mục đích, nội dung, hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, truyền thống văn hóa của từng vùng miền, dân tộc, quốc gia và phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Ban Tổ chức khuyến khích các tác phẩm sáng tác mới mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc, các quốc gia, phản ánh chân thực, sâu sắc, sinh động cuộc sống nhiều màu sắc của xã hội và con người; các tác phẩm có sự tìm tòi, sáng tạo về hình thức thể hiện, sự kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác làm phong phú hơn về hình thức thể hiện cho tác phẩm múa.

Ban Tổ chức quy định, đối với các đơn vị trong nước, mỗi đơn vị được tham gia một tiết mục có thời lượng không quá 30 phút, không hạn chế số lượng người tham gia. Các tác phẩm tham gia liên hoan là những tác phẩm tiêu biểu, đặc trưng, theo tiêu chí nghệ thuật của liên hoan và có sự sáng tạo độc đáo, mới lạ. Ban tổ chức chấp nhận các tác phẩm đã tham gia nhưng chưa đạt giải thưởng trong các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật múa trong nước và quốc tế; khuyến khích các tác phẩm mới dàn dựng.

Đối với các đơn vị nước ngoài, tổng thời lượng tiết mục tham gia liên hoan không quá 30 phút, số lượng thành viên của mỗi đơn vị nước ngoài không quá 16 người (kể cả trưởng đoàn).

Về khen thưởng, theo quy chế, Ban Tổ chức sẽ trao Huy chương Vàng, Huy chương Bạc cho các tiết mục có chất lượng nghệ thuật cao, theo kết quả đánh giá của Hội đồng nghệ thuật; trao Bằng chứng nhận giải thưởng và các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho các đơn vị đạt giải. Số lượng giải thưởng không vượt quá 35% tổng số tiết mục tham gia liên hoan. Số lượng Huy chương Vàng không vượt quá 35% tổng số giải thưởng. Giải thưởng được căn cứ vào cơ cấu giải thưởng và kết quả chấm điểm của Hội đồng Nghệ thuật. Số lượng giải thưởng không nhất thiết phải đảm bảo đủ tỷ lệ 35% nếu chất lượng của các tiết mục không đạt tiêu chí trong quy chế chấm, xét giải.

Đại diện Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, Liên hoan Múa quốc tế - 2024 là sự kiện văn hóa nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, là nơi hội tụ các đơn vị nghệ thuật múa trên toàn quốc và các đơn vị nghệ thuật múa tiêu biểu đến từ nhiều quốc gia.

Liên hoan cũng là dịp để các nghệ sĩ nước chủ nhà giới thiệu, quảng bá giá trị nghệ thuật múa của Việt Nam tới bạn bè quốc tế; là cơ hội để các nhà quản lý nghệ thuật, các nghệ sĩ múa Việt Nam có điều kiện giao lưu, học hỏi, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm từ các đơn vị quốc tế trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật, góp phần tạo sức sống mới và động lực để xây dựng và phát triển nền công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí thư Quận ủy Thanh Xuân thăm, chúc Tết thương binh, cá nhân tiêu biểu

Bí thư Quận ủy Thanh Xuân thăm, chúc Tết thương binh, cá nhân tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 15/1, nhân dịp Tết Nguyên đán 2025, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai đã thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm, tặng quà, chúc Tết các thương binh, cá nhân tiêu biểu trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù

Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù

(LĐTĐ) Ngày 15/1, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Nguyễn Đức Thái cùng 7 đồng phạm đã khép lại phần xét hỏi, đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo.
Diễn đàn “Công nhân với Đảng, Đảng với công nhân”: Nâng cao bản lĩnh chính trị và tự hào giai cấp

Diễn đàn “Công nhân với Đảng, Đảng với công nhân”: Nâng cao bản lĩnh chính trị và tự hào giai cấp

(LĐTĐ) Sáng 15/1, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phối hợp cùng LĐLĐ huyện Thanh Oai đã tổ chức diễn đàn “Công nhân với Đảng, Đảng với công nhân”, khen thưởng biểu dương đoàn viên, người lao động tiêu biểu là đảng viên nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp.
Mang Tết sớm đến với đoàn viên, người lao động huyện Thanh Trì

Mang Tết sớm đến với đoàn viên, người lao động huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Chiều 15/1, đồng chí Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cùng Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và LĐLĐ huyện Thanh Trì đã đến thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn tại một số đơn vị doanh nghiệp huyện.
Đảm bảo tốt quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động UDIC

Đảm bảo tốt quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động UDIC

(LĐTĐ) Với chủ đề năm “Đổi mới sáng tạo, thi đua đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào cuộc sống; thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam”, năm 2024, Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đã tập trung thực hiện có hiệu quả các mặt công tác trọng tâm; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Gia Lâm đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Gia Lâm đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sáng 15/1/2025, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023; tổng kết phong trào thi đua năm 2024 và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam

Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, các cấp chính quyền các tỉnh phía Nam trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bình Dương và Đồng Nai đã thực hiện nhiều chính sách thiết thực chăm lo Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công nhân lao động trên địa bàn.

Tin khác

Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hòa trong không khí đó, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?

Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?

(LĐTĐ) Rằm tháng Chạp là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt. Ngày này không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong năm.
Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ

Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp chào đón năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ người dân Thủ đô trong các ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2025.
Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây, vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024 được tổ chức. Vượt qua 30 thí sinh nổi bật, người đẹp Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng đã xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố năm 2025. Kế hoạch nhằm tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025, nhằm thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và các văn bản liên quan của Chính phủ về quản lý, tổ chức lễ hội.
Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

(LĐTĐ) Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 với chủ đề “Shine Your Vibes - Tỏa chất riêng” sẽ được tổ chức vào 20h tối 18/1 tại không gian di sản hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) quy tụ nhiều nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam hứa hẹn mang đến một bữa tiệc nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa.
Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

(LĐTĐ) "Chiêm bao" - triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang (Trang Trọc) diễn ra từ ngày 3-19/1/2025 tại Area 75 - Art & Auction (75 Hàng Bồ, Hà Nội), giới thiệu đến công chúng 26 tác phẩm chân dung ghép gốm độc đáo trên nền sơn mài.
Xem thêm
Phiên bản di động