Lễ hội xuân 2019: Vẫn còn những hạt... sạn

(LĐTĐ) Lễ hội xuân luôn là điểm nóng trong văn hóa ứng xử của người dân Thủ đô. Trong những năm qua, sự biến tướng của lễ hội và cách hành xử thiếu văn minh của một số bộ phận người dân đã khiến cho dư luận bức xúc.
le hoi xuan 2019 van con nhung hat san Lễ hội Xuân trên địa bàn Thủ đô diễn ra vui tươi, an toàn, lành mạnh
le hoi xuan 2019 van con nhung hat san Lễ hội xuân: Cẩn thận những trò chơi nguy hiểm

Năm nay, đầu Xuân Kỷ Hợi, người dân Thủ đô lại hồi hộp chờ một mùa lễ hội có sự chuyển biến tích cực hơn những năm trước. Những tín hiệu vui từ các lễ hội đầu năm đã làm cho dư luận bớt lo lắng, nhưng bên cạnh đó cũng còn có những “hạt sạn” cần sự nỗ lực hơn nữa từ người dân và ngành văn hóa Thủ đô.

Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội ngày 19/2 vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã vui mừng báo cáo những điểm nổi bật tích cực trong mùa lễ hội đầu xuân, theo đó, tính đến thời điểm ngày 19/2 (Rằm tháng Giêng Kỷ Hợi 2019), toàn thành phố đã diễn ra khoảng trên 300 lễ hội ở 30 quận, huyện, thị xã. Đặc biệt, có một số lễ hội lớn như: Chùa Hương, Gò Đống Đa, Đền Sóc, Cổ Loa… đã có sự phối hợp vào cuộc khẩn trương, đồng bộ nên các lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, tiết kiệm.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra về việc tổ chức và quản lý lễ hội được tập trung triển khai thực hiện. Trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền trước, trong và sau thời gian diễn ra lễ hội gắn với tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, lan truyền rộng rãi tới người dân để có những lễ hội thật sự văn minh.

le hoi xuan 2019 van con nhung hat san
Người dân ngồi tràn ra đường để chờ dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh tối 8/1 âm lịch. (Ảnh: Phương Ngân)

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, vẫn còn những vấn đề nổi cộm. Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, chỉ trong ngày Rằm Tháng Riêng (19/2 dương lịch), hàng ngàn người đã đổ về các điểm di tích của Hà Nội để lễ ngày Rằm tháng Giêng - ngày Rằm quan trọng nhất trong năm. Tại nhiều ngôi chùa như chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Hương… khói hương nghi ngút, mờ mịt lan tỏa không gian sân chùa, dòng người đi lễ ngày càng đông, chen lấn xô đẩy.

Ngoài việc dâng lễ gồm xôi, gà, bánh chưng, bia, rượu… nhiều người dân mua cá, ốc và chim để phóng sinh. Hiện tượng tiền lẻ, tiền vàng bày la liệt cùng với túi ni lon khiến cho di tích trở nên nhếch nhác, tiền lẻ rải khắp nơi gây hình ảnh phản cảm, đồ lễ ê chề xếp chồng chéo lên nhau tạo nên cảnh tượng khó coi chốn linh thiêng thanh tịnh.

Trước đó, tối 12/2 (Mùng 8 tháng Giêng), hàng nghìn người đã tới chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa) để hành lễ dâng sao giải hạn, trong đó đa số phải ngồi ngoài đường hàng tiếng đồng hồ suốt thời gian diễn ra nghi lễ gây cản trở giao thông toàn bộ khu vực này. Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực sát chân cầu vượt Ngã Tư Sở đông kín người dân ngồi ngoài đường vái vọng vào chùa, chỉ còn một lối nhỏ cho xe máy di chuyển qua. Nhiều người phải ngồi ngay trên thành cầu vượt Ngã Tư Sở, một số người khác đứng ở dải phân cách vái vọng, lấn chiếm lòng đường gây phản cảm và mất an toàn…

le hoi xuan 2019 van con nhung hat san
Hàng quán bủa vây Chùa Đậu (Thường Tín). ảnh: Nguyễn Hoa

Cũng trong ngày 12/2, lễ hội chùa Đậu (huyện Thường Tín) được tổ chức. Ngay từ sáng sớm ngày khai hội, chùa đã thu hút rất đông du khách đến trẩy hội. Theo ghi nhận, mặc dù lượng khách đông nhưng tại chùa không xảy ra hiện tương chen lấn, xô đẩy, người dân đi lễ đã nâng cao ý thức, giữ gìn sự trang nghiêm khi đến chùa. Điểm đặc biệt khiến nhiều du khách thích thú khi đi lễ hội chùa Đậu là khung cảnh trang nghiêm, lịch sự khi không có hình ảnh đốt vàng mã, hương nến nghi ngút trong chùa.

Tuy nhiên bên cạnh những điểm tích cực đáng ghi nhận thì lễ hội chùa Đậu vẫn còn tồn tại những “hạt sạn” trong ngày lễ hội đầu tiên. Trong đó, tiêu biểu, bước chân đến lễ hội chùa Đậu, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt du khách là dãy hàng quán dài mọc la liệt từ lối đi hai bên đường dẫn vào khu di tích cho tới trong khuôn viên chùa. Từ việc bày bán các mặt không phù hợp với không gian của di tích như đồ ăn, các loại đồ chơi trẻ em, túi xách các mặt hàng giảm giá,... cho đến những trò chơi ném phi tiêu trúng thưởng, tất cả đều diễn ra một cách công khai.

Những hoạt động mua bán đó không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan di tích mà còn khiến du khách gặp nhiều khó khăn trong việc tham quan, vãn cảnh. Cùng với đó, tình trạng rải tiền lẻ ở các ban thờ, cài vào tượng Phật vẫn đang diễn ra phổ biến tại chùa. Bên cạnh đó, tại lễ hội, một số người dân tỏ ra thắc mắc khi giá gửi xe tại lễ hội được thu với giá khá cao, 15.000 đồng đối với xe máy và 20.000 đồng đối với xe ô tô.

Bên cạnh những cách hành xử thiếu văn minh của một số bộ phận người dân khi tham gia lễ hội, tại một số di tích, tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn diễn ra. Trong ngày 15/2, đoàn kiểm tra Sở Y tế Hà Nội đã vừa xử phạt 2 nhà hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm tại Lễ hội chùa Hương.

Đoàn kiểm tra phát hiện nhiều vi phạm như bảo quản thực phẩm không đúng quy định, không sử dụng tủ kính hoặc màng bọc thực phẩm, không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm. Đoàn đã lập biên bản xử lý và đề nghị Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương tiếp tục làm việc với tất cả các cơ sở, kiên quyết dừng hoạt động những cơ sở kinh doanh ăn uống vi phạm ATTP làm ảnh hưởng tới sức khỏe du khách.

Bên cạnh đó, bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng cho hay, số điện thoại đường dây nóng phản ánh tiêu cực trong mùa lễ hội đã tiếp nhận và xử lý nhiều vấn đề như việc thu vé xe cao hơn quy định tại Bia Bà (Hà Đông), Phủ Tây Hồ, Đền Sóc (Sóc Sơn), hiện tượng ép giá khách đi đò tại chùa Hương, việc hàng quán lấn chiếm gây mất mỹ quan, ảnh hưởng giao thông tại chùa Đậu (Thường Tín), âm thanh quá lớn trong ngày lễ hội Gò Đống Đa…

Năm 2019 là năm đầu tiên Hà Nội thực hiện phương thức phân cấp quản lý lễ hội, các địa phương phải chịu trách nhiệm với những tình hình, diễn biến trên địa bàn của mình. Phó Giám đốc Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh thừa nhận, một số địa phương vẫn để xảy ra hiện tượng đổi tiền lẻ, gài, ném tiền xung quanh di tích. Dù vậy tình trạng này đã giảm, bên cạnh đó có bộ phận nhân viên của Ban quản lý cũng đi gom lượng tiền này để cho vào hòm công đức. Để có thể giải quyết triệt để vẫn cần sự phối hợp tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân. Việc đốt vàng mã đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn cần tiếp tục được cải thiện.

Liên quan đến lễ dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh bị báo chí phản ánh là đang bị thương mại hoá và ngồi tràn lan, chiếm lòng đường vỉa hè, gây mất an toàn giao thông…, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho rằng cần tuyên truyền về các nghi thức lễ hội, tín ngưỡng để người dân được biết. “Hà Nội sẽ làm việc với Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như của Hà Nội, cũng như các các ngành, chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền nắm bắt và hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực trong mùa lễ hội. Tuy nhiên, việc này không thể giải quyết trong một sớm một chiều”, bà Trần Thị Vân Anh chia sẻ.

Việc thực hiện tốt nếp sống văn minh trong lễ hội vừa là trách nhiệm và là ý thức không chỉ của các cấp quản lý, tổ chức lễ hội mà còn phụ thuộc vào trách nhiệm của cả cộng đồng khi tham gia lễ hội. Mùa lễ hội vẫn còn tiếp diễn, hy vọng rằng những “hạt sạn” sẽ không còn tồn tại để người dân có một mùa lễ hội thật sự văn minh, đúng với thuần phong mỹ tục và làm trong sáng đời sống tâm linh của người dân Thủ đô.

Bảo Thoa – Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động