Lễ chùa đầu năm: Nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ

Ngoài phong tục đón giao thừa, cúng tất niên thì du xuân, lễ chùa đầu năm cũng đã trở thành nét văn hóa của người dân Việt.
Người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang đi lễ chùa ngày Mùng 1 Tết Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ chùa ngày mùng 1 Tết Người dân Thủ đô nhộn nhịp đi lễ đầu năm mới

Cầu, xin, vay, trả

Ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), người dân địa phương và du khách không quá xa lạ với một ngôi chùa nổi tiếng đó là chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa tọa lạc trên khuôn viên rộng, thoáng với diện tích khoảng 6.000m2, sát đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3, TP.HCM).

Lễ chùa đầu năm: Nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ
Lễ chùa đầu năm đã trở thành nét văn hóa của người dân Việt Nam từ bao đời nay. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Chùa Vĩnh Nghiêm là một công trình đồ sộ, có kiến trúc theo kiểu truyền thống với mái ngói đỏ uốn cong, là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20. Đặc biệt, sau thời khắc giao thừa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, hàng nghìn người đã đến đây để lễ chùa đầu năm nhằm cầu mong sức khỏe, bình an cho bản thân, gia đình và những người thân yêu.

Có mặt tại chùa Vĩnh Nghiêm lúc 00h30 ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024, chị Nguyễn Hoài Bảo Châu (ngụ quận 5, TP.HCM) chia sẻ, đây là năm đầu tiên sau giao thừa, chị đến chùa Vĩnh Nghiêm.

Lễ chùa đầu năm: Nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ
Nhiều người đến Chùa để cầu sự bình an cho năm mới. (Ảnh: Minh Thảo)

Theo chị Châu, chị đến chùa để cầu bình an cho gia đình và muốn một lần cảm nhận không gian huyền bí khói hương nghi ngút tại đây.

“Tôi thấy bình yên khi đến chùa, tâm mình tịnh và suy nghĩ thấu đáo hơn. Tuy nhiên khi đến đây, thấy khá nhiều các bạn trẻ đến để cầu tình duyên tôi cũng thấy khá thú vị và thích thú. Năm sau, nếu không bận tôi sẽ lại tiếp tục đến chùa để chiêm nghiệm về bản thân, về cuộc đời”, chị Châu nói.

Lễ chùa đầu năm: Nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ
Không chỉ người lớn tuổi mà nhiều bạn trẻ cũng đến chùa sau thời khắc giao thừa để cầu bình an, may mắn, tình duyên. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Đối với người Việt, đi lễ chùa đầu năm thể hiện khát vọng của con người về một cuộc sống hạnh phúc, hướng tới nét đẹp chân - thiện - mỹ và cầu bình an. Tuy nhiên, xã hội phát triển, kinh tế phát triển, người dân đến với chùa không chỉ cầu bình an mà còn cầu tài, cầu lộc.

Anh Trần Minh Quang (quận Tân Bình, TP.HCM) - hiện là giám đốc một công ty lớn ở TP.HCM, cho biết, anh đến chùa trước là cầu bình an, sau là xin lộc làm ăn.

“Tôi năm nào cũng đến chùa xin lộc, không biết Phật có cho thiệt không nhưng xin thấy cũng được. Hoặc có thể vì có niềm tin, nên mình có động lực và cố gắng làm việc hết sức và thường đạt được thành quả như mong đợi”, anh Quang chia sẻ.

Lễ chùa đầu năm: Nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ
Ngôi chùa khói nhang nghi ngút tạo cho mọi người cảm giác linh thiêng. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Theo anh Quang, sau khi đi các chùa ờ TP.HCM, anh thường đi thêm các đền thánh và sau đó đi chùa Bà Châu Đốc ở tỉnh An Giang.

“Nghe nói chùa chỉ cho bình an, riêng xin lộc phải đi các đền thánh. Đặc biệt, tôi hay đi vay lộc ở chùa Bà Châu Đốc. Năm nào đầu tư lớn thì tôi sẽ vay chứ không xin. Có vay có trả, đầu năm nay vay, nếu thuận lợi thì đầu năm sau tôi sẽ đem lễ xuống để tạ”, anh Quang tâm sự.

Bình an trong tâm

Cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại nhưng thói quen đi chùa là một thói quen tốt, cần được lưu truyền và gìn giữ.

Thạc sĩ Giang Hữu Tâm, giảng viên Khoa Quan hệ quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM nhận định, đi chùa, lễ bái thì đi ngày nào cũng tốt, không nhất thiết phải đi ngày mùng 1 hay ngày rằm, hay cần cầu xin gì mới đi tới chùa.

“Người dân thường dồn hết sức lực để đi chùa ngày mùng 1 Tết bởi vì quan niệm ngày mùng 1 mới linh thiêng, cầu xin bất cứ điều gì cũng sẽ được đáp ứng, quan niệm đó là sai hoàn toàn”, thạc sĩ Hữu Tâm khẳng định.

Theo thạc sĩ Hữu Tâm, đi chùa ngày mùng 1 Tết chỉ khác các ngày lễ khác tại chùa là được trang trí lộng lẫy, thường sẽ có buổi tụng kinh cầu bình an từ 00h00 đến 01h00 ngày mùng 1 Tết và được các vị trụ trì của chùa hoặc sư thầy ở chùa lì xì lộc đầu năm.

“Lộc đầu năm nhận tại chùa thường được bỏ trong bao thư đỏ. Bên trong có một tờ tiền mệnh giá rất nhỏ và bài thơ nhằm nhắc nhở quý Phật từ sống bình an, hướng đến điều thiện, không tham sân si”, thạc sĩ Hữu Tâm cho hay.

Lễ chùa đầu năm: Nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ
Gia đình người dẫn chương trình Trần Ngọc đi lễ chùa đầu năm Giáp Thìn năm 2024. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Thạc sĩ Hữu Tâm cho biết thêm, hiện nay có rất nhiều người đến chùa không chỉ để cầu bình an mà chủ yếu để xin, xin lộc, xin tài, xin đủ thứ, vay có trả lễ là hoàn toàn sai lệch với nét đẹp văn hóa đi chùa đầu năm.

“Đối với nhiều gia đình, việc đi lễ chùa đầu năm còn để con cái có thể hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại cuộc sống lo toan bộn bề của năm cũ, giúp lòng người thanh thản, tâm sáng để có thể bước tiếp ở năm mới thật bình an”, thạc sĩ Tâm chia sẻ.

Thạc sĩ Hữu Tâm khẳng định, đi chùa là để noi theo gương của Đức Phật, Mẹ Quan Âm để bản thân sống tốt hơn, thiện lành hơn. Không thể chỉ xin từ một phía, như vậy là không đúng theo quy luật nhân quả. Cứu người là tích đức cho bản thân, sống không tham, sân, si, không trộm cướp, sống lương thiện là bản thân đã tự tích đức và bình an cho chính bản thân và những người thương yêu.

Lễ chùa đầu năm: Nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ
Thói quen đi chùa là một thói quen tốt, cần được lưu truyền và gìn giữ.

Đối với mỗi người dân, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, qua đó không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, mà còn vun đắp cho tinh thần người Việt thêm trân trọng những giá trị cội nguồn.

“Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên thanh thản. Đi Chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa cần được lưu truyền, gìn giữ theo đúng hướng, tránh để lệch lạc, biến việc đi Chùa thành thương mại hóa, để kẻ gian vụ lợi. Nhưng dù sao, đi Chùa với mục đích là cầu duyên, cầu bình an, cầu tài, cầu lộc hay để xin bất cứ điều gì đầu năm vẫn tốt hơn là đi đánh bạc, đánh đề đầu năm”, ThS Hữu Tâm nhấn mạnh.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ quận Ba Đình tham gia hiến máu tình nguyện

Đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ quận Ba Đình tham gia hiến máu tình nguyện

Ngày 22/3, tại Trường Tiểu học Ngọc Khánh, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện quận Ba Đình đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4; phát động phong trào hiến máu tình nguyện và Ngày hội hiến máu tình nguyện khối công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột của nền kinh tế

Để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột của nền kinh tế

Trong gần 4 thập kỷ qua, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, chuyển mình từ một thành phần kinh tế còn nhỏ lẻ, manh mún, thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế.
Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Luxembourg theo hướng hiệu quả, thực chất

Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Luxembourg theo hướng hiệu quả, thực chất

Tiếp tục chương trình làm việc tại Luxembourg, ngày 21/3, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg Xavier Bettel.
Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Lĩnh vực công nghệ thông tin được dự báo tiếp tục dẫn đầu về dự định tuyển dụng trong quý 2/2025, theo sau là tài chính và bất động sản; công nghiệp và vật liệu. Tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng lên ở nhiều ngành nghề, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất...
Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), nhằm tăng năng lực cạnh tranh và tận dụng cơ hội trong kỷ nguyên mới.
TP.HCM: Đảm bảo an ninh, an toàn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

TP.HCM: Đảm bảo an ninh, an toàn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Chính quyền các cấp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang khẩn trương chuẩn bị và đảm bảo an toàn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp lãnh đạo Đảng Cộng sản Sri Lanka

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp lãnh đạo Đảng Cộng sản Sri Lanka

Ngày 21/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Sri Lanka, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã đến dâng hoa tại tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm Không gian Hồ Chí Minh tại Thư viện Thủ đô Colombo; tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka Weerasinghe Geeganage cùng Ban lãnh đạo Đảng và tiếp Hội Đoàn kết Sri Lanka - Việt Nam.

Tin khác

Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025

Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025

Ngày 21/3, được ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị trao Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đợt 1 năm 2025.
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 thực sự là một sân chơi chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng và vị thế của truyền hình Việt Nam trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập.
Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố

Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố

Biệt thự Pháp ở Hà Nội rất phong phú về thể loại, đa dạng về ngôn ngữ kiến trúc và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong di sản kiến trúc Thủ đô. Giá trị của các công trình biệt thự Pháp không chỉ đơn thuần về mặt kiến trúc mà còn về các mặt lịch sử, văn hoá.
Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn

Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn

Theo Quyết định số 1559/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2025 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn Thủ đô đã được phê duyệt bổ sung thêm 567 di tích mới. Những di tích này được bổ sung vào danh mục đã được công bố theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14/10/2016.
Hà Nội, miền thương nỗi nhớ!

Hà Nội, miền thương nỗi nhớ!

Tôi ra Hà Nội một ngày tháng ba đầy gió. Thủ đô ngàn năm như một người quen cũ, tự nhiên và gần gũi đến lạ. Ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà nhỏ, những hàng cây già cổ kính và cũ kỹ. Buổi sớm tàu đến ga, thành phố đón tôi bằng những cơn gió lạnh. Nền trời còn ướp hơi sương - những hạt sương tròn xoe, trong trẻo, ngập ngừng chưa kịp tan của buổi sớm. Tôi nghe lời thầm thĩ của thủ đô yêu dấu đang đón tôi – người con ở nơi xa - trở về.
"Lửa từ Đất": Lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô

"Lửa từ Đất": Lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), vở nhạc kịch "Lửa từ Đất" ra đời như một lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Tác phẩm đã tái hiện những trang sử hào hùng của Đảng bộ Hà Nội và khắc họa sâu sắc tinh thần cách mạng kiên cường của những người cộng sản Việt Nam trong những ngày đầu thành lập Đảng.
Khơi dậy tình yêu Hán Nôm và cái đẹp trong giới trẻ

Khơi dậy tình yêu Hán Nôm và cái đẹp trong giới trẻ

Nhằm góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống nói chung, Hán Nôm và nghệ thuật thư pháp nói riêng với giới trẻ là cả một quá trình không hề đơn giản.
Công diễn vở nhạc kịch đặc biệt “Lửa từ Đất”

Công diễn vở nhạc kịch đặc biệt “Lửa từ Đất”

Tối 15/3, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo - Thành ủy Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và các cơ quan liên quan, Nhà hát Tuổi Trẻ đã công diễn vở nhạc kịch đặc biệt “Lửa từ Đất” nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ đầu tiên của Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).
Độc đáo mô hình Lăng Bác từ oản nghệ thuật

Độc đáo mô hình Lăng Bác từ oản nghệ thuật

Tại Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2025, nhóm trẻ khuyết tật và tự kỷ tại Hà Nội đã thực hiện mô hình Lăng Bác từ oản truyền thống. Mô hình này không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn mang một thông điệp mạnh mẽ về sự hòa nhập và vươn lên của những người khuyết tật trong xã hội hiện đại, nơi mà mọi người đều có thể cống hiến và tạo ra giá trị.
Sao mai Lê Việt Anh chia sẻ về hành trình hóa thân thành Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Hà Nội

Sao mai Lê Việt Anh chia sẻ về hành trình hóa thân thành Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Hà Nội

Ca sĩ, diễn viên Lê Việt Anh đã chia sẻ với phóng viên Báo Lao động Thủ đô về hành trình hóa thân thành đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ trong vở nhạc kịch "Lửa từ Đất" nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025). Vở nhạc kịch do Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng sẽ công diễn mở màn vào ngày 15 và 16/3 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô.
Xem thêm
Phiên bản di động