Lao động ngành Dịch vụ sẵn sàng chia sẻ khó khăn
Ảnh hưởng dịch Covid- 19, số lao động thất nghiệp tăng cao | |
Ổn định đời sống, việc làm cho người lao động | |
Bảo vệ sức khỏe người lao động: Ưu tiên của doanh nghiệp mùa dịch Covid-19 |
Các cơ sở kinh doanh phải tạm dừng kinh doanh trong mùa dịch. |
Kinh doanh ảm đạm
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, có thể nói dịch vụ là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề. Tại Hà Nội, hoạt động du lịch, lữ hành chịu tác động trực tiếp của dịch khiến nhiều đơn vị phải “thắt lưng buộc bụng” để duy trì hoạt động. Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, tính đến đầu tháng 3, đã có gần 20.000 khách quốc tế hủy tour đến Hà Nội và hơn 15.000 khách Việt Nam hủy tour đi nước ngoài. Tại các cơ sở lưu trú, số lượng khách đặt phòng đã hủy lên đến hơn 80.000 lượt.
Điều đó có nghĩa nhiều cơ sở lưu trú đã bị vào tình trạng khó khăn, kinh doanh ảm đạm bởi lượng khách sụt giảm, số lượng hủy phòng tăng lên. Nhiều khách sạn còn hoạt động nhưng rất vắng khách, chỉ hoạt động cầm chừng. Bên cạnh đó nhiều homestay, các cơ sở lưu trú nhỏ lẻ cũng “lao đao”.
Ghi nhận của phóng viên trên các tuyến đường tại khu phố cổ Hà Nội như Hàng Bạc, Gia Ngư, Lương Ngọc Quyến, Lò Sũ,… nhiều khách sạn đã đồng loạt thực hiện chính sách giảm giá để thu hút khách. Những tấm biển giảm giá “sốc” xuất hiện ngày càng nhiều ở mặt tiền, sảnh hay cửa ra vào của các khách sạn. Trong đó, mức giảm giá thuê phòng cao nhất là từ 50-60%, giá thuê phòng giảm từ 1,5 triệu đồng xuống còn 500- 600 ngàn đồng/đêm. Một số nơi quảng cáo phòng giá rẻ từ 10-15 USD (khoảng 232.000 - 348.000 đồng) để hút khách. Tuy nhiên tình hình cũng không mấy khả quan.
Thực trạng kinh doanh ế ẩm đặt ra “bài toán khó” cho nhiều đơn vị bởi họ vẫn phải gánh nhiều chi phí mặc dù không có khách. Nhiều nơi đã quyết định đóng cửa, hoặc cắt giảm nhân sự để cố gắng qua mùa dịch. Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại quang cảnh buổi họp “đặc biệt” tại một khách sạn nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Trong đoạn clip, người quản lý buồn bã thông báo về việc một vài cơ sở sẽ phải đóng cửa do không thể cầm cự nổi. Bởi mỗi sáng thức dậy, khách sạn mất ít nhất 40 triệu đồng tiền thuê mặt bằng chưa kể tới chi phí điện nước, trả lương cho gần 100 nhân viên của toàn hệ thống. Trước khi đi tới quyết định cho nhân viên nghỉ, khách sạn đã có gần 2 tháng “vật lộn” với các phương án nhằm chống chọi với dịch bệnh và cải thiện tình hình kinh doanh nhưng không đem lại hiệu quả.
Do đó, khách sạn đã quyết định cho nhân viên tạm “về quê” 4 tháng và có 2 hình thức hỗ trợ nhân viên trong giai đoạn này. Theo đó, những người nghỉ việc về quê nhưng cam kết sẽ quay lại làm việc thì được hỗ trợ 1,5 triệu đồng mỗi tháng tuy nhiên phải đến tháng 8 mới được chi trả vì hiện tại công ty vô cùng khó khăn. Còn đối với các nhân sự không có quê hoặc vì một lý do nào đó không thể về quê, vẫn có thể đến công ty làm với mức lương 4 triệu đồng, không phân biệt vị trí hay chức vụ.
Không chỉ riêng đơn vị này, tại một số khách sạn 4-5 sao khác cũng thực hiện chính sách “cắt giảm”. Nhân viên là trưởng các bộ phận trước đây một tháng đi làm 26 công thì hiện nay mỗi tháng họ chỉ đi làm 8 công. “Đó cũng chỉ là phương án tạm thời. Cho lao động nghỉ trong thời gian này sẽ giảm bớt được một phần chi phí, nhưng khi dịch qua đi, việc thiếu hụt nhân sự là điều không thể tránh khỏi. Chúng tôi lại sẽ mất rất nhiều thời gian để ổn định và đào tạo nhân sự mới”, một chủ khách sạn chia sẻ.
Khó khăn dường như không chỉ là câu chuyện của riêng khách sạn, dịch vụ lưu trú mà còn là 2 từ mô tả bức tranh của hàng loạt các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ khác như các công ty lữ hành, công ty vận tải, hàng không và các cửa hàng ăn uống trên khắp các con phố của Thủ đô. Các trung tâm thương mại, khu vui chơi rộng lớn ở Hà Nội đều rơi vào thực tế thưa thớt khách tới vui chơi, mua sắm và ăn uống.
Khi xuất hiện các ca dương tính Covid-19 tại Hà Nội, nhiều hàng quán trở nên vắng vẻ vì không có khách. Một số nhà hàng quyết định tạm đóng cửa để đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng. Chị Trần Thị An (chủ cửa hàng bán đồ nhập khẩu tại quận Hà Đông) cho biết đã quyết định tạm đóng cửa hàng, cho toàn bộ 15 nhân viên toàn hệ thống tạm nghỉ. Chị An chia sẻ: “Tôi biết đây là quyết định khó khăn nhưng không còn cách nào khác. Chúng tôi rất cần sự thông cảm của các bạn. Nếu khi dịch qua đi mà các bạn muốn quay lại, tôi cũng rất sẵn lòng”.
Sẵn sàng san sẻ khó khăn
Có thể thấy, những khó khăn của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến đời sống việc làm của người lao động. Trần Hải Anh (27 tuổi – Hà Nội) là hướng dẫn viên du lịch của một đơn vị lữ hành trên địa bàn Hà Nội. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong nghề, chàng trai này từng trải qua một số giai đoạn khó khăn của ngành du dịch cũng như những khủng hoảng riêng của nghề hướng dẫn viên. Nhưng theo Hải Anh, tất cả những gì đã xảy ra đều không “đáng sợ” bằng khoảng thời gian anh và đồng nghiệp gần như mất việc vì Covid-19 như hiện nay. Từ mức lương 15 triệu đồng, nay Hải Anh được đề xuất nhận trợ cấp 2 triệu đồng/tháng.
“Từng là nhân lực dẫn đoàn khách Hàn Quốc chủ yếu của công ty nhưng từ Tết đến nay tôi chỉ ở nhà. Công ty có thông báo sẽ hỗ trợ một phần chi phí, nhưng tôi cũng chủ động chia sẻ khó khăn bằng cách chấp nhận nghỉ không lương bởi tôi biết giờ công ty đang vô cùng khó khăn bởi không còn tour nào. San sẻ khó khăn với nhau để có thể đi cùng nhau lâu dài và không làm mất thời gian đào tạo của công ty”, Hải Anh tâm sự.
Những câu chuyện ấm lòng của người lao động thể hiện sự tin tưởng và chung tay vượt qua khó khăn cùng với doanh nghiệp. Là đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với người lạ đến từ các nơi khác nhau, tiếp viên hàng không đứng thứ 3 về nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Dịch bệnh lây lan cũng khiến nhiều quốc gia phong tỏa, các đường bay quốc tế bị tạm dừng, các đường bay nội địa cũng vắng khách. Chưa bao giờ ngành hàng không lại bị ảnh hưởng nặng nề như thế này. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng 700 tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vẫn đăng ký xin làm việc hoặc nghỉ không lương trong 2-3 tháng để giảm bớt gánh nặng cho ngành. Họ vui vẻ và hài lòng với quyết định này, bởi lúc này chung tay cùng cả nước chống dịch mới là điều quan trọng nhất.
Cũng tương tự như vậy, chị Nguyễn Phương Nga là nhân viên một công ty dịch vụ phòng chờ (quận Cầu Giấy) cũng trong cảnh “nhàn rỗi” khoảng hơn một tháng nay. Chị Nga cho biết, so với cùng kỳ năm trước, doanh thu của công ty đã sụt giảm đến gần 90%. Do khó khăn trong kinh doanh nên tháng 2 vừa qua công ty đã có thông báo chậm lương, và khuyến khích lao động luân phiên làm việc. Đến tháng 3, lao động sẽ tiến hành làm việc 2 ngày/tuần. “Điều này có nghĩa lương sẽ bị giảm đến hơn 1 nửa” - chị Nga buồn rầu nói. Tuy nhiên, cũng theo chị Nga công ty khó khăn là do tình hình khách quan, là nhân viên chị và các đồng nghiệp sẵn sàng đồng lòng chia sẻ.
“Hơn cả một công việc đem lại thu nhập ổn định. Đây là công việc tôi yêu thích và đã gắn bó lâu dài. Khi mọi người hỏi tôi đã từng nghĩ về chuyện bỏ nghề chưa, tôi trả lời rằng mình vẫn sẽ theo nghề đến cùng, tôi tin rằng dịch bệnh sẽ qua nhanh và mọi thứ sẽ nhanh chóng trở về đúng quỹ đạo của nó” - chị Nga nói thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21