Làng nghề miền sơn cước
Khi người trẻ “thắp lửa” nghề truyền thống | |
Làng Chuông và những trăn trở bảo tồn nghề làm nón truyền thống |
Sức sống bền bỉ
Phúc Sen là một xã thuộc huyện Quảng Uyên, cách Thành phố Cao Bằng khoảng 30km về phía đông. Để đến Phúc Sen, tôi và anh bạn “thổ địa” tên Nông Vĩnh hiện công tác cho một đơn vị truyền thông ở Cao Bằng đã “phượt” xe máy dọc theo Quốc lộ 3. Chỉ mới đặt chân tới Phúc Sen, chúng tôi đã có thể nghe thấy tiếng quai búa vang lên khắp bản làng. Theo những người có thâm niên trong làng nghề kể lại, nghề rèn ở Phúc Sen đã xuất hiện từ lâu đời.
Và thật bất ngờ, trải qua hàng trăm năm nhưng nghề rèn truyền thống của đồng bào Nùng An nơi đây vẫn không bị mai một như nhiều làng nghề truyền thống khác. Thậm chí, nhờ nghề rèn, đời sống kinh tế của người dân Phúc Sen ngày một phát triển. Theo một thống kê cũ năm 2016, ở Phúc Sen có 10 xóm thì 6 xóm có nghề rèn với 157 hộ làm nghề, 358 thợ lành nghề và hàng trăm thợ phụ.
Cuộc sống của người dân Quảng Uyên ngày càng được cải thiện |
Nhắc chuyện làng rèn Phúc Sen, Nông Vĩnh bảo với tôi, làng nghề tuy quảng bá hình ảnh sản phẩm còn hạn chế nhưng nhờ nỗ lực của chính quyền địa phương, giờ người dân đã biết đưa các sản phẩm của mình đến các hội chợ, biết nhiệt tình chỉ dẫn nếu khách qua đường ghé thăm, tìm hiểu. “Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương đã có những phương hướng cụ thể để khắc phục, đó là tuyên truyền cho bà con để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp đến là đưa sản phẩm dao Phúc Sen tới các hội chợ của các tỉnh khác và giới thiệu rộng rãi trên cả nước…” – Nông Vĩnh chia sẻ.
Nhờ nghề rèn, cuộc sống của người dân nơi đây dần thay da đổi thịt, chẳng thế mà người Nùng An ở Phúc Sen đến nay vẫn có câu: "Mầy lếch sạu mầy than/Rạu tú ràn má tăng" (Có sắt và có than/Mình mới cùng nhau rèn), để thấy đối với đồng bào nơi đây, nghề rèn đã là một phần gắn bó không thể thiếu trong đời sống của họ.
Cách làng nghề Phúc Sen khoảng 5km, làng làm hương Phja Thắp và làng nghề làm giấy dó Lũng Ỏ thuộc xã Quốc Dân đều nằm dưới những chân núi cao chót vót, cách quốc lộ 3 chỉ vài trăm mét. Nghe kể, Phja Thắp là làng làm hương từ lâu đời, được nối tiếp qua nhiều thế hệ. Hiện, hơn 50 hộ dân nơi đây đều làm hương với một cái tâm trong sáng với nghề.
Thời điểm tôi đến, làng Phja Thắp đang vào mùa dân cả làng hối hả làm hương phục vụ nhu cầu dịp lễ, tết. Được biết, ngay từ đầu năm, người dân đi khắp các vùng tìm mua tre mạy mười - loại tre dóng dài, thẳng làm chân hương; lên rừng tìm lá bẩy chất, lá xanh, có nhiều nhựa, mọc thành bụi ven khe suối; rồi tìm cây mạy khảo, loại cây có mùi hương thơm đặc trưng. Ngoài ra, họ còn tìm vỏ cây nghiến đỏ, mùn cưa, cây thung... để tạo mùi.
Nghề làm hương ở Phja Thắp đã được nối tiếp qua nhiều thế hệ. |
Theo quan niệm của người Nùng An, nghề làm hương không chỉ là nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc, mà nó còn gắn liền với tục thắp hương của người Việt và trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Nhờ sự chỉn chu trong từng khâu đoạn, các sản phẩm hương tại Phja Thắp đều có chất lượng tốt, được phân phối tại khắp các chợ phiên trong tỉnh.
Còn mãi lưu giữ
Trong số các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Quảng Uyên không thể không kể đến nghề làm ngói máng của người Nùng An ở xã Tự Do gồm 3 xóm Lũng Rì, Lũng Các và Kéo Rỏn. Đáng chú ý, sản phẩm ngói máng Tự Do nổi tiếng vừa bền vừa đẹp, vì vậy ngói được tiêu thụ khắp các huyện trong tỉnh. Theo những thợ thủ công ở xã Tự Do, Để làm ra được viên ngói, người dân phải lấy được 3 loại đất đào sâu hơn chục mét gồm: Đất đen, đất đỏ, đất sét về trộn với nhau.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người dân Phúc Sen đã cải tiến một số khâu sản xuất để giảm sức lao động như: Sử dụng máy dập thay cho quai búa, máy mài, máy tạo khuân.. Tuy nhiên, những công đoạn quan trọng nhất vẫn phải làm thủ công. Chính sự cẩn trọng và chỉn chu với nghề, thương hiệu làng rèn đang ngày một lan tỏa. hoặc có thể nói, nghề rèn đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân Phúc Sen, góp phần quan trọng tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở xã. |
Thứ nguyên liệu này được hòa với nhau theo một tỷ lệ nhất định rồi cho trâu giẫm, nhào 3 - 4 ngày. Chỉ sau quá trình nhào nặn công phu này thì đất mới quyện và mới có thể lên khuôn làm ngói. Nếu chỉ như vậy thì không đủ để “thấm” sự vất vả của thợ làm ngói, được biết ngói sau khi lên khuôn phải đem vào lò nung 4 - 5 ngày nữa mới thành phẩm. Viên ngói đẹp, bền phải có màu đỏ, không cong, vênh.
Từ những làng nghề truyền thống nơi đây có thể thấy, các sản phẩm làm ra không chỉ tạo được dấu ấn bởi sản phẩm tinh xảo được kết tinh từ đôi bàn tay khéo léo của người thợ bản địa, mà qua quá trình lao động, thứ đúc kết ra chính là tinh thần đoàn kết cộng đồng. Nhờ nghề, những người dân bản địa Nùng An của đất Quảng Uyên đã cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách để gìn giữ nghề của cha ông mình, cũng là gìn giữ nét văn hóa truyền thống riêng của họ.
Khách quan nhìn nhận, bên cạnh một số nghề thủ công truyền thống như rèn nông cụ, làm hương, làm ngói máng, đan lát, dệt vải chàm, làm giấy dó… của đồng bào vẫn được trao truyền đến ngày nay, có nhiều nghề truyền thống khác ở Cao Bằng đang bị mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất, do không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất hàng loạt trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngay cả như nghề làm ngói máng ở Tự Do, dù phát triển và vươn mạnh mẽ khắp trong tỉnh song thực tế ngói máng cũng phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm phibrô xi măng, tôn nội, ngoại trên thị trường. Còn ở làng rèn Phúc Sen, theo cụ Lương Văn Vảng - một thợ rèn giàu kinh nghiệm cho biết, Người dân Phúc Sen rất kỹ tính trong việc lựa chọn nguyên liệu để rèn đúc. Họ thường chọn mua những lá nhíp ô tô cũ để làm dao, cuốc, nông cụ. Vì thế, những sản phẩm làm ra thường sắc bén, có độ bền cao.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người dân Phúc Sen đã cải tiến một số khâu sản xuất để giảm sức lao động như: Sử dụng máy dập thay cho quai búa, máy mài, máy tạo khuân.. Tuy nhiên, những công đoạn quan trọng nhất vẫn phải làm thủ công. Chính sự cẩn trọng và chỉn chu với nghề, thương hiệu làng rèn đang ngày một lan tỏa. hoặc có thể nói, nghề rèn đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân Phúc Sen, góp phần quan trọng tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở xã. Đồng thời, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc qua nghề rèn truyền thống ở nơi đây cũng tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách khi đến thăm Cao Bằng.
Mong rằng, trong tương lai không xa, những nghề và làng nghề ở Quảng Uyên được gìn giữ và phát triển thành những thương hiệu hàng hóa, mở rộng sản xuất, phát triển thị trường, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của đồng bào các dân tộc.
Đinh Luyện – Nông Vĩnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Tin mới 05/11/2024 20:56
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Tin mới 05/11/2024 14:50
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38