Làng Chuông và những trăn trở bảo tồn nghề làm nón truyền thống
Phúc Thọ: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động hướng tới xây dựng nông thôn mới | |
Độc đáo làng nghề mây tre đan Phú Vinh |
Một làng nghề cổ.
Dọc theo quốc lộ 21B chúng tôi tìm về làng Chuông, ngôi làng nổi tiếng với nghề làm nón hàng trăm năm tuổi. Vào tới làng, không khó để bắt gặp những hình ảnh quen thuộc, những chiếc lá được đem phơi hai bên sườn đê sông Đáy, người dân tụ tập cùng nhau làm nón ở đình làng hay trong các căn nhà.
Theo các cụ cao niên trong làng, nghề nón của làng có từ lâu lắm rồi, thế hệ trước truyền sang thế hệ sau, cứ vậy những bàn tay tỉ mỉ, khéo léo của người dân, cùng nhau làm ra những chiếc nón lá đẹp. Nguyên liệu chính để làm ra nón là lá Lụi, được mua từ các vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,... trải qua nhiều công đoạn như vò với cát, phơi lá khô rồi duỗi cho thẳng ra,… mới có thể sử dụng được.
|
Theo những người thợ làm nón lâu năm, làm nón có nhiều khâu, nhưng khó nhất là khâu quay nón, khâu quyết định thẩm mỹ của chiếc nón. Khâu này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, cẩn thận, tỉ mỉ thì chiếc nón mới phẳng, khi quay nón người thợ phải khéo léo để không làm hở chóp, lá được xếp đều nhau tránh bị cộm.
Chẳng những vậy, người thợ phải biết cách chọn lá thật trắng, không rách, lá được là thật phẳng, không để ngả màu. Tre, nứa làm vành được vót tròn, đều và khi khâu không làm đứt cước. Đặc biệt, mũi khâu yêu cầu phải ngắn, lỗ nhỏ thì chiếc nón mới tròn, khít, mịn từ mép lá đến đường khâu.
Cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc khi khâu được dấu kín và khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy đều tăm tắp những mũi khâu. Những công đoạn tỉ mỉ, bàn tay tài hoa đó cũng là nét riêng biệt của nón làng Chuông so với nón lá ở các làng nghề khác.
Vừa đan nón, móm mém nhai trầu, vừa nhớ lại thời làm nón hưng thịnh của làng, bà Lê Thị Quý cho biết: Khoảng vài chục năm về trước, ở làng nhà nhà làm nón, người già, người trẻ thi nhau đan nón. Ngày ấy, đan nón truyền thống là nghề chính của người dân trong làng. Người già chỉ dạy lớp trẻ học nghề, cả làng khi nào cũng đông vui tấp nập.
Trăn trở để bảo tồn nghề truyền thống
Là một vùng thuần nông, nghề làm nón lá truyền thống của làng Chuông từng tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động, đặc biệt là phụ nữ. Trải qua những thăng trầm của nghề, nhiều người thợ làm nón ngày nay luôn trăn trở tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm nón lá với niềm hy vọng có thể trụ lại, gìn giữ nghề của cha ông.
Theo người dân trong làng, điểm khác biệt giữa nghề nón thời xưa và nay, nghề làm nón trước kia hưng thịnh, phát triển lắm. Đã có những lần, nón lá của làng được chọn làm quà biếu dâng cung tặng cho hoàng hậu, công chúa. Thời đó, cả làng cùng làm nón với đủ loại khác nhau như: nón ba tầm cho các cô gái, nón nhô, nón chóp,...
|
Nhưng ngày nay, với sự phát triển mạnh của đô thị hóa, làm nón là một ngành nghề thủ công, cần nhiều công đoạn cầu kỳ, tốn nhiều công sức lao động. Nghề đòi hỏi người làm phải khéo léo, tỉ mỉ và kiên nhẫn. Tuy mất nhiều thời gian, công sức mới làm ra được một chiếc nón nhưng thu nhập của người dân không cao.
Đặc biệt, những năm gần đây, ở Thanh Oai xuất hiện thêm nhiều làng nghề mới như: làng Lồng chim, làng cơ khí, nghề làm miến,...những nghề này đem lại thu nhập cao hơn so với làm nón nên nhiều hộ gia đình chuyển sang các ngành nghề mới. Từ đó, nghề nón của làng phai nhạt dần, các hộ gia đình còn trụ lại với nghề ngày càng ít, số lượng nón được làm ra cũng giảm nhiều so với trước.
Làm được một chiếc nón đã khó và việc tiêu thụ sản phẩm lại càng khó hơn. Ngày nay, nhu cầu sử dụng nón không nhiều như trước nên giá thành sản phẩm của nón lá cũng rẻ hơn trước. Nhiều vùng miền khác cũng làm nón nên nón làng Chuông đứng trước thách thức cạnh tranh với các loại nón lá khác trên thị trường. Với mức thu nhập quá ít từ việc làm nón nên người dân nơi đây nhiều hộ đã bỏ nghề.
Chị Lê Thị Giang, người làm nón nhiều năm trong làng cho biết: “Trung bình một người chỉ làm ra một sản phẩm nón trong một ngày. Giá của một chiếc nón lá thường dao động từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng, tùy vào từng sản phẩm. Ngày nay có nhiều công việc khác thu nhập cao hơn người dân có thể chọn lựa mà không nhất thiết phải làm nón. Nghề này từ thời tổ tiên tôi truyền lại nên thu nhập dù có ít tôi cũng phải giữ nghề, chỉ lo lớp trẻ sau này chẳng còn ai học nghề để mà gìn giữ”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10