Lan toả triết lý để Hà Nội như một tuyệt tác tập thể

(LĐTĐ) Ngày 24/2, Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống đã tổ chức tọa đàm "Thành phố như một tuyệt tác tập thể" để chia sẻ triết lý và cách thức để các cá nhân, tập thể có thể tham gia vào kiến tạo lên Thành phố một cách sáng tạo và hiệu quả.
Kiến tạo không gian công cộng: Vì một Hà Nội đáng sống Khơi dậy những nét đẹp bình dị của người Hà Nội

Nhà lý thuyết xã hội Marxist, Henri Lefebvre trong cuốn sách Right to the City, được viết năm 1968, tạm dịch là "quyền đối với thành phố" đã đưa ra quan điểm: Thành phố là một sản phẩm hay là một tuyệt tác tập thể mà tất cả các công dân trong thành phố đều tham gia vào việc tạo nên nó. Theo Lefebvre, trái với nông thôn, thành phố bản thân nó đã mang tính công cộng và các không gian luôn có sự trao đổi và tương tác xã hội của những người lạ.

Quan điểm của Lefebvre đã trở thành triết lý nhân văn và ngày càng phổ biến trên thế giới, tạo ra sức lan toả mạnh mẽ như một lời kêu gọi các tổ chức xã hội, cư dân ở các thành phố cùng nhận thức lại quyền và vai trò của mình đối với môi trường thành phố mà họ đang sống.

Dù là nhà quy hoạch, nghệ sĩ hay người bán hàng rong thì họ cũng đang tham gia vào kiến tạo lên thành phố. Nói cách khác, nếu các cá nhân chủ động và có quyền tham gia đóng góp vào xây dựng thành phố thì thành phố sẽ có cơ hội trở thành nơi đáng sống cho tất cả mọi người.

Lan toả triết lý để Hà Nội như một tuyệt tác tập thể
Người dân tham gia cải tạo cảnh quan và trồng cây xanh tại bờ vở Sông Hồng.

Tại Tọa đàm "Thành phố như một tuyệt tác tập thể", một số sáng kiến cộng đồng được triển khai bởi các cá nhân và tổ chức xã hội thuộc mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống đã được chia sẻ.

Đó là, dự án photovoice với người lao động di cư chia sẻ về cách tiếp cận giúp người nhập cư, bán hàng rong, lao động phổ thông kể về quan hệ của họ với Hà Nội. Người lao động di cư đống góp vào sự phát triển của thành phố ở mọi khía cạnh. Tuy nhiên, có một thực tế là họ là nhóm yếu thế, bị thiệt thòi về nhiều mặt.

Những người lao động di cư tham gia dự án này đã kể những câu chuyện của riêng mình qua những tấm hình mà họ chụp trên đường đi làm, đi học. Các bức ảnh được chụp tự do nhưng đã cho thấy sự kết nối liên tục, hàng ngày qua công việc, lao động của những người lao động di cư đối với Hà Nội, thành phố mà họ đang sống, đồng thời phản ánh những góc nhìn vô cùng thú vị và cả mong muốn của người lao động di cư về không gian công cộng, môi trường xã hội, thiên nhiên của Thành phố.

Toạ đàm cũng nghe chia sẻ về dự án cải tạo bãi rác thành sân chơi tổ 16 Phúc Tân nói về việc xây dựng tính sở hữu của cộng đồng với không gian công cộng. Cách đây hơn 1 năm, Vì một Hà Nội đáng sống cùng người dân Tổ 16, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm đã rộn ràng khánh thành không gian công cộng đa chức năng ở bờ vở sông Hồng. Từ một góc nhỏ ven sông đầy rác thải, khu vực này đã được cải tạo thành một nơi đáng sống với khu vui chơi cho trẻ em, tập thể dục cho người lớn, địa điểm thông thoáng trong lành để hội họp cộng đồng, không gian sạch sẽ cho những người phụ nữ di cư luộc ngô khoai sắn.

Dự án này có thể coi là viên gạch đầu tiên, tạo thêm niềm tin và động lực cho Vì một Hà Nội đáng sống tiếp tục các dự án cải tạo môi trường ở khu vực bờ vở sông Hồng, mà thành quả mới nhất là khánh thành không gian ở ngách 43/32 Bạch Đằng, phường Chương Dương, chỉ cách không gian Phúc Tân chưa đầy 2km. Dự án cải tạo cảnh quan và trồng cây xanh tại bờ vở Sông Hồng cũng đã chia sẻ về cách tạo dựng một nền tảng để các bên như nhà nước, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội chung tay vì mục đích chung.

Giờ đây, người dân ở phường Chương Dương và phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm đã được vui chơi, tập thể dục, sinh hoạt cộng đồng ở một không gian công cộng mới. Nơi mà trước đây từng là một bãi rác ô nhiễm môi trường nhưng đã được cải tạo thành công thành một không gian đáng sống, vừa có khu vui chơi lại có vườn cây tại Hà Nội.

Đánh giá về các dự án, sáng kiến cộng đồng thuộc Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống, PGS.TS Phạm Quỳnh Phương - Khoa các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS.TS. Phạm Thúy Loan - Viện Kiến trúc Quốc gia, Bộ Xây dựng đánh giá cao các dự án trên đều vì mục đích con người và phát triển Thành phố.

Khi người dân, các nhà hoạt động xã hội và các nhà quản lý đều chung tay tham gia vào kiến tạo lên thành phố một cách sáng tạo và hiệu quả. Đó cũng chính là lúc Hà Nội bao chứa được tất cả mọi người và mọi người đều thấy Hà Nội đón nhận mình, đó là khi Hà Nội thực sự là một thành phố đáng sống. Đây cũng chính là mục đích của những người tham gia diễn đàn Vì một Hà Nội đáng sống.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động