Lan tỏa những tấm gương người khiếm thị “tàn nhưng không phế”
Nhân kỷ niệm 65 năm Bác Hồ đến thăm trường Thương binh bỏng mắt, 52 năm thành lập Hội Người mù Việt Nam, 41 năm ngày Người khuyết tật Việt Nam, ngày 15/4, Cụm thi đua số 2, Hội Người mù thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tọa đàm “Những tấm gương người khiếm thị tàn nhưng không phế”.
Ông Nguyễn Tiến Thành – Chủ tịch Hội Người mù quận Thanh Xuân, Cụm trưởng Cụm thi đua số 2 phát biểu tại hội nghị |
Phát biểu khai mạc chương trình, ông Nguyễn Tiến Thành – Chủ tịch Hội Người mù quận Thanh Xuân, Cụm trưởng Cụm thi đua số 2 cho biết, lời dạy “tàn nhưng không phế” của Bác Hồ đã trở thành kim chỉ nam, là ánh sáng soi đường cho những người khiếm thị nói chung và người khiếm thị Cụm thi đua số 2 nói riêng trên chặng đường hoà nhập cộng đồng.
Trong nhiều năm qua, các cán bộ, hội viên của Cụm thi đua số 2 đã luôn nỗ lực thực hiện, áp dụng lời dạy của Bác vào các hoạt động học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều cá nhân, tập thể đã trở thành những tấm gương tiêu biểu, là những bông hoa đẹp tỏa ngát hương trong vườn hoa cộng đồng người khiếm thị Thủ đô.
Tại chương trình, những tấm gương người khiếm thị thực hiện tốt lời dạy “tàn nhưng không phế” của Bác Hồ, gồm: Nguyên Chủ tịch Hội Người mù quận Tây Hồ Nguyễn Gia Đông; Phó Chủ tịch Hội Người mù quận Cầu Giấy Nguyễn Văn Đức và hội viên Hội Người mù quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Phương Anh, đã chia sẻ về quá trình vượt qua khó khăn của bản thân, vươn lên để hòa nhập với cộng đồng và góp ích cho gia đình, xã hội.
Nguyên Chủ tịch Hội Người mù quận Tây Hồ Nguyễn Gia Đông chia sẻ, trong quá trình tham gia chiến tranh, ông bị thương và được đưa về trường Thương binh bỏng mắt. Tại đây, ông đã được nghe lời căn dặn vô cùng ý nghĩa của Bác Hồ “Tùy theo sức của mình, học lấy một nghề để tiếp tục phục vụ nhân dân, tiếp tục giữ vững danh hiệu người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận mới. Như vậy, các chú tàn nhưng không phế”.
Những tấm gương người khiếm thị thực hiện tốt lời dạy “tàn nhưng không phế” của Bác Hồ chia sẻ tại chương trình. |
Lời dạy của Bác Hồ chính là nguồn động viên to lớn để ông cùng với những người thương binh khác vượt lên khó khăn, thách thức để hòa nhập với cộng đồng, tích cực tham gia lao động sản xuất để góp ích cho gia đình, xã hội. Trong thời gian làm Chủ tịch Hội Người mù quận Tây Hồ, ông đã lan tỏa tinh thần lời dạy của Bác Hồ “tàn nhưng không phế” đến đông đảo cán bộ, hội viên của Hội, giúp họ tự tin hơn và chủ động, tích cực học chữ nổi, học nghề để hòa nhập với cộng đồng, xã hội và đoàn kết, chung sức xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển.
Còn với Phó Chủ tịch Hội Người mù quận Cầu Giấy Nguyễn Văn Đức, anh không may mắn khi cùng một lúc mất đi cả đôi mắt và đôi bàn tay. Nhưng với tâm niệm “khả năng của con người là vô hạn” cùng suy nghĩ “khi chúng ta có ý chí không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội thì chúng ta sẽ cố gắng vươn lên”. Từ đó, anh đã bắt đầu làm từ những việc nhỏ đến những việc lớn hơn để chạm tới thành công.
Qua chương trình, anh Đức đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc: “Người khuyết tật luôn mong muốn được xã hội đánh giá đúng khả năng của mình và hãy để người khuyết tật tiến cùng xã hội”.
Chia sẻ tại chương trình, cô gái trẻ Nguyễn Phương Anh, hội viên Hội Người mù quận Bắc Từ Liêm cho biết, bản thân cô hiểu rằng, người khiếm thị có những hạn chế nhất định nhưng nếu luôn cố gắng hết mình, luôn lấy lời Bác dạy “tàn nhưng không phế” làm động lực phấn đấu thì chắc chắn sẽ trở thành người có ích cho xã hội.
Với suy nghĩ đó, từ một cô bé nhút nhát, thiếu tự tin, Phương Anh đã dần hòa nhập với cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tạo việc làm cho người khiếm thị và trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng người khiếm thị Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
Cộng đồng 24/10/2024 19:39