Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong công nhân lao động:

Làm sao để nhân rộng?

(LĐTĐ) Việc người tiêu dùng, trong đó có đối tượng công nhân lao động tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số trước nay rất thấp, thậm chí khó khả thi. Trong khi cuộc vận động người dân thanh toán không dùng tiền mặt đang gặp nhiều trở ngại thì đối tượng công nhân lao động càng là bài toán khó trong việc vận động thay đổi tư duy tiêu dùng hiện đại.
Hà Nội thí điểm thanh toán điện tử không dùng tiền mặt với hệ thống dịch vụ công trực tuyến
Cơ hội "vàng" đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt và cuộc chạy nước rút

Từ thay đổi tư duy người tiêu dùng….

Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, nó sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn. Đây là những nỗ lực không thể phủ nhận của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt thời gian qua, song dường như tốc độ phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa được như mong muốn.

Ông Lê Thành Trung – Phó Tổng Giám đốc HDBank nhận định, tỉ lệ thanh toán online, không dùng tiền mặt chưa cao do tâm lý e ngại của người dùng. Theo ông Trung, nhà cung cấp, đơn vị trung gian thanh toán, ngân hàng, dịch vụ thanh toán đều đã sẵn sàng cho thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên rào cản gặp phải là từ phía người tiêu dùng.

2619 0238 app hdbank 2
Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia tài chính, thay đổi thói quen và nhận thức của người dân trong việc nhìn nhận tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Ở các quốc gia phát triển, thói quen tiêu dùng của dân chúng là thanh toán qua ngân hàng, mỗi công dân đều có tài khoản cá nhân trên ngân hàng, vì vậy việc phát triển dịch vụ thanh toán của ngân hàng rất dễ dàng.

Trong khi đó, ở các quốc gia kém phát triển hoặc đang phát triển, trình độ dân trí còn hạn chế, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu, bén rễ vào tiềm thức của dân chúng, cho nên việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho việc thanh toán không dùng tiền mặt chưa phải thuận tiện, đáp ứng được lợi ích và nhu cầu cho mọi đối tượng người tiêu dùng.

Tại Hà Nội, với hơn 140.000 công nhân lao động sinh sống và làm việc tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn cho thấy tiềm năng khách hàng lớn để phát triển ngân hàng số đang bị bỏ ngỏ.

Khảo sát trên diễn đàn mạng xã hội, nhiều công nhân lao động ở các khu công nghiệp chia sẻ rằng, họ đã sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid -19 và nhận thấy, đây là phương thức thanh toán giúp tiết kiệm chi phí đi lại, máy in, nhân sự. Tuy nhiên, thực tế do trình độ hạn chế, tâm lý e ngại với các ứng dụng công nghệ thông tin; điều kiện làm việc theo ca, ít có thời gian giải trí, mua sắm, nên hầu như công nhân lao động rất ngại đi lại tới địa điểm giao dịch ngân hàng hoặc các điểm mua sắm hiện đại.

Dù được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, nhưng đến nay việc thanh toán không dùng tiền mặt trong thực tế tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư dường như vẫn chưa có nhiều biến chuyển. Các cây ATM trở thành “điểm” trả lương thay cho các đơn vị, doanh nghiệp. Tiền lương được trả vào tài khoản thay vì được giữ nguyên để thanh toán các khoản dịch vụ và chi tiêu sinh hoạt thì gần như ngay sau ngày trả lương đã được chủ tài khoản rút hết để chi tiêu.

Với máy POS, thực chất là máy quẹt thẻ để phục vụ cho việc thanh toán các chi phí mua bán tại điểm kinh doanh hay các chi phí dịch vụ khác, theo phản ánh của một số ngân hàng, dù số máy POS đã được trang bị thêm với số lượng khá nhiều nhưng số máy có phát sinh doanh số giao dịch hiện nay của các ngân hàng chỉ chiếm rất thấp.

Từ thực tiễn đó, nhiều gợi ý được đưa ra rằng, các ngân hàng cần ứng dụng công nghệ, phát triển các dịch vụ phù hợp với người tiêu dùng. Hiện người dân đã sử dụng điện thoại Smartphone nhưng mới chỉ để nghe gọi, lướt Facebook, chat Zalo, duyệt Web, vì thế, ngân hàng không cần đầu tư quá nhiều vào ATM, POS mà nên tăng cường giao dịch qua Internet banking, mobile banking, QR Code…

...Đến tiện ích khi sử dụng dịch vụ

Với vai trò là doanh nghiệp chủ lực trong phát triển vận tải hành khách công cộng tại Thủ đô, những năm qua Tổng công ty Vận tải Hà Nội - Transerco đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ điện tử thông tin trong dịch vụ xe buýt như ra mắt ứng dụng timbus, làm thẻ, bán tem vé tháng trực tuyến, giao vé tháng tại “nhà” cho khách hàng, thí điểm thẻ vé điện tử …

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về định hướng phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng hóa và dịch vụ, Transerco đã phối hợp cùng Công ty CP giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPay) nghiên cứu ứng dụng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cho dịch vụ xe buýt của Hà Nội.

Đầu tiên là triển khai phương thức thanh toán bằng mã VNPayQR khi mua vé tháng xe buýt tại các điểm dịch vụ vé tháng của Transerco. Sau đó, triển khai phương thức thanh toán không tiền mặt bằng mã VNPayQR cho hành khách mua vé lượt trên các tuyến xe buýt chất lượng cao đi Sân bay Nội Bài 68, 86 và tuyến buýt nhanh BRT 01.

Theo đại diện Transerco hình thức thanh toán không tiền mặt qua VNPayQR khi mua vé tháng, vé lượt xe buýt được khách hàng đón nhận hết sức tích cực và đánh giá cao vì sự tiện lợi, sử dụng thuận tiện nhanh chóng, đặc biệt là giảm sự bất tiện trong việc chuẩn bị tiền lẻ khi đi xe buýt cho hành khách. Ngoài ra, khách hàng có thể nhận được những chương trình ưu đãi từ VNPay như được chiết khấu 20% giá trị hóa đơn khi nhập mã giảm giá “VNPayBus”…

Với các tổ chức tín dụng cũng bước vào cuộc cạnh tranh ngân hàng số với việc triển khai nhiều dịch vụ, sản phẩm online, không dùng tiền mặt. Điển hình như HDBank đã xây dựng các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, xây dựng và phát triển các sản phẩm thẻ tín dụng phù hợp với “khẩu vị” của từng nhóm khách hàng khác nhau.

Bên cạnh đó ngân hàng đang bắt đầu hướng chính sách tín dụng thẻ đến những chương trình có tính chất xã hội như chăm sóc người có thu nhập thấp, cán bộ viên chức nhà nước, chăm sóc sức khỏe cộng đồng…Bên cạnh đó, HDBank cũng đa dạng hóa kênh thanh toán nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng, ngoài thanh toán thẻ còn có thanh toán online, không chạm, mobile banking. Nhưng quan trọng nữa là trung gian thanh toán, nhà cung cấp phối hợp đưa chương trình khuyến mãi, có lợi.

Để giải quyết việc này, HDBank kết hợp với Vietjet Air, Saigon Co.op tạo nên hệ sinh thái lớn để khách hàng thanh toán online vừa tiện, vừa lợi. Ngoài ra, HDBank cũng củng cố, giúp thông tin khách hàng an toàn nhất. HDBank cũng vừa ra mắt app HDBank có đầy đủ chức năng của mô hình ngân hàng số hiện đại như: Trợ lý ảo (chatbot) hỗ trợ trực tuyến, hướng dẫn khách hàng giao dịch thông qua giọng nói hoặc từ khóa; Chức năng QR Pay hỗ trợ thanh toán; tiết kiệm online; mở rộng khai thác thêm nhiều tiện ích cho khách hàng khi thanh toán hóa đơn, đặt vé máy bay,… Đặc biệt bảo mật hiện đại cho phép đăng nhập ứng dụng bằng sinh trắc học như dấu vân tay, nhận diện khuôn mặt; xác thực bằng Smart OTP.

Theo ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc số hóa, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin VietinBank: “Một trong những việc mà VietinBank thúc đẩy không dùng tiền mặt đó là dịch vụ thanh toán viện phí. Chúng tôi cung cấp một loại thẻ khám bệnh vừa là thẻ bệnh viện vừa là thẻ thanh toán, giúp cho người dân chi trả ngay lập tức khi khám bệnh, tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ thanh toán, chờ khám bệnh, giúp giảm tải và tiết kiệm nhân sự cho bệnh viện.

Đối với những người nhập viện mà không có thẻ của VietinBank, VietinBank phối hợp với bệnh viện phát hành loại thẻ sử dụng ngay lúc đó có chức năng vừa là thẻ bệnh nhân của bệnh viện vừa có chức năng thanh toán viện phí”.

Khi thanh toán các dịch vụ công như viện phí, học phí mà không dùng tiền mặt, người tiêu dùng sẽ được cung cấp các hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi thông qua các phương tiện thanh toán như thẻ, ứng dụng internet banking, Ví điện tử,… Một điểm quan trọng khác là giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng tiền mặt để thanh toán.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.
Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4, UBND và Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’’.
Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ngành Xây dựng Hà Nội chào mừng Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024, sáng 26/4, Sở Xây dựng Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội khỏe trong CNVCLĐ ngành Xây dựng năm 2024.
Huyện Mỹ Đức phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Huyện Mỹ Đức phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân; Hội khỏe công nhân viên chức lao động huyện.

Tin khác

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
Xem thêm
Phiên bản di động