Làm sạch không gian mạng là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và người dân
Nghị định 06 (sửa đổi): Nhất thể trong quản lý nội dung trên không gian mạng Dữ liệu cá nhân của 2/3 dân số nước ta đang bị chia sẻ trên mạng |
Sáng 10/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Công an. Trước hiện tượng thông qua các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch đăng tải nhiều thông tin bịa đặt, không chính xác, cũng như các hành vi phát tán các video phản cảm, độc hại trên mạng internet, một số đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Tô Lâm.
Thông tin xấu, độc gây hoang mang
Đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên (Đoàn Long An) cho biết, hiện nay thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, các thế lực thù địch đăng tải nhiều thông tin bịa đặt, mạo danh các cơ quan nhà nước, các cá nhân lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tung tin những nội dung không đúng sự thật, chưa được kiểm duyệt, gây hoang mang trong Đảng viên và quần chúng nhân dân.
Nguy hiểm hơn, các đối tượng này còn cắt ghép logo, nhãn hiệu thể hiện như một bản tin thời sự của các đài truyền hình, gây ra sự hiểu nhầm cho người xem.
Bộ trưởng Tô Lâm trả lời chất vấn (Ảnh: Quốc hội) |
Thời gian qua, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các biện pháp đấu tranh, xử lý các loại tội phạm này, tuy nhiên tình hình vẫn diễn biến phức tạp, gây hoang mang tâm lý cho người dân. Từ thực tế này, đại biểu Đoàn Long An đề nghị, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết những giải pháp để tăng cường đấu tranh, ngăn chặn và xử lý hiệu quả đối tượng tội phạm này, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng?
Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội đáng báo động và đang diễn biến rất phức tạp, theo chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận xã hội.
Để ngăn chặn, xử lý, Bộ Công an đã chủ động triển khai một số giải pháp. Cụ thể, chủ động rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng internet, mạng xã hội, báo chí.
Đồng thời, rà soát, phát hiện, đấu tranh, xử lý, xử phạt nghiêm minh với những hành vi cố tình đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật lên mạng xã hội, hành vi xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phá hoại quan hệ quốc tế của đất nướcvà tuyên truyền, cảnh báo dư luận.
Toàn cảnh phiên chất vấn. (Ảnh: Quốc hội) |
Lực lượng Công an cũng thực hiện các giải pháp ngăn chặn, gỡ bỏ, vô hiệu hóa thông tin xấu độc, tin giả, tin sai sự thật. Nghiên cứu áp dụng những giải pháp kỹ thuật mới về công nghệ thông tin và truyền thông, để phục vụ công tác nắm bắt, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý tin giả, tin sai sự thật, tán phát các video phản cảm, độc hại này.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền; chủ động kịp thời cung cấp rõ những thủ đoạn, tính chất nguy hại của thông tin xấu độc đối với xã hội; tuyên truyền nhằm trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin xấu, độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, vẫn có một số khó khăn vì có những đối tượng chỉ dựa vào thông tin giật gân, độc hại để đưa lên mạng, để làm sao có người đọc, từ đó hưởng tiền từ nhà mạng ở nước ngoài. Số lượng người đọc đông thì chúng có thu nhập hàng tháng từ những thông tin này, vì vậy, nếu chúng ta vào những trang mạng này thì sẽ giúp chúng nuôi sống những thông tin xấu độc.
Bộ Công an cũng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet quản lý chặt chẽ thông tin trên không gian mạng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam tuân thủ, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam trên lĩnh vực đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng.
Đưa giáo dục kỹ năng số vào nhà trường
Tham gia giải trình tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thông tin xấu độc hiện nay chủ yếu xuất hiện trên các nền tảng xuyên biên giới. Theo Bộ trưởng, hiện nay, một số nghị định về quản lý các nền tảng xuyên biên giới đã được sửa đổi và sẽ được ban hành trong quý III năm nay. Đây sẽ là hành lang pháp lý rất quan trọng để quản lý các nền tảng xuyên biên giới thực thi pháp luật tại Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tham gia trả lời tại phiên chất vấn. (Ảnh: Quốc hội) |
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các nền tảng như Facebook, Youtube đã nâng tỷ lệ đáp ứng yêu cầu của các cơ quan nhà nước từ dưới 20% năm 2018 lên 90 - 95% hiện nay.
Về giám sát không gian mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm an toàn không gian mạng quốc gia để phát hiện sớm các thông tin xấu độc, sai sự thật. Khả năng xử lý của Trung tâm này đã tăng từ 100 triệu tin/ngày lên thành 300 triệu tin/ngày. Từ năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã thành lập Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam để tiếp nhận các phản ánh của người dân về tin giả để xử lý.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, việc bóc gỡ các thông tin sai sự thật trên không gian mạng cũng như việc dọn rác trên không gian mạng là việc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương và mọi người dân. Bộ Thông tin và Truyền thông đang soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc các bộ, ngành, địa phương lên không gian mạng phát hiện, tiếp nhận và xử lý rác thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh, việc bóc gỡ thông tin xấu, độc không thể chỉ là việc của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an mà là của tất cả các bộ, ngành, địa phương, người dân để làm sạch không gian mạng. Bộ Công an và Thông tin Truyền thông có nhiệm vụ cung cấp công cụ, cơ chế tháo gỡ các tin sai sự thật, thanh, kiểm tra và xử lý hành chính vi phạm về đưa tin giả trên không gian mạng.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên (Đoàn Long An) chất vấn. (Ảnh: Quốc hội) |
Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, nhằm xây dựng các chuẩn mực về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, tuyên truyền về ý thức trách nhiệm phát ngôn trên mạng xã hội, về hậu quả có thể gây ra các tin sai sự thật về việc lên mạng xã hội. Thời gian tới, Bộ sẽ làm việc Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến Chính phủ để đưa giáo dục kỹ năng số vào nhà trường.
Sim rác hoàn toàn có thể ngăn chặn được
Trả lời chất vấn về vấn đề sim rác, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiến hành lọc sạch sim rác theo lộ trình và vấn đề về sim rác có thể ngăn chặn được.
Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2018 số sim rác chưa được khai báo đầy đủ thông tin là 26 triệu. Đến tháng 6/2022, số sim chưa được khai báo đầy đủ thông tin đã được cắt bỏ toàn bộ hệ thống, nhiều hệ thống kỹ thuật được áp dụng để loại bỏ sim rác.
Hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông đang chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông kết nối với cơ sở dữ liệu về dân cư, căn cước công dân gắn chíp để làm chính xác lại thông tin chủ thuê bao, lấy thông tin của dữ liệu dân cư, căn cước công dân làm thông tin gốc duy nhất, đã thực hiện được 1,5 triệu thuê bao.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49