Làm rõ các khoản bổ sung cần tính đóng bảo hiểm xã hội
BHXH Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin ý kiến đối với khoản bổ sung khi tính đóng BHXH, BHTN, BHYT.
Qua thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT tại một số đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH đã phát hiện ngoài mức lương tính đóng thì hàng tháng người lao động được hưởng khoản bổ sung gọi là “khoản bổ sung kế hoạch”. (Ảnh minh họa: B.D). |
Theo BHXH Việt Nam, qua thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT tại một số đơn vị sử dụng lao động, đã phát hiện ngoài mức lương tính đóng thì hàng tháng người lao động được hưởng khoản bổ sung gọi là “khoản bổ sung kế hoạch”. Khoản này không được đơn vị sử dụng lao động tính đóng BHXH, BHTN, BHYT.
Khoản bổ sung này được tính bằng (lương bổ sung kế hoạch x hệ số Khq). Trong đó, lương bổ sung kế hoạch được thỏa thuận với người lao động và ghi tại các tài liệu khi tuyển dụng như thư mời làm việc hoặc đề nghị ký hợp đồng lần đầu nhưng không ghi vào hợp đồng lao động. Hệ số "Khq" là hệ số hiệu quả thực hiện công việc được xếp loại, đánh giá theo quy chế làm việc, có mức cao nhất và thấp nhất (ở mức hoàn thành công việc Khq = 1).
Ví dụ, người lao động được thỏa thuận tại thư mời làm việc với mức tiền lương tháng kế hoạch là 22 triệu đồng. Tuy nhiên, hợp đồng lao động chỉ ghi mức lương theo chức danh công việc 4,75 triệu đồng và đóng BHXH, BHYT, BHTN theo mức lương này. Đối với khoản bổ sung 17,25 triệu đồng không ghi vào hợp đồng lao động nhưng hàng tháng được hưởng trên cơ sở đánh giá, xếp loại theo hệ số Khq.
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì khoản bổ sung này có tính chất thường xuyên hàng tháng, được xác định trước với người lao động ở mức tối thiểu (vì hệ số Khq có quy định mức thấp nhất) và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Tuy nhiên, đơn vị sử dụng lao động không ghi cụ thể khoản bổ sung này cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Để có cơ sở thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người lao động, BHXH Việt Nam đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho ý kiến đối với khoản bổ sung, mà đơn vị gọi là “khoản bổ sung kế hoạch” nêu trên có là khoản bổ sung phải tính đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định? Đồng thời, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có hướng dẫn để làm cơ sở tổ chức thực hiện đúng chính sách, pháp luật.
Trong dự thảo Luật BHXH sửa đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất đóng BHXH đầy đủ lương (bao gồm lương, phụ cấp lương, các khoản phụ cấp bổ sung khác theo quy định của pháp luật).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Chính sách 24/11/2024 14:37
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26