Làm cho Hà Nội thêm hào hoa
Lưu giữ vẻ đẹp Hà Nội qua từng nét ký họa | |
Hàng rong và một vẻ đẹp mơ hồ... có thực | |
Ngắm Hà Nội đẹp, độc, lạ qua lăng kính máy ảnh phim |
Hà Nội mang những nét khác biệt với những thành phố mới hiện đại trên thế giới. Vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội hiện hữu qua các công trình mang kiến trúc lịch sử, văn hóa lâu đời … Tuy nhiên, bên cạnh những kiến trúc truyền thống cổ xưa, những công trình kiến trúc Pháp nằm rải rác trên khắp Hà Nội cũng góp phần mang lại vẻ đẹp tổng thể cho Thủ đô.
Dù đã trải qua những thăng trầm lịch sử, từng bị thực dân Pháp đô hộ suốt trăm năm, nhưng cho đến nay, những người dân Hà Nội không thể phủ nhận rằng, phong cách kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc đã trở thành một phần của Hà Nội.
Trải qua gần 100 năm tồn tại, các công trình do người Pháp xây dựng phần lớn vẫn đang được sử dụng và là những điểm nhấn kiến trúc tiêu biểu của Thủ đô, tạo nên một diện mạo đô thị Hà Nội vừa cổ kính vừa hiện đại.
Trò chuyện với chúng tôi, kiến trúc sư, tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội, người đã dành gần như cả đời để nghiên cứu về kiến trúc đô thị, trong đó có kiến trúc Hà Nội cho rằng, kiến trúc Pháp là một trong những loại hình kiến trúc mang lại sự biến động lớn cho thủ đô Hà Nội.
Bắt đầu từ thời kỳ phong kiến, các kiến trúc đã thể hiện rất rõ ở công tác quy hoạch, tạo thành các phân khu chức năng cho Hà Nội như phân khu hành chính chính trị, tập trung ở Ba Đình, Hoàn Kiếm ngày nay; tạo ra những khu công nghiệp mới khai thác thuộc địa như các nhà máy, điển hình là nhà máy Trần Hưng Đạo, nhà máy Xe lửa Gia Lâm và một loạt nhà máy đã được di dời; tạo ra những khu ở hiện đại, phân cấp, điển hình như khu phố Pháp.
Cạnh đó, người Pháp cũng đã đưa không gian công cộng vào Hà Nội, cụ thể là các vườn hoa. Các vườn hoa này không chỉ mang yếu tố truyền thống mà còn kết hợp với yếu tố Châu Âu như bên cạnh có các tượng đài, quảng trường… chính yếu tố vườn hoa kết hợp với các quảng trường đã tạo ra cho Hà Nội một đặc thù về không gian công cộng.
Đại học Đông Dương cũ |
Ngoài ra, còn có các cấu trúc đô thị được phân chia thành những con phố lớn, phố nhỏ, chia ô bàn cờ, tổ chức các tuyến phố có nhịp điệu (như phố có ba biệt thự loại này, hai biệt thự loại kia… đan xen), đều là những kiến trúc thân thiện với con người với hệ thống cây xanh trải dài trên khắp thành phố.
“Người Pháp đã chủ trì xây dựng một số công trình kiến trúc, trong đó có những phong cách kiến trúc đa dạng. Khi Tổng thống Pháp sang đây đã phải công nhận hiếm đô thị nào trên thế giới giữ được các loại phong cách kiến trúc của Pháp một cách toàn vẹn như Hà Nội. Người Pháp đã đa dạng hóa cho Hà Nội những công trình kiến trúc để Hà Nội có một diện mạo tổng hòa của các yếu tố hiện đại trên thế giới, mỗi loại có một công trình cụ thể”, kiến trúc sư cho biết.
Phong cách kiến trúc Pháp có gì? Đó là điều mà nhiều người vẫn còn thắc mắc. Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm cho biết, Phong cách kiến trúc do người Pháp xây dựng có phong cách cổ điển Châu Âu, phong cách cổ điển và tân cổ điển Pháp, phong cách hiện đại của thế kỷ 20 do Pháp thiết kế, phong cách địa phương của Pháp như kiến trúc Angco, kiến trúc địa trung hải… và nổi trội nhất chính là phong cách kiến trúc hiện đại Châu Âu kết hợp yếu tố truyền thống của Việt Nam – hay còn gọi là phong cách kiến trúc Đông Dương.
Với phong cách cổ điển và tân cổ điển, có thể kể đến Bảo tàng Quân đội nhân dân ngày nay, công trình mang đậm dấu ấn về phong cách kiến thúc thời tiền thực dân, kiến trúc thuộc địa; Phủ Chủ tịch (trước là Phủ toàn quyền được xây dựng vào năm 1902) cũng là đặc trưng của phong cách cổ điển châu Âu được lưu giữ đến nay và là công trình điểm nhấn của Ba Đình; Nhà hát Lớn cũng là phong cách đặc trưng của kiến trúc cổ điển Châu Âu được xây dựng năm 1901; Nhà Thờ Lớn được xây năm 1884 để đưa một tôn giáo mới vào Việt Nam theo lối gô tích; Nhà khách chính phủ xây dựng năm 1918 theo phong cách cổ điển Pháp… Đặc biệt, một số công trình được những kiến trúc sư người Pháp thiết kế riêng với phong cách hiện đại của thế kỷ XIX, XX như Ngân hàng Nhà nước, Tòa án Nhân dân tối cao, Ga Hà Nội.
Cũng theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, đặc trưng nhất trong kiến trúc các công trình tại Hà Nội là biết kết hợp phong cách Á-Âu. Người Pháp đã nghiên cứu yếu tố khí hậu, yếu tố truyền thống của Việt Nam, đặc trưng vật liệu địa phương kết hợp với những kiến thức châu Âu hiện đại để dựng lên những công trình mà không có một đất nước nào trên thế giới có được kiến trúc này (như Bảo tàng lịch sử Việt Nam nằm trên phố Tràng Tiền ngày nay.
Đây là một công trình mang tính hiện đại của công nghệ nhưng vẫn dùng mái ngói, trong khi kiến trúc Pháp không có ngói); hay một số công trình khác như Trụ sở Bộ ngoại giao, Tổng cục thể thao, Nhà thờ cửa Bắc, Nhà thờ Hàm Long…
Ngày nay, những người dân sinh sống ở Thủ đô vẫn còn ngẩn ngơ với công trình Tòa nhà trụ sở Bộ Ngoại giao, hay còn gọi là tòa nhà 100 mái, nhìn ra quảng trường án ngữ trục phố Chu Văn An cắt hai đường chéo phố Điện Biên Phủ và Tôn Thất Đàm, phía sau nhìn ra không gian vườn - công viên lớn phố Bắc Sơn, ở giữa nối thẳng với quảng trường Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tòa nhà được xem là một trong những công trình có kiến trúc đẹp nhất ở Hà Nội. Công trình Trụ sở Bộ Ngoại giao là sự hòa quyện hài hòa kiến trúc bản địa và kiến trúc Pháp, lấy yếu tố trọng tâm là vườn và phố, kết hợp sự đối xứng các trụ với nhau. Kiến trúc này đã được xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia.
Nằm trên con phố Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Tòa nhà Đại học Đông dương (nay là Đại học Dược) là một công trình điển hình mang phong cách “Kiến trúc Đông Dương” kết hợp giữa kiến trúc kinh viện châu Âu với các thành phần và giải pháp kiến trúc bản địa được xây dựng ở Hà Nội.
Điểm nhấn của công trình là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói…
Những công trình kiến trúc châu Âu, kiến trúc Pháp, kiến trúc Đông Dương trong lòng Hà Nội trải qua hơn một thế kỷ giống như những bức tranh minh họa cho cuốn lịch sử trải dài của thủ đô, của đất nước.
Ẩn chứa trong lòng mỗi công trình kiến trúc không thiếu những máu xương đã đổ trong chiến tranh, nhưng chúng ta đều công nhận rằng, di sản không có lỗi, di sản tồn tại để gợi nhớ lịch sử. Chính vì thế, Hà Nội đã từ lâu nhận diện được tầm quan trọng của những công trình để có những biện pháp bảo vệ, bảo tồn và tu sửa, giúp chúng đứng vững và tồn tại lâu dài cùng với tổng thể kiến trúc hài hòa có một không hai của Hà Nội ngày nay.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40