Lạ lùng cách chia thừa kế của Toà án Nhân dân huyện Thanh Trì

Không đồng ý với phán quyết của Toà án Nhân dân huyện Thanh Trì là lấy phần đất ở và “xé” ngôi nhà 3 tầng do gia đình mình xây dựng hiện có 7 người đang sinh sống mấy chục năm chia cho 3 người em, bà Hạnh đã gửi đơn kháng cáo, mong toà phúc thẩm có phán quyết thấu tình, đạt lý hơn.
Tranh chấp đất đai thừa kế giữa anh em trong gia đình

Đòi chia thừa kế, 6 chị em đưa nhau ra tòa

Gửi đơn đến Báo Lao động Thủ đô, bà Nguyễn Thị Hạnh ở thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trình bày: Bố mẹ bà là cụ Nguyễn Văn Đàm và cụ Nguyễn Thị Vượng sinh được 6 người con chung là là bà Hạnh, bà Nguyễn Thị Huệ, bà Nguyễn Thị Nguyệt, bà Nguyễn Thị Ngân, bà Nguyễn Thị Tuyết và ông Nguyễn Trung Thành.

Đây là ngôi nhà 3 tầng mà 7 người gia đình bà Hạnh sinh sống
Ngôi nhà 3 tầng hiện nay 7 người gia đình bà Hạnh sinh sống.

Cụ Đàm và cụ Vượng có tài sản là thửa đất số 45, tờ bản đồ số 30, diện tích 176,2 m2 tại địa chỉ: số 17A khu Chợ, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thửa đất diện tích 156,9 m2 đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở số 10123012961 do UBND thành phố Hà Nội cấp đứng tên cụ Nguyễn Văn Đàm, còn 19,3 m2 là đất lấn ao chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo bà Hạnh, toàn thể gia đình bà sống tại thửa đất này từ năm 1976 đến nay và không có nhà, đất nào khác. Năm 2000 bà được bố mẹ cho một phần thửa đất = 60 m2 đất và lối đi tổng diện tích 12 m2 (là phần đất phía bên trong của thửa đất, phía bên ngoài mặt tiền giáp đường Tứ Hiệp, ông Thành xây ngôi nhà khoảng 45m2), nên cùng năm đó vợ chồng bà đã xây dựng một ngôi nhà 3 tầng trên diện tích hơn 30 m2 và căn bếp hơn 20 m2. Từ đó đến nay, vợ chồng, con cái và các cháu (7 người) đều đang cư trú ổn định tại ngôi nhà này.

Sau khi các bà Huệ, Nguyệt, Ngân, Tuyết đi lấy chồng, thì chỉ có bà Hạnh và em trai là ông Thành trực tiếp sống tại nhà, đất này. Năm 2001, vợ chồng bà Hạnh xây một ngôi nhà cấp 4 cho bố mẹ ở. Khi các cụ tuổi cao, sức yếu, bị tai biến nằm liệt một chỗ thì vợ chồng bà Hạnh là người trực tiếp chăm sóc, phụng dưỡng…

Cụ Đàm chết năm 2004; cụ Vượng chết năm 2012 không để lại di chúc nên năm 2021, bà Huệ khởi kiện chia thừa kế đối với di sản do các cụ để lại là toàn bộ diện tích đất tại thửa đất số 45, tờ bản đồ số 30 nói trên.

Ngày 31/5/2022, Tòa án Nhân dân huyện Thanh Trì đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, đại diện VKSND huyện Thanh Trì nêu quan điểm:

Thứ nhất, xác định di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn Đàm và cụ Nguyễn Thị Vượng là quyền sử dụng 143,8 m2 đất (đây là diện tích đất còn lại khi nhà nước lấy một phần để làm đường - PV) tại thửa đất số 45, tờ bản đồ số 30 tại số 8-10 đường Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

Thứ hai, mỗi m2 đất được định giá 100 000 000 đồng. 143,8 m2 = 14.380 000 000 đồng.

Thứ ba, hàng thừa kế gồm các bà Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Thị Tuyết và ông Nguyễn Trung Thành. Bà Hạnh và ông Thành có công sức duy trì, tôn tạo di sản do vậy, di sản thừa kế được chia làm 8 kỷ phần (kỷ phần thừa kế là phần thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, mà được chia theo quy định của pháp luật - PV), bà Hạnh và ông Thành mỗi người được thêm 1 kỷ phần. Giá trị một kỷ phần là 14 380 000 000 đồng: 8 = 1.797.500 000 đồng.

Thứ tư, bà Hạnh được hưởng 3 kỷ phần (một kỷ phần do bà Tuyết tự nguyện nhường lại). Ông Thành được hưởng 2 kỷ phần. Các bà Huệ, Nguyệt, Ngân mỗi người được hưởng 1 kỷ phần là 1.797 500 000 đồng. Chia cho bà Hạnh và ông Thành tiếp tục được quản lý sử dụng diện tích đất như hiện đang quản lý sử dụng và thanh toán bằng tiền mặt cho các hàng thừa kế tương đương với kỷ phần được hưởng.

Phán quyết “đẩy” 7 người gia đình bà Hạnh bơ vơ

Quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thanh Trì là vậy, nhưng Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa Lê Huyền Thu lại có phán quyết khác.

Về diện tích và giá trị mảnh đất toà án đồng quan điểm của Viện Kiểm sát. Tuy nhiên, diện tích mảnh đất trên, toà chia làm 7 kỷ phần (đại diện Viện Kiểm sát đề nghị chia 8 kỷ phần). Mỗi kỷ phần là 17,8 m2 tương ứng với 1.780 000 000 đồng. Bà Hạnh và ông Thành có công bảo tồn và tôn tạo di sản nên mỗi người được chia thêm ½ kỷ phần.

Đây là cái bếp 20m2 mà tòa chia cho 7 người gia đình bà Hạnh
Căn bếp 20m2 mà tòa chia cho 7 người gia đình bà Hạnh.

Như vậy bà Hạnh được hưởng 2,5 kỷ phần = 44,5 m2. Ông Thành được hưởng 1,5 kỷ phần = 26,7 m2. Các bà Huệ, Nguyệt, Ngân mỗi người được 1 kỷ phần = 17,8 m2 (tòa thống nhất cho 3 người gộp chung kỷ phần = 53,4m2), số đất còn lại khoảng 19m2 làm lối đi chung.

Diện tích đất mỗi thừa kế được hưởng rõ ràng như vậy, nhưng khi chia thì toà lại có phán quyết lạ lùng. Bà Hạnh được hưởng 2,5 kỷ phần = 44,5 m2 đất thì toà chỉ chia cho 36m2 (nơi có cái bếp cấp 4 của bà Hạnh). Khó hiểu hơn, phần đất có ngôi nhà 3 tầng mà vợ chồng mà Hạnh bỏ tiền xây dựng và 7 thành viên gia đình bà Hạnh đang sinh sống thì toà lại chia cho các bà Huệ, Ngân, Nguyệt (3 bà này phải trả cho bà Hạnh 113 593 740 đồng là giá trị của ngôi nhà). Với số tiền này, theo tính toán của nhiều người thì chưa đủ trả tiền nhân công xây dựng một ngôi nhà tương tự như vậy chứ chưa nói đến giá thành vật tư. Và với cách chia này thì đương nhiên 7 người trong gia đình bà Hạnh sẽ không còn nhà để ở.

Tại sao toà không chia theo cách cực kỳ đơn giản là cho bà Hạnh được hưởng phần đất có ngôi nhà 3 tầng mà gia đình bà Hạnh xây dựng và đang sinh sống (như quan điểm của Viện Kiểm sát), còn 3 bà Huệ, Ngân, Nguyệt sở hữu phần đất là cái bếp? Nếu chia như cách này thì gia đình bà Hạnh không mất nhà và 3 bà Huệ, Ngân, Nguyệt cũng không phải móc túi trả cho bà Hạnh 113 593 740 đồng là giá trị của ngôi nhà!?

Cũng theo phán quyết, ông Thành người được hưởng 1,5 kỷ phần = 26,7 m2 đã được toà chia cho… 45,4 m2 và toàn bộ tài sản trên đất gồm nhà 3 tầng, nhà tạm 1 tầng (ông Thành phải trả cho bà Hạnh 850 000 000 đồng và các bà Huệ, Ngân, Nguyệt mỗi bà 340 000 000 đồng là tiền mà toà chia đất cho ông Thành “lấn” vào đất của các bà này).

Các bà Huệ, Ngân, Nguyệt mỗi người được hưởng 1 kỷ phần nhưng gộp chung tổng là 53,4 m2 thì được toà chia cho 43,3 m2.

Sau phán quyết này, bà Hạnh cho biết: “Toà án Nhân dân huyện Thanh Trì đã xé lẻ ngôi nhà của tôi thành hai phần: một phần nhỏ ngôi nhà nằm trên phần đất chia cho tôi (là một đoạn tường nhà) và phần lớn ngôi nhà 3 tầng nằm trên phần đất chia cho các bà Huệ, Ngân, Nguyệt. Nếu thi hành đúng Bản án mà toà đã tuyên thì: để tạo lối đi vào phần đất được cắt giao cho tôi, sẽ phải cắt toàn bộ tường phía trước của ngôi nhà và tường trần phía bên tay phải của ngôi nhà. Phần nhà bị cắt còn lại nằm trên phần đất chia cho bà Huệ, Ngân, Nguyệt. Như vậy phá huỷ công năng và ngôi nhà hoàn toàn không còn giá trị sử dụng ban đầu. Đồng thời họ nhồi nhét 7 con người lớn, bé, già trẻ vào 20 m2 nhà bếp cấp 4 ẩm thấp, tối tăm. Do vậy tôi quyết đinh làm đơn kháng cáo bản án này”.

Dự kiến ngày 15/12 tới đây, Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội sẽ xử phiên phúc thẩm, một bản án thấu tình, đạt lý có đến được gia đình bà Hạnh từ phiên toà này không? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

Theo laodongvaphapluat.laodongthudo.vn

https://laodongvaphapluat.laodongthudo.vn/la-lung-cach-chia-thua-ke-cua-toa-an-nhan-dan-huyen-thanh-tri-2980.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Xem thêm
Phiên bản di động