Kỷ niệm 70 năm Trường đào tạo báo chí đầu tiên
Dấu ấn vẻ vang của nền báo chí nước nhà | |
70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - Tất cả để chiến thắng | |
Tổ chức kỷ niệm 140 năm ngày sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng cấp quốc gia |
Dự buổi lễ có các đồng chí: Thuận Hữu - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân; Nguyễn Đức Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.
Đặc biệt, tham dự lễ kỷ niệm còn có cựu học viên, nữ nhà báo Lý Thị Trung, nguyên Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô cùng đại diện gia đình các cựu học viên lớp học viết báo đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Khánh thành Bia di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. (Ảnh: Phạm Thảo) |
Tại buổi lễ, đồng chí Thuận Hữu - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân đã ôn lại những dấu mốc quan trọng của ngôi trường dạy làm báo cách mạng đầu tiên tại Việt Nam, đặt ở xã Tân Thái (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên).
Đồng chí Thuận Hữu - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Phạm Thảo) |
Đồng chí Thuận Hữu cho biết: 70 năm về trước, bên bờ sông Công và giữa núi rừng xã Tân Thái, huyện Đại Từ ATK Thái Nguyên đã diễn ra một sự kiện quan trọng do Tổng bộ Việt Minh tổ chức - Lễ khai giảng lớp đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Trường do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đặt tên và chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh tổ chức thực hiện. Ban Giám đốc trường được chỉ định thành lập gồm 5 người, trong đó ông Đỗ Đức Dục - Phó Bí thư Tổng bộ Việt Minh làm Giám đốc và ông Xuân Thủy làm Phó Giám đốc.
Do hoàn cảnh kháng chiến, trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng chỉ tổ chức được duy nhất một khóa học ngắn hạn. Học viên không đông, gồm 42 người, là cán bộ chính trị, quân sự, báo chí của cả nước gửi về nhưng 29 giảng viên tham gia giảng dạy đều là những đồng chí lãnh đạo giầu kinh nghiệm chính trị và phong phú lý luận, thực tiễn, là những nhà hoạt động văn hóa văn nghệ có tên tuổi như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu, Lê Quang Đạo, Tố Hữu, Nguyễn Thành Lê, Quang Đạm, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu, Nam Cao, Thế Lữ, Nguyễn Tuân …
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đại diện Hội Nhà báo Việt Nam đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Phạm Thảo) |
Ba tháng học đã giúp các học viên lĩnh hội một chương trình đồ sộ gồm cả lý thuyết, chuyên môn và thực hành. Lý thuyết có các bài như: Báo chí là gì? Điều kiện người viết báo?. Chuyên môn có: phóng sự, điều tra, phỏng vấn, xã luận, tiểu thuyết, thơ ca, tùy bút, nhạc, kịch, châm biếm, cách loan tin, viết tin, cấu tạo một tờ báo, tổ chức tòa soạn, phát hành, in báo. Thực hành là đi thực tế, viết bài và ra báo ở từng tổ. Các giảng viên đến lớp triển khai bài giảng theo từng chuyên đề: xã luận (Trường Chinh), viết tin chiến sự trên báo chí như thế nào (Võ Nguyên Giáp), lên trang (Trần Đình Thọ)…
“Có thể nói, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là điển hình của cách dạy và học nghiêm túc dù trong hoàn cảnh kháng chiến vô cùng khó khăn. 42 học viên và 29 giảng viên thực sự là những hạt nhân của báo chí cách mạng. Họ đã góp phần to lớn làm nên những trang sử vẻ vang của báo chí nước nhà suốt 70 năm qua” - đồng chí Thuận Hữu khẳng định.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đồng chí Vũ Hồng Bắc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các đồng chí lãnh đạo, đại diện các cơ quan báo chí trong cả nước và các thế hệ nhà báo qua các thời kỳ đã về với Thủ đô kháng chiến, chiến khu Việt Bắc năm xưa, để cùng nhau ôn lại truyền thống “ngôi trường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng”.
Các đại biểu tặng hoa lưu niệm cho các cựu học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. (Ảnh: Phạm Thảo) |
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết: Với bề dày về truyền thống cách mạng, lịch sử và văn hóa có 46 di tích cấp Quốc gia, trong đó có 5 di tích quốc gia ghi dấu ấn quan trọng của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng sẽ là một phần quan trọng trong tổng thể Quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Núi Cốc của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Với niềm tự hào là nơi ghi dấu nhiều mốc son lịch sử của dân tộc, lịch sử của báo chí cách mạng Việt Nam, bằng tình cảm và trách nhiệm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh mong được báo giới cả nước đồng hành, chia sẻ, cổ vũ, động viên tỉnh Thái Nguyên tiếp tục vững bước hơn nữa trên con đường hội nhập và phát triển.
Cũng tại lễ kỷ niệm, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Lễ khánh thành Bia di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia từ đại diện ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Đồng thời, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên cùng đại diện lãnh đạo huyện Đại Từ, xã Tân Thái đã làm lễ cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề Kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại “địa chỉ đỏ” nuôi dưỡng đam mê, trách nhiệm và tự hào của nghề làm báo nước ta.
Dưới đây là một số hình ảnh PV báo LĐTĐ ghi lại tại lễ kỷ niệm:
Tái hiện khung cảnh Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Phạm Thảo) |
Các đai biểu cắt băng khai mạc gian trưng bày chuyên đề “70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng". (Ảnh: Phạm Thảo) |
Các đai biểu thăm quan gian trưng bày chuyên đề “70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. (Ảnh Phạm Thảo) |
Những tài liệu, hiện vật ở gian trưng bày. (Ảnh Phạm Thảo) |
Các đai biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại Bia di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. (Ảnh: Phạm Thảo) |
Tiết mục văn nghệ chào mừng. (Ảnh: Phạm Thảo) |
Nhằm khắc ghi một sự kiện lịch sử gắn liền với một lớp nhà báo tiên phong trên mặt trận báo chí đã từng dành cả đời mình vì mục tiêu “Tất cả để chiến thắng”, góp sức làm nên truyền thống vẻ vang và sức sống của báo chí cách mạng nước ta, Hội Nhà báo Việt Nam đã dày công sưu tầm những hồ sơ, tài liệu, hiện vật và nhận được sự quan tâm của ngành Văn hoá, địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã chính thức được công nhận di tích lịch sử quốc gia từ ngày 28/3/2019. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17