Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ
Bức graffiti đẹp nhất Hà Nội | |
“Cuộc chơi” của tình bạn đầy thi vị | |
Triển lãm "60 năm minh họa Văn nghệ Quân đội": Cuộc “duyệt binh” hùng hậu |
Tác phẩm "Nhà tranh gốc mít" (sơn mài, sáng tác năm 1958) của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ. |
Năm 1936, ông Nguyễn Văn Tỵ thi đỗ, học khoá 11 (1936 - 1941) Trường Mỹ thuật Đông Dương cùng với các hoạ sĩ Hoàng Tích Chù, Nguyễn Tiến Chung, Bùi Trang Chước, Trần Văn Lắm... Ngay trong thời gian học tập, ông đã có nhiều tác phẩm dự các triển lãm lớn ở trong nước và quốc tế. Năm 1941, ông tốt nghiệp hạng ưu với 3 tác phẩm: “Vịnh Hạ Long” (sơn mài), “Hội đền Chèm” (sơn mài), “Trăng lên” (khắc gỗ).
Tháng 11/1942, họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ triển lãm riêng lần đầu tại trụ sở của nhóm FARTA và tiếp đó, tham gia triển lãm ở Nhật Bản, dự triển lãm nhóm FARTA, rồi về làm trang trí sân khấu với Đoàn kịch Thế Lữ ở Hà Nội. Năm 1945, ông làm Uỷ viên BCH Hội Văn hoá Cứu quốc. Cuối năm 1946, ông tham gia tổ chức và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam rồi đi vẽ ở mặt trận Nam tiến. Sau Ngày Toàn quốc kháng chiến năm 1947, ông được cử làm Uỷ viên chấp hành Văn hoá kháng chiến Thanh Hoá và Liên khu 4; tham gia viết báo, biên tập tập san, vẽ tranh cổ động, trang trí sân khấu - hoá trang cho đoàn kịch kháng chiến; tổ chức Xưởng hoạ Liên khu 4, giảng dạy tại phân trường Mỹ thuật Liên khu 4, đi thực tế sáng tác ở nhiều nơi.
Tranh sơn mài "Bắc Nam một nhà" được họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ sáng tác năm 1961. |
Hoà bình lập lại 1954, ông về Hà Nội, tham gia BTC triển lãm mừng Thủ đô giải phóng do Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, rồi sau đó, về công tác tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, tham gia hoạt động ở Hội Văn nghệ Việt Nam và Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, ông đã có nhiều chuyến đi thực tế sáng tác tại nhiều vùng miền của đất nước và qua đó, nhiều tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ đã góp mặt tại các triển lãm ở trong nước và quốc tế, được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu trữ
Bên cạnh đó, họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ còn tham gia đào tạo nhiều thế hệ hoạ sĩ - từ viết giáo trình tới giảng dạy trực tiếp. Thời gian 1956 - 1970, ông là giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, tham gia giảng dạy từ khoá đầu tiên mang tên Tô Ngọc Vân, đến các khoá đại học mỹ thuật sau này, tham gia nhiều tổ chức văn hoá.
Trong sự nghiệp nghệ thuật, hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ đã nhận được nhiều giải thưởng lớn như: Huy chương Vàng Triển lãm SEDEAI năm 1937, Huy chương ngoại hạng Triển lãm SEDEAI năm 1939, Huy chương Bạc Triển lãm quốc tế đồ hoạ Leipzig 1965, Huy chương Đồng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1995. Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 2) cho các tác phẩm: “Nhà tranh gốc mít” (sơn mài - 1958), “Du kích Bắc Sơn” (sơn mài - 1958), “Buồm Cửa Hàn, lưới Cửa Hội” (sơn mài - 1960), “Bắc Nam thống nhất” (sơn mài - 1961), “Phong cảnh” (sơn mài - 1991).
Cuộc sống của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ rất bình dị. Ông mất ngày 19/1/1992 tại Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40