Kỳ cuối: Xây dựng văn hoá trong Đảng từ những đảng viên văn hoá
Người đảng viên là tấm gương thực hành văn hoá
Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cùng với sự đổi mới trong tư duy kinh tế và chính trị, Đảng ta cũng đã có những đổi mới quan trọng trong tư duy lý luận về vai trò của văn hóa trong chính trị và kinh tế. Khẳng định vai trò của văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI xác định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội".
Đây là đổi mới nhận thức sâu sắc của Đảng về mối quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong chính trị và kinh tế. Từ chỗ nhấn mạnh xây dựng văn hóa trong cộng đồng, Đảng ta nhấn mạnh đến phát huy vai trò của văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế và công tác xây dựng Đảng, đặc biệt chú trọng nâng cao văn hóa trong lãnh đạo, đảng viên. Đây là những thành tựu lý luận có ý nghĩa to lớn trong chỉ đạo thực tiễn của Đảng ta thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
TS Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Quốc hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hoá Thăng Long. (Ảnh: Phương Bùi) |
Trước những đổi thay về văn hoá, kinh tế, chính trị xã hội của Thủ đô và đất nước, việc ban hành Chương trình 04-CTr/TU về "Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016-2020" của Đảng bộ Thành phố Hà Nội là một chủ trương đúng. Đây là 1 trong 8 chương trình lớn của Thủ đô nhiệm kỳ XVI Đảng bộ Thành phố, là chương trình có diện bao quát rộng, không chỉ liên quan đến kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa Thăng Long - Hà Nội mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, là nhiệm vụ cấp bách trong phát triển tiềm lực Thủ đô.
TS Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Quốc hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hoá Thăng Long nhận định, văn hóa người Hà Nội từ lâu đã trở thành yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của Thủ đô, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự tiên phong đi đầu của cán bộ, đảng viên và sự đồng tình ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.
Bởi đội ngũ cán bộ, đảng viên Thủ đô phải tự biết gắn cho mình trách nhiệm là con người đại diện cho nhân dân, cho Thủ đô, đất nước Việt Nam, giữ vững được truyền thống tốt đẹp và tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, của thời đại. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là những con người có nhân cách, có lối sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội điển hình mới có sức thuyết phục và lãnh đạo quần chúng nhân dân. Mỗi đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy phải là một tấm gương thực hành văn hóa, luôn nêu cao tính tiền phong trong rèn luyện lối sống lành mạnh, thực hành tiết kiệm, chủ động, sáng tạo trong công tác, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Những đảng viên có lối sống văn hoá, thể hiện cốt cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh sẽ tạo nên một tổ chức Đảng có văn hoá, kỷ luật và trình độ cao, đủ năng lực và phẩm chất dẫn dắt nhân dân theo đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Thực tiễn và kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy, nếu không chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức và văn hóa thì một bộ phận không nhỏ đảng viên có nguy cơ tha hoá về đạo đức, bị vật chất và quyền lực cám dỗ, quan liêu, tham nhũng...
Lúc này ý nghĩa của việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh sẽ nâng lên một tầm cao mới, thông qua qua việc xây dựng văn hoá trong Đảng từ việc xây dựng văn hoá cho đảng viên. Bên cạnh phát huy văn hoá Thủ đô, văn hoá của Việt Nam, văn hoá trong Đảng thể hiện sự khác biệt về chất khi bao hàm cả nhận thức về cách mạng, đạo đức cách mạng.
Với tinh thần như thế, việc nâng tầm lãnh đạo của Đảng thông qua việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh có ý nghĩa rất to lớn, có tính lâu dài, có tính chiến lược, là "rường cột" của sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.
Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh có ý nghĩa rất to lớn, có tính lâu dài, có tính chiến lược, đóng góp vào sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước. |
Trong Chương trình 04-CTr/TU, TS Nguyễn Viết Chức đánh giá cao việc ban hành "Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội" và "Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội". "Tôi cho đây là một cố gắng rất lớn của ngành văn hoá Thủ đô nói riêng và toàn ban ngành của thành phố Hà Nội nói chung. Bộ quy tắc ứng xử không phải là luật, nhưng nó khuyên mọi người nên ứng xử như thế nào trong những tình huống khác nhau để hài hoà với nhau. Nếu có ai nói tại sao Thủ đô lại khắt khe khi xây dựng bộ quy tắc như thế, tôi cho rằng sự khắt khe ấy là cần thiết để giữ gìn văn hoá truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến"- TS Nguyễn Viết Chức cho hay.
Theo TS Nguyễn Viết Chức, thời gian tới, các cấp uỷ Đảng và cơ quan chức năng cần phải tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân về văn hoá ứng xử, trong đó nêu cao trách nhiệm người đứng đầu. Với bộ quy tắc rất dài, rất nhiều các tình huống cụ thể để có thể áp dụng thành thói quen cần có sự luyện tập, rèn luyện thường xuyên, không thể một sớm một chiều. Muốn vậy các cấp uỷ Đảng, cơ quan chức năng cần kiểm tra sát sao, thậm chí là đi thực tế thường xuyên, tại các bến xe, các công viên, hay ngay trong ngày lễ, Tết... để kiểm tra, đánh giá, thậm chí nhắc nhở công khai tại chỗ.
Khi bộ quy tắc được đội ngũ cán bộ, đảng viên quyết tâm thực hiện, trở thành chuẩn mực ứng xử trong xã hội, thì bản thân người dân làm điều gì đó sai sẽ trở nên bất bình thường, mỗi hành vi xấu sẽ bị cả cộng đồng lên án, khi đó bộ quy tắc mới thực sự đi vào cuộc sống.
Tiếp tục kiên trì thực hiện mục tiêu phát triển văn hoá
Đánh giá hiệu quả triển khai Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVI, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU cho biết, Ban Chỉ đạo từ Thành phố đến cơ sở hoạt động tích cực, kịp thời ban hành hệ thống văn bản, cụ thể hóa chương trình thành những mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả chương trình. Định kỳ họp kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện của từng lĩnh vực, rút kinh nghiệm từng phần việc chưa tốt điều chỉnh các hoạt động đi đúng hướng, hiệu quả.
Các địa phương, đơn vị bám sát tinh thần chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố khắc phục khó khăn để triển khai thực hiện đồng bộ chương trình, công tác tổ chức thực hiện có sự sáng tạo ở từng ngành, từng lĩnh vực.
Các chỉ tiêu của Chương trình đều đạt so với kế hoạch đề ra, cao hơn so với cùng kỳ của nhiệm kỳ trước (giai đoạn 2011-2015). Có 04/19 chỉ tiêu của Chương trình đã về đích là: chỉ tiêu về tỷ lệ xã có điểm luyện tập thể dục thể thao theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo cuối kỳ; tỷ lệ trẻ em 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân < 8,5% (năm 2016 là 9,2%, 2015 là 9,4%); tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn mới.
Theo đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, trong thời gian tới, nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Thành phố tiếp tục kiên trì mục tiêu phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế thời đại trên nền tảng những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội.
Trong đó, tập trung huy động sự tham gia của các cấp uỷ đảng, hệ thống chính trị từ thành phố tới cơ sở, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện nếp sống văn hóa. Đồng thời tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên.
Cùng với đó là phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và vai trò của văn học, nghệ thuật trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và nhân văn; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Thành phố tiếp tục tranh thủ ý kiến chuyên gia và cộng đồng để có thêm sáng kiến, giải pháp phát triển văn hóa - con người Hà Nội thực sự tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, xứng đáng với vị thế, tầm vóc của Thủ đô, tình cảm, mong đợi của nhân dân cả nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khách qua bến xe Hà Nội dịp Tết Nguyên đán dự kiến sẽ tăng cao
Hà Nội: Điều chỉnh nút giao thông Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển
Đại biểu Quốc hội tặng quà Tết cho gia đình chính sách, người lao động tại huyện Phú Xuyên
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An
Phân luồng giao thông phục vụ chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025”
Ngăn chặn các biểu hiện quá khích của du khách ở phố "cà phê đường tàu"
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP Hà Nội Lê Đình Hùng thăm, tặng quà Tết cho người lao động tại huyện Thạch Thất
Tin khác
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An
Tin mới 15/01/2025 21:13
Bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025
Sự kiện 15/01/2025 19:12
Thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tin mới 15/01/2025 19:12
Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam
Tin mới 15/01/2025 15:50
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 15/01/2025 15:09
Bán hơn 300.000 vé tàu Tết Nguyên đán 2025
Tin mới 15/01/2025 12:33
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ
Quốc tế 15/01/2025 11:14
Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà tại quận Nam Từ Liêm
Tin mới 14/01/2025 20:40
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Nga
Tin mới 14/01/2025 19:54
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Tết tại Thạch Thất và Quốc Oai
Tin mới 14/01/2025 14:47