Kỳ cuối: Để không gian công cộng được “sống”
Thúc đẩy du lịch Thủ đô qua kiến tạo không gian công cộng | |
Hà Nội ứng dụng trông giữ xe Iparking: Giải quyết các bất cập | |
Kiến tạo không gian công cộng: Vì một Hà Nội đáng sống |
Người dân chung tay xây dựng thành phố thành nơi đáng sống |
Công trình nghệ thuật vẫn bị xâm hại
Hà Nội vốn là nơi mà sự hội nhập kinh tế, du nhập văn hoá nhanh, mạnh, đòi hỏi sự giao tiếp, thông thương lớn nên nhu cầu về không gian công cộng càng cấp thiết với quy mô, chất lượng, thẩm mỹ cao hơn. Sự sang trọng, văn hóa, tính đại diện, tiêu biểu là niềm tự hào của cả một Thủ đô ngàn năm văn hiến. Những năm gần đây, Hà Nội đã có những dự án thành công trong việc thay đổi thẩm mỹ đô thị theo hướng văn minh, tiếp cận nghệ thuật thế giới với quy mô lớn như: Con đường gốm sứ sông Hồng (2010) được tổ chức Guinness thế giới công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới; đoạn phố bích họa Phùng Hưng, những không gian cộng đồng đầy tính nghệ thuật…
Tuy nhiên, trên thực tế, tại Hà Nội vẫn còn rất nhiều không gian trống bị bỏ hoang, thường trở thành nơi đổ rác hoặc lui tới của những đối tượng xã hội phức tạp mà chúng ta có thể tận dụng những không gian đó để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật. Nhưng để làm được điều đó thì chúng ta phải tạo điều kiện cho nghệ thuật có thể được “sống”, được ra đời và tồn tại ở không gian đó. Trong các chính sách công của chúng ta hiện nay, dường như nghệ thuật chưa được chú trọng đúng mức. Bên cạnh đó, không ít những tác phẩm đẹp đã trở thành không đẹp bởi ý thức của người dân.
Mới đây, nghệ sĩ điêu khắc Mai Thu Vân thậm chí đã bật khóc khi nhắc tới “số phận” của tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của chị mang tên Tháp, tác phẩm sắp đặt mô phỏng một tòa tháp nhiều màu, được lựa chọn trưng bày ở khu vực Hồ Gươm vào hồi tháng 10/2019. Chỉ sau khi được giới thiệu đến công chúng ít ngày, tác phẩm tâm huyết của chị đã bị một số người vô ý thức biến thành... nhà vệ sinh. Hành động này không chỉ làm tổn thương người nghệ sĩ, mà còn khiến cộng đồng hết sức phẫn nộ.
Đây không phải là lần đầu tiên các tác phẩm nghệ thuật công cộng bị chính những người thụ hưởng làm xấu đi. Trước đó, dự án nghệ thuật sắp đặt ánh sáng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2019, do nhóm tác giả của nghệ sĩ điêu khắc Mai Thu Vân thực hiện, cũng từng xuất hiện tình trạng người dân leo trèo, gây hỏng hóc. “Sau khi dự án hoàn thành, mọi người hưởng ứng rất tích cực với nét nghệ thuật sắp đặt kiểu mới, mà có lẽ bất cứ ai cũng đều có sự tôn trọng nhất định. Thế nhưng, tôi không hiểu tại sao bây giờ lại thành ra như thế. Sự tùy tiện của một bộ phận trở nên vô trách nhiệm với cộng đồng”, chị Vân chia sẻ.
Chung tay xây dựng Thành phố đáng sống
Hiện nay, việc hình thành, phát triển và bảo vệ các không gian văn hóa nghệ thuật công cộng rất cần sự ủng hộ của chính quyền và người dân, cần sự cởi mở hơn với nghệ thuật, tạo điều kiện tài chính và sự thông thoáng cho nghệ sĩ, cộng đồng có thể cùng tham gia với các nghệ sĩ và gìn giữ các tác phẩm nghệ thuật công cộng. Có như vậy, chất lượng cuộc sống, đời sống tinh thần của người dân mới ngày càng được nâng cao.
Theo nghệ sĩ Nguyễn Xuân Lam, một trong những nghệ sĩ sáng tạo nên con đường nghệ thuật ven sông Hồng ở Phúc Tân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì khi tham gia dự án lần này, anh đã chủ động thay đổi các vật liệu sử dụng bền hơn. “Tôi cho rằng mình phải tạo ra một sản phẩm mà họ không thể phá được hoặc không nỡ phá”, Xuân Lam chia sẻ.
Có một cách khác mà nhóm nghệ sĩ thực hiện tại con đường nghệ thuật ven sông Hồng đã thực hiện đó là tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa nhóm nghệ sĩ và người dân. Chính tại nhà văn hóa ở Phúc Tân, nhóm nghệ sĩ đã tổ chức 2 buổi thuyết trình, mời các hộ dân sống xung quanh đến để nghe các nghệ sĩ giải đáp, sau đó dán mô hình phác thảo ngay tại nhà văn hóa.
Cũng bởi lý do đó mà dân tình đều đồng ý gìn giữ các tác phẩm. Thậm chí các gia đình còn chia nhau thời gian để bảo vệ, kết quả là cho đến nay các tác phẩm quanh khu vực bãi rác Phúc Tân vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Điều đó cũng cho thấy, rất nhiều người dân đã thực sự thay đổi ý thức, cùng nhau gìn giữ và xây dựng môi trường sống xung quanh mình.
Các không gian văn hóa công cộng tạo ra nhiều sân chơi, nâng cao chất lượng sống cho người dân |
Không chỉ đối với các không gian nghệ thuật công cộng, mà các không gian công cộng khác cũng đang được người Hà Nội quan tâm chú trọng. Từ sau khi được mở rộng năm 2008, tuy diện mạo chung của Hà Nội đã có nhiều thay đổi, hiện đại hơn nhưng không gian công cộng của thành phố bắt đầu chịu nhiều sức ép từ các mục đích sử dụng khác như: Bãi đỗ xe, các hoạt động mưu sinh hoặc việc phát triển hạ tầng giao thông đô thị. Hiện cũng có nhiều nỗ lực của các tổ chức xã hội và cộng đồng người dân nhằm cải tạo và mở rộng không gian công cộng, nâng cao môi trường đô thị cũng như lối sống khỏe mạnh của cư dân Hà Nội.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các không gian công cộng lớn như phố đi bộ, hệ thống các công viên giải trí, hàng loạt các sân chơi cộng đồng đã và đang phát huy được nhiều hiệu quả tích cực. Tại nhiều nơi, người dân đang chung tay xây dựng thành phố thành nơi đáng sống. Trong đó, có thể kể đến việc hàng loạt các công trình đường hoa, sân chơi, điểm vui chơi mới đã và đang hình thành tại địa phương. Nhiều nơi, vườn cộng đồng, sân chơi từ các vật liệu tái chế đang trở thành nơi vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe, nâng cao chất lượng sống cho người dân Thủ đô.
Đánh giá cao những nỗ lực mở rộng, phát triển không gian công cộng của Hà Nội, tuy vậy, nhiều chuyên gia quản lý đô thị đều cho rằng, để phát huy hết được hiệu quả của các không gian công cộng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Bên cạnh việc đầu tư, xây dựng các không gian với quy mô lớn, cũng nên tập trung cải tạo, đầu tư xây dựng các không gian hiện có theo hướng mở, trở thành không gian công cộng cho mọi người nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập.
Về quản lý, để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, xuống cấp và quản lý chồng chéo hiện có, rất cần xây dựng một chế tài xử lý thống nhất, nghiêm minh. Tựu trung lại, phải vì mục tiêu đưa hệ thống không gian công cộng phát triển một cách bền vững đi cùng với sự phát triển chung của đô thị.
Mới đây, Hà Nội đã chính thức ghi tên mình trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với lĩnh vực Thiết kế. Điều này thêm một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của các sáng tạo mang tính cộng đồng, đặc biệt là nghệ thuật công cộng trong sự phát triển của thành phố trong tương lai, cũng như đặt ra những đòi hỏi về việc tạo điều kiện cho nghệ thuật này phát triển xứng tầm. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04