Những “dòng nước độc” bủa vây Hà Nội

Kỳ cuối: Cần lắm những giải pháp đột phá

(LĐTĐ) Thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm trên các tuyến sông, kênh, mương, cống lộ thiên… song hiệu quả mang lại vẫn chưa được triệt để. Những “dòng nước độc” bủa vây đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với Thành phố trong quá trình phát triển, đòi hỏi cần có giải pháp tổng thể, đầu tư lớn cho hệ thống xử lý, cũng như sự chung tay của cả cộng đồng.
ky cuoi can lam nhung giai phap dot pha Kỳ 3: Nan giải việc hồi sinh các dòng sông
ky cuoi can lam nhung giai phap dot pha Kỳ 2: Khốn khổ vì kênh mương ô nhiễm
ky cuoi can lam nhung giai phap dot pha Kỳ 1: “Ngạt thở” bên những dòng nước ô nhiễm

Vẫn là vấn đề nan giải

Về vấn đề cải tạo, giảm thiểu ô nhiễm nước trên địa bàn Hà Nội không phải đến bây giờ mới được đề cập. Dễ thấy là, Hà Nội đã triển khai nhiều đề án cải tạo, nạo vét các dòng sông, ao, hồ bị ô nhiễm trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện kết quả dù đã cải thiện song vẫn chỉ dừng lại ở mức độ bê-tông hóa và cống hóa. Riêng phần “gốc” là xử lý nguồn nước ô nhiễm, làm sạch nước thải, hạn chế xả thải trực tiếp ra kênh, mương, sông, hồ… thì vẫn chưa được đồng bộ.

ky cuoi can lam nhung giai phap dot pha
Xã Đông Dư, huyện Gia Lâm huy động sức mạnh của cộng đồng vào công tác giữ vệ sinh môi trường dọc sông Cầu Bây

Theo ghi nhận thực tế, ở cấp quản lý địa phương, vấn đề xử lý ô nhiễm liên quan tương đối nan giải, đặc biệt là các khu vực ngoại thành. Chẳng hạn, ở huyện Mê Linh, có thời điểm tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện lên tới 721.000 con. Có thế mạnh về chăn nuôi nhưng đến nay, cả 16/16 xã đều chưa có điểm xử lý chất thải tập trung.

Chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát vẫn phổ biến tại hầu hết các xã. Đáng quan ngại hơn cả, tại không ít hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở địa phương này, chất thải được xả thẳng ra kênh rạch, ao hồ mà không hề qua xử lý. Điều này khiến tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải vật nuôi, trở thành bài toán khó đối với mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững của địa phương.

Có mặt tại xã Liên Mạc - một trong những địa phương thuộc huyện Mê Linh có nghề chăn nuôi lợn phát triển mạnh, song khi đi dọc những kênh rạch, mương, rãnh… thuộc xã không khó để nhận thấy chất thải vật nuôi lắng đọng lâu ngày, bốc mùi xú uế. Nhiều đoạn, dòng nước đã không thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Tình cảnh tương tự cũng đang diễn ra tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức.

Dương Liễu vào thời điểm này luôn tấp nập, chuẩn bị hàng hóa phục vụ dịp tết Nguyên đán. Đáng nói, ở làng nghề này vẫn tồn tại hiện tượng nước thải, đất, bã thải dong riềng, sắn không qua xử lý được “xả” trực tiếp ra môi trường qua hệ thống mương thoát nước hai bên đường. Do chất thải lâu ngày lắng đọng, tại các rãnh, mương nước mùi hôi thối, xú uế bốc lên nồng nặc.

Được biết, để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề của huyện Hoài Đức, cuối năm 2016, UBND TP Hà Nội đã chính thức đưa vào vận hành Nhà máy Xử lý nước thải làng nghề Cầu Ngà (đặt tại xã Dương Liễu) với công suất thiết kế 20.000m3/ngày - đêm. Tuy nhiên, công tác xử lý ô nhiễm môi trường nơi đây vẫn vô cùng khó khăn.

Chẳng hạn, chế biến tinh bột chỉ sản xuất theo mùa vụ, từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 2 Âm lịch năm sau và các hộ đều chế biến tại gia đình. Đất chật, quy mô nhỏ, sản xuất mùa vụ nên dù chính quyền sở tại tích cực vận động song phần lớn các hộ gia đình làm nghề đều hạn chế đầu tư hệ thống xử lý nước, bã thải.

Còn tại xã Vân Tảo, huyện Thường Tín hệ thống kênh nước chảy qua địa bàn ô nhiễm bởi ý thức người dân chưa cao. Vân Tảo có kênh Đông và kênh 71 chảy qua, ở những điểm này thường tái diễn tình trạng rác thải dồn ứ. Nguyên nhân khiến kênh Đông bị ô nhiễm là do nước từ Trạm thủy lợi Hồng Vân chảy về, đi kèm với đó rác thải đều dồn ứ theo.

Ở kênh 71, dù nằm dọc đường tỉnh lộ 427, từng được xem là kênh mương dẫn nước chính qua địa bàn các xã Văn Bình, Vân Tảo, Hồng Vân… của huyện Thường Tín. Thế nhưng, nước trong mương này cũng đang trong tình cảnh đặc quánh, đen ngòm, rác thải nổi lênh bềnh trên mặt nước. Nguyên nhân được xác định là do một số cá nhân ý thức kém vô tư vứt bừa bãi các loại rác thải, túi nilon, chai lọ xuống mương… gây ô nhiễm.

Từng bước khắc phục

Với vấn đề ô nhiễm liên quan, theo khảo sát và ghi nhận trực tiếp từ các địa phương như: Vân Tảo (huyện Thường Tín); Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm); Sơn Đồng, An Thượng (huyện Hoài Đức)… những phường, xã nơi chịu ảnh hưởng ô nhiễm trực tiếp đều đã tích cực kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền có hướng xử lý, khắc phục.

Tuy nhiên, do kinh phí địa phương hạn hẹp, khó tổ chức nạo vét hay bê tông hóa các khu vực ô nhiễm nên biện pháp duy nhất những nơi này có thể triển khai là kêu gọi và tuyên truyền, vận động người dân giữ vệ sinh môi trường.

Ở một góc độ tích cực hơn, đó là nhận thức được những nguy cơ về ô nhiễm môi trường nên chính quyền địa phương đồng bộ các biện pháp chặn ô nhiễm từ gốc. Cụ thể, tại huyện Mê Linh, địa phương này đang rốt ráo giảm ô nhiễm từ chăn nuôi thông qua phương cách triển khai hỗ trợ một lần đến 50% giá trị hầm biogas cho các gia trại, trang trại chăn nuôi. Về lâu dài, Mê Linh sẽ phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, xa khu dân cư và khuyến khích phát triển chăn nuôi an toàn sinh học.

Được biết, địa phương này cũng đang kiến nghị Thành phố tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các sở, ban ngành sớm triển khai Quyết định số 93/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố ban hành Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, trọng tâm là đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường khu chăn nuôi cho các vùng sản xuất tập trung. Đồng thời, cụ thể hóa cơ chế khuyến khích chuyển đổi cơ cấu vật nuôi từ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư sang chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại xa khu dân cư giai đoạn 2017 - 2019.

Theo nhiều chuyên gia môi trường, về lâu dài, Thành phố phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi xả xuống các con sông. Cụ thể, Hà Nội cần triển khai xây dựng cống gom nước thải dọc tuyến sông để chuyển về điểm xử lý tập trung, kết hợp xử lý các nguồn nước thải trước khi đổ vào sông, thường xuyên các hoạt động vớt rác và nạo vét lòng sông thì chắc chắn sẽ giải quyết được dứt điểm tình trạng ô nhiễm sông.

Chưa hết, với vấn đề cải tạo sông hồ trên địa bàn Hà Nội, các nhà khoa học cũng chỉ ra, bên cạnh các biện pháp xử lý như khảo sát, nạo, vét, ứng dụng khoa học công nghệ thì điều tiên quyết là huy động được sức mạnh tổng thể của cộng đồng vào nhiệm vụ “hồi sinh” các dòng nước ô nhiễm.

Câu chuyện hồi sinh sông Cầu Bây nhờ sức dân là một ví dụ. Sông Cầu Bây có chiều dài khoảng 7,2km đi qua địa phận huyện Gia Lâm. Trước đây, nhiều hộ dân sinh sống 2 bên bờ sông thường xuyên xả thải trực tiếp ra sông và xây dựng các công trình dân sinh gây ô nhiễm môi trường và thu hẹp dòng chảy.

Để hạn chế tình trạng ô nhiễm liên quan, UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo UBND các xã: Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Đông Dư và thị trấn Trâu Quỳ huy động người dân tham gia vệ sinh môi trường dọc tuyến sông trên địa bàn; tăng cường tuyên truyền để nhân dân tự giác tham gia dọn vệ sinh, không vứt rác thải ra sông; Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp với UBND các xã, thị trấn trồng hoa, cây cảnh trên những đoạn đường ven sông; các đoàn thể xã hội vận động hội viên, đoàn viên tham gia thu gom rác thải, thành lập câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm duy trì vệ sinh môi trường sau đợt ra quân...

Theo đánh giá, sau hơn một tháng phát động, đã có 1.303 cây xanh hai bên bờ sông và mái ta luy được cắt tỉa; 232 cây gãy, đổ, cây không phù hợp được giải tỏa; gần 82.000m2 bờ sông được phát quang bụi rậm... Tại xã Đa Tốn, nơi có 3,6km sông Cầu Bây đi qua, những đoạn đường ven bờ sông nay được “thay áo”, rực rỡ sắc hoa.

Là một trong những địa phương khá chủ động và thành công khi huy động sức mạnh tập thể của cộng đồng vào công tác vệ sinh môi trường, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Dư cho biết, thực hiện kế hoạch của UBND huyện Gia Lâm, UBND xã Đông Dư đã tổ chức tổng vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường.

Để dọn dẹp sông Cầu Bây, đoạn chảy qua địa bàn, xã đã vận động thành công hơn 120 người gồm nhân dân và cán bộ địa phương tham gia chặt dọn cỏ bên bờ và đường dọc sông Cầu Bây. “Nhờ huy động sức mạnh của cộng đồng, công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn được đảm bảo. Các đợt vệ sinh liên quan cũng trực tiếp góp phần nâng cao trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các cấp, các ngành trong công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt là việc giữ gìn và bảo vệ môi trường dọc tuyến sông Cầu Bây” - Lãnh đạo UBND xã Đông Dư chia sẻ.

Đinh Luyện – Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động