Phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 4/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6).
Phụ nữ Thủ đô hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

Phát biểu tại Lễ Phát động, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết: Từ năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”, nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Kể từ đó đến nay, nhiều quốc gia trên thế gới đã có những hành động cụ thể để giảm thiểu và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường, đồng thời tăng cường tái chế, tái sử dụng tuần hoàn chất thải nhựa.

Phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
Các đâị biểu tham dự sự kiện. (Ảnh: Thu Hường)

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang đứng trước không ít thách thức khi vấn đề ô nhiễm trắng có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Khoảng 50% dân số cả nước sống ở các vùng đất thấp và ven biển, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng. Điều này đã đặt ra thách thức trong thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi phải có những giải pháp ứng phó thiết thực và kịp thời.

Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện. Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng.

Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các cam kết hành động về bảo vệ môi trường, Việt Nam khẳng định chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái với quan điểm “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”, trong đó tập trung thiết lập khuôn khổ pháp lý và thể chế ở phạm vi quốc gia về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất các sản phẩm nhựa.

Phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”, nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Hoàng Nam)

Phát biểu hưởng ứng Lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ cho biết: Đây là hoạt động ý nghĩa bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái biển. Đường bờ biển dài 82km, 6 cửa lạch, hàng chục cảng cá... phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng... đây là sự kiện quan trọng giúp cộng đồng người dân và các tổ chức tăng cường nhận thức bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển, hải đảo, vì một hành tinh xanh; phải coi đây là hành động thường xuyên, liên tục và lâu dài.

Tại Lễ phát động, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh, một đại dương khỏe mạnh, môi trường trong sạch sẽ là nguồn lực để phục hồi kinh tế xanh. Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực ban hành nhiều chính sách nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương.

Trước đó vài ngày, Việt Nam đã cùng với 180 quốc gia tham gia thảo luận về một hiệp ước toàn cầu có ý nghĩa lịch sử về ô nhiễm nhựa. Sử dụng biển và đại dương bền vững sẽ là chìa khóa phát triển tương lai bền vững của Việt Nam. GDP các ngành kinh tế biển của Việt Nam có thể tăng hơn 1/3 vào năm 2030.

Phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
Chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cần có những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ biển và đại dương. (Ảnh: Thu Hường)

Theo bà Ramla Khalidi, Việt Nam cần sớm ban hành Quy hoạch không gian biển, đây là điều kiện cần thiết để khai thác tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi rất lớn của Việt Nam, khi được hiện thực hóa có thể góp phần đáp ứng các mục tiêu năng lượng đầy tham vọng trong Quy hoạch điện 8 và đạt được giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26. Việt Nam cũng cần tăng cường khả năng chống chịu các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương; tất cả các bên liên quan cần cam kết và thực sự hành động giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường...

Tại sự kiện này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã kêu gọi các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể ở Trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hãy có những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ biển và đại dương; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã tặng hàng chục suất quà cho người nghèo tại Nghệ An; Báo Người ao động đã tặng 10.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân biển của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; Ban tổ chức Chương trình cũng trao tặng 10 túi thuốc và cờ Tổ quốc cho ngư dân biển tỉnh Nghệ An.

Phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
Hưởng ứng Lễ phát động còn có các hoạt động cộng đồng như ra quân làm sạch bãi biển và trồng cây xanh ven biển (Ảnh: Hoàng Nam)

Ngoài Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6)... còn có các hoạt động cộng đồng như ra quân làm sạch bãi biển và trồng cây xanh ven biển tại khu vực làng chài Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò.

Đây là các hoạt động khẳng định quyết tâm, tầm nhìn chiến lược nhằm cụ thể hóa việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển bền vững kinh tế biển, kỳ vọng nền kinh tế biển xanh; khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các tài nguyên biển và hải đảo trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế trên các vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Mục tiêu Quy hoạch không gian biển Quốc gia Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng đến việc tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển một cách hiệu quả, góp phần hình thành các ngành kinh tế biển vững mạnh, hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu, mạnh từ biển.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/3, Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.
Kỳ 1: Sống cùng ô nhiễm ở xã ven đô

Kỳ 1: Sống cùng ô nhiễm ở xã ven đô

(LĐTĐ) Những năm qua, làng nghề đã đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các địa phương nói riêng, Thủ đô nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó “vấn nạn” ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe nhân dân thì vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.
Thời tiết Hà Nội ngày 28/3: Sáng có mưa nhỏ, trưa chiều giảm mây, trời  nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 28/3: Sáng có mưa nhỏ, trưa chiều giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 28/3, khu vực Hà Nội có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây, trời nắng.
Một xã có 50 phụ nữ làm “đồng nát” và câu chuyện cảm động

Một xã có 50 phụ nữ làm “đồng nát” và câu chuyện cảm động

(LĐTĐ) Sáng sớm, đội cái nón lên, bà Nở lại đạp cái xe cũ kỹ, thoăn thoắt đi trên tuyến đường liên thôn. Cũng như bà Nở, gần 50 chị em phụ nữ xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì đang hối hả hoàn thành nốt công việc gia đình để tham gia đội quân “đồng nát”.
Thời tiết ngày 27/3: Hà Nội trời hửng nắng, nhiệt độ cao nhất lên tới 30 độ C

Thời tiết ngày 27/3: Hà Nội trời hửng nắng, nhiệt độ cao nhất lên tới 30 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/3, khu vực Hà Nội đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng, nhiệt độ cao nhất trong ngày lên tới 30 độ C.
Dự báo thời tiết ngày 26/3: Hà Nội tiếp tục nhiều mây, có mưa

Dự báo thời tiết ngày 26/3: Hà Nội tiếp tục nhiều mây, có mưa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 26/3, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi.
Đồng Nai: Đến năm 2025 phải thu khoảng 27.000 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Đến năm 2025 phải thu khoảng 27.000 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Hiện, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đang tiến hành rà soát và đề xuất 21 khu đất, thửa đất có thể đấu giá quyền sử dụng đất (ĐGQSDĐ) trong năm 2024 với tổng diện tích hơn 470 ha, giá trị ước tính thu được hơn 8.000 tỷ đồng.
Dự báo thời tiết ngày 25/3: Hà Nội tiếp tục có mưa phùn, sương mù rải rác

Dự báo thời tiết ngày 25/3: Hà Nội tiếp tục có mưa phùn, sương mù rải rác

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 25/3, khu vực Hà Nội đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/3: Có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/3: Có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 24/3, khu vực Hà Nội có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây, trời nắng.
Hè 2024 nhiệt độ sẽ cao hơn, nắng nóng gay gắt hơn

Hè 2024 nhiệt độ sẽ cao hơn, nắng nóng gay gắt hơn

(LĐTĐ) Nhận định sơ bộ về xu thế thiên tai năm 2024, các chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, số đợt nắng nóng năm nay có khả năng nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Dự báo nhiệt độ trung bình trên cả nước trong tháng 4,5,6 sẽ phổ biến cao hơn bình quân các năm từ 1 - 2 độ C, có nơi cao hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động