Xã hội hóa văn học - nghệ thuật: Vẫn chỉ là khởi động

Kỳ 4: Xã hội hóa văn học: Khó tránh quy luật lợi nhuận

(LĐTĐ) Trong bất cứ lĩnh vực nào, xã hội hóa được đánh giá là xu thế phát triển chung, góp phần phát huy hiệu quả tối đa cho các hoạt động. Đối với văn học, xã hội hóa chính là phương thức duy trì, phát triển, tạo sức sống lâu dài cho nền văn học. Những năm gần đây, nhiều hoạt động sáng tác, xuất bản, quảng bá văn học đã được xã hội hóa và nhận được sự ủng hộ của nhiều “mạnh thường quân”. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại không tránh khỏi quy luật lợi nhuận.
ky 1 xa hoi hoa van hoc kho tranh quy luat loi nhuan Xã hội hóa văn học nghệ thuật: Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo

Đời sống văn học bị chi phối

Trong tham luận với chủ đề “Hai mặt của xã hội hóa văn học” tại Hội thảo khoa học “Nhìn lại các hoạt động văn học, nghệ thuật ở Việt Nam từ khi ban hành đến nay”, nhà phê bình văn học Chu Giang (nguyên Giám đốc NXB Văn học) phân tích: “Xã hội hóa văn học thực ra là thị trường hóa văn học trên 3 lĩnh vực: Lĩnh vực sáng tạo bao gồm cả nghiên cứu, dịch thuật; lĩnh vực tiếp nhận bao gồm người đọc, người xem văn học mạng và người đọc trên mạng; lĩnh vực trung gian bao gồm xuất bản, in, phát hành, môi giới tác quyền... Hiện nay, lĩnh vực này đang chi phối toàn bộ đời sống văn học...”.

ky 1 xa hoi hoa van hoc kho tranh quy luat loi nhuan
Xã hội hóa hoạt động xuất bản đã tác động nhiều mặt đến thực tiễn đời sống văn học. Ảnh: B.T

Trở về thời kỳ “văn học thời bao cấp”, có các thế hệ nhà văn như Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Cao Tiến Lê, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi… đều thuộc biên chế của một hội đoàn hay cơ quan đơn vị, sống bằng đồng lương nhà nước để sáng tác, họ đều là hội viên của Hội Nhà văn. Các nhà văn là hội viên dù ở cơ quan nào cũng được dành cho thời gian sáng tác khoảng 3 tháng trong năm, đó được coi là thời kỳ “lồng ghép sáng tạo” của văn học, các nhà văn vừa công tác vừa sáng tác. Văn học thời kỳ này đã để lại một nguồn tác phẩm có giá trị cho nhiều thế hệ.

Còn ngày nay, từ khi được “cởi trói”, người viết văn đông lên gấp bội. Nếu gọi chung những người sáng tác văn học là “tác giả” thì cả nước sẽ lên đến hàng vạn người. Ngay như Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay cũng đã trên một nghìn hội viên; Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội và các tỉnh thành cũng vô cùng đông đảo; đó là chưa kể các nhóm thơ, nhóm sáng tác theo chuyên ngành hay địa bàn còn đông hơn nữa; Chỉ riêng các nhà thơ đương đại viết về Huế cũng có hơn 1.000 người; Hội thơ Đường luật Việt Nam cũng có tới cả vạn tác giả….

Thiếu tướng Nguyễn Phương Diện - Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương:

Một số cá nhân, tổ chức nhận thức chưa đúng về chủ trương, mục đích và bản chất của xã hội hóa và xã hội hóa các hoạt động văn học nghệ thuật, nổi lên 2 khuynh hướng lệch lạc chủ yếu. Khuynh hướng thứ nhất, cho rằng xã hội hóa là cơ hội, là cứu cánh cho văn học nghệ thuật phát triển trên lĩnh vực nào cũng có thể xã hội hóa mà quên rằng văn học là một hoạt động đặc biệt nên có những lĩnh vực Nhà nước đầu tư hoàn toàn.

Khuynh hướng thứ hai, chưa phân biệt rõ giữa xã hội hóa với tư nhân hóa, từ đó chưa thấy hết vai trò quan trọng của Nhà nước cả trong quản lý và đầu tư cho các hoạt động văn học nghệ thuật. Nhận thức sai lầm này dẫn đến một số tổ chức, cá nhân hoạt động một cách tự phát, nặng về mục đích lợi nhuận.

Điều đó chứng tỏ đời sống tinh thần ở lĩnh vực văn học đã trở thành hoạt động quần chúng, không còn bị “bó hẹp” ở các tác giả chuyên nghiệp hay đã thành danh như trước kia. Trong khi đó, ngày nay, bạn đọc tiếp nhận văn học cực kỳ phong phú và đa dạng, biểu hiện rõ là hàng năm số lượng xuất bản từ các nhà sách rất lớn nhưng vẫn tiêu thụ hết.

Các đường sách, nhà sách, siêu thị sách, lễ hội sách có ở khắp nơi từ thành phố lớn đến các tỉnh lẻ. Tuy nhiên, một tác giả muốn xuất bản sách sẽ rất khó khăn để tiếp cận với độc giả nếu như họ không phải là một nhà văn nổi tiếng, có sách thuộc dạng “best seller”, còn các nhà xuất bản thì chẳng dại gì xuất bản một cuốn sách mà biết chắc sẽ chẳng bán được.

Bởi thế, cần đến lĩnh vực trung gian để in ấn, phát hành, tiếp thị đến độc giả, cụ thể là nguồn lực tài chính, thẩm định lựa chọn tác phẩm, phân phối xuất bản sản phẩm. Tất cả những điều này đều không tránh khỏi quy luật lợi nhuận. Khi quy luật này chi phối tác phẩm, thì độc giả cũng bị chi phối và thẩm mỹ văn học của cả thế hệ cũng bị ảnh hưởng sâu sắc.

Xuất hiện nhiều “hàng chợ”

Như đã nói, xã hội hóa hoạt động văn học thực chất là thị trường hóa nó, vì vậy không tránh khỏi quy luật của lợi nhuận. Khu vực tư nhân liên kết xuất bản sẽ làm tất cả để có lợi nhuận. Một vài cơ sở xuất bản lớn đang chi phối giới xuất bản và dư luận văn học.

“Nhiều cuốn sách có nội dung kích dục, phản văn hóa như “50 khoảnh khắc tự do” được in đi in lại nhiều vạn bản. Cuốn hồi ký “Quyền lực bà Rồng” của Trần Lệ Xuân cũng được in lại nhiều vạn bản. Sách càng bị cấm, bị thu hồi càng được in ấn phát hành ngầm càng nhiều”, “Về xuất bản hiện nay chưa phải là tự lo đầy đủ. Nhà nước không kiểm duyệt nhưng nhà xuất bản duyệt trước. Nếu các đại gia chi phối được nhà xuất bản thì họ chi phối được đời sống văn hóa. Đó là vấn đề nổi cộm nhất trong xã hội hóa văn học hiện nay. Nên chăng, có cơ chế cho tác giả được tự do xuất bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật?”, nhà phê bình văn học Chu Giang đặt câu hỏi.

Theo TS. Nguyễn Anh Vũ – Giám đốc NXB Văn Học, xã hội hóa hoạt động xuất bản đã tác động nhiều mặt đến thực tiễn đời sống văn học. Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận vẫn tồn tại không ít những hệ lụy, như một bức tranh nhiều mảng màu sáng tối tác động tiêu cực đến hoạt động xuất bản cũng như đời sống văn học trong nước.

Xét ở khía cạnh sáng tạo văn học, với việc phải chạy theo thị hiếu xuất phát từ nhu cầu giải trí nhất thời, đơn thuần của độc giả cùng với mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu của một bộ phận người viết và những nhà xuất bản, đang xuất hiện ngày càng nhiều những thứ “hàng chợ”, những cái gọi là tác phẩm văn chương mang nặng tính câu khách, giải trí rẻ tiền trong đời sống văn học Việt Nam.

Trong khi đó, những tác phẩm có giá trị thực sự, những thể loại văn học phục vụ hữu ích công tác nghiên cứu, cho việc bổ sung kiến thức và nâng cao dân trí dường như ngày một thưa thớt hơn. “Những chiêu thức tiếp thị, quảng cáo, lăng xê rầm rộ thiếu trung thực, mang nặng tính câu khách đã đưa đến tình trạng nhiễu loạn trong hoạt động tiếp nhận văn học”, TS. Nguyễn Anh Vũ khẳng định.

Lợi nhuận không chỉ chi phối vấn đề xuất bản, dịch vụ, mà còn vươn tới những giải thưởng văn học. Nhìn lại hệ thống các giải thưởng và việc vận hành trao giải thưởng trong những năm qua cho thấy: Giá trị các giải thưởng văn học ngày càng chịu sức ép từ nhiều “lực lượng” khác nhau, trong đó các giải thưởng truyền thống bị các giải thưởng nước ngoài, tư nhân trong nước lấn át bởi tính thực dụng, truyền thông của nó. Công chúng văn học hiện nay có xu hướng thờ ơ, bàng quan với các loại giải thưởng. Một phần có quá nhiều giải thưởng mang tính “xin - cho” khiến giá trị, uy tín của giải thưởng bị giảm sút.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

(LĐTĐ) Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Mỗi người dân chung tay xây dựng đường sạch, Hồ Tây không rác

Mỗi người dân chung tay xây dựng đường sạch, Hồ Tây không rác

(LĐTĐ) Sáng 27/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Ban Quản lý Hồ Tây đã tổ chức Lễ phát động ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự đô thị xung quanh Hồ Tây năm 2024.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đại hội Thể thao học sinh Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) -Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024, môn Vovinam Việt Võ Đạo - Cúp Nestlé MILO lần thứ VII vừa chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11, TPHCM), thu hút gần 1.500 vận động viên tham gia tranh tài.
Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

(LĐTĐ) Ở nửa cuối năm 2024, bất động sản dự kiến phục hồi với nhiều cải cách thể chế được thực hiện như Luật Đất đai năm 2023 có hiệu lực thực thi, trái phiếu doanh nghiệp có tín hiệu tốt từ cuối năm 2023.
Sơn Tây: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

Sơn Tây: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Ủy ban nhân dân thị xã và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân; khai mạc Hội thao công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) thị xã năm 2024.
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” được duy trì liên tục, rộng khắp đã thực sự là động lực thúc đẩy, động viên nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì tích cực tham gia, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của địa phương và đơn vị.

Tin khác

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Xem thêm
Phiên bản di động