Kỳ 3: Không thể đường càng đẹp tai nạn lại tăng
Kỳ 2: Vì sao tại nạn giao thông vẫn cao Kỳ 1: Khi các văn bản quy phạm đã đủ |
Áp lực còn nguyên
Gần 10 năm trước, ngày 25/2/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 356 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, Chính phủ đặt mục tiêu nhanh chóng phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, để đến năm 2020, cả nước có khoảng 2.018km.
Hệ thống đường cao tốc, 1A và các tuyến tỉnh lộ ngày càng được nâng cao (Ảnh: LĐ) |
Đến nay, theo số liệu thống kê của Bộ Giao thông vận tải, cả nước có khoảng 1.259km đường cao tốc đưa vào khai thác (đạt khoảng 57,6% so với quy hoạch). Nhìn chung, trong sự phát triển mọi mặt về cả kinh tế - xã hội những năm qua, hạ tầng giao thông đã có nhiều chuyển biến và đóng góp quan trọng. Một trong những đột phá lớn nhất đó là dù lượng phương tiện vẫn đang gia tăng nhanh chóng, nhưng tai nạn giao thông giảm ở cả 3 tiêu chí nhưng vẫn ở mức cao.
Báo cáo tại hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông 9 tháng đầu năm 2021, do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia quốc gia tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, 9 tháng qua (tính từ ngày 15/12/2020 đến 14/9/2021), toàn quốc xảy ra hơn 8.100 vụ tai nạn giao thông, làm chết gần 4.200 người, bị thương hơn 5.600 người. So với cùng kỳ, giảm hơn 2.500 vụ, giảm 817 người chết và giảm hơn 2.200 người bị thương.
Trong số hơn 5.000 vụ tai nạn giao thông đã xảy ra, thì có hơn 20% do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường; hơn 10% do chuyển hướng không chú ý; 3,18% do vi phạm tốc độ xe chạy; 4,11% do sử dụng rượu bia và hơn 52% là các nguyên nhân khác.
Đáng chú ý, có 9 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng cao là Quảng Bình, Tiền Giang, Sóc Trăng, Gia Lai, Thái Bình, Kiên Giang, Hậu Giang, Điện Biên, Quảng Trị, trong đó, có 2 tỉnh có số người chết tăng trên 10% trở lên là Điện Biên, Quảng Trị.
Đặc biệt, nhiều địa phương vẫn xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đơn cử như vụ tai nạn giao thông tại Thanh Hóa ngày 22/3/2021 làm 7 người tử vong; 2 vụ tai nạn giao thông ngày 16/3/2021 tại Hòa Bình và Nghệ An làm 5 người chết và 3 người bị thương; vụ tai nạn giao thông tại Phú Thọ ngày 21/9/2021 làm 5 người bị thiệt mạng...
Chặng đường gian nan
Cần nhìn nhận, theo số liệu thống kê tai nạn giao thông trong một vài năm gần đây có giảm đi, nhưng không đáng kể. Đó là chưa nói những con số thống kê cũng không phải là kết quả chính xác hoàn toàn. Đâu đó ở ngoài kia hàng ngày, thậm chí hàng giờ vẫn có những vụ va chạm giao thông nhưng đã được tự giải quyết với nhau.
Hiệu quả kéo giảm tai nạn giao thông sau khi thắt chặt xử lý vi phạm nồng độ cồn trong năm qua đã cho thấy, rượu, bia chính là “gốc rễ” của một phần không nhỏ số vụ tai nạn giao thông. |
Vậy nguyên nhân dẫn đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng là do đâu? Đầu tiên phải kể đến là việc gia tăng các phương tiện giao thông ngày càng nhiều với tốc độ nhanh chóng. Thứ hai là do dân số tăng, dẫn đến lượng người tham gia giao thông cũng tăng lên.
Nguyên nhân thứ ba là việc phát triển hạ tầng phục vụ giao thông đi lại dù được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng cũng không đáp ứng kịp nhu cầu và nhịp sống của xã hội hiện đại, đường tuy mở rộng nhưng lượng người không giảm đi do vậy đường sá vẫn chật hẹp, lượng xe có trọng tải lớn lưu thông nhiều nên đường sá mau chóng xuống cấp, hư hỏng.
Nguyên nhân thứ tư là nguyên nhân quan trọng nhất là sự thiếu ý thức của con người khi tham gia giao thông. Trong đó phải đặc biệt nhắc đến những vi phạm về nồng độ cồn. Nhiều chuyên gia cho rằng một trong những bước đột phá mạnh mẽ nhất về kéo giảm tai nạn giao thông thời gian qua chính là sự “mạnh tay” một cách toàn diện đối với xử lý vi phạm nồng độ cồn. Vấn đề này nhận được sự đồng tình, ủng hộ lớn của dư luận xã hội.
Theo đánh giá của ông Khuất Việt Hùng, trong hơn một năm qua, hiệu quả kéo giảm tai nạn giao thông sau khi thắt chặt xử lý vi phạm nồng độ cồn đã cho thấy, rượu, bia chính là “gốc rễ” của một phần không nhỏ số vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, đến nay, dù Nghị định 100/2019 vẫn được thực thi mạnh mẽ nhưng tổng thể không còn như giai đoạn đầu.
Đơn cử như mới đây, chỉ ít phút theo chân tổ công tác Đội cảnh sát giao thông số 6, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội ngày 27/10, PV đã chứng kiến tổ công tác xử lý 2 trường hợp điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn. Cả 2 trường hợp đều ý thức được hành vi vi phạm của mình và chấp hành xử phạt, tuy nhiên khi được hỏi tại sao biết mà vẫn vi phạm thì đều chỉ “im lặng”.
Nói như vậy để thấy, khi trở lại trạng thái bình thường mới cũng là lúc các hoạt động xã hội bắt nhịp trở lại, kèm với đó là các vi phạm nồng độ cồn nhất là vào dịp cuối năm. Chính vì vậy, việc phải “hâm nóng” lại Nghị định 100/2019 là điều hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tuấn Dũng
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42
Xử lý nghiêm vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm
Giao thông 17/12/2024 09:44
Cần quyết tâm cao để hiện thực hóa các mục tiêu Net zero
Giao thông 17/12/2024 09:05