Chung tay đẩy lùi tai nạn giao thông:

Kỳ 2: Vì sao tại nạn giao thông vẫn cao

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, trong 9 tháng năm 2021, do Thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, người dân hạn chế ra đường dẫn tới lưu lượng người, phương tiện giảm đáng kể. Tuy nhiên, toàn Thành phố vẫn xảy ra 589 vụ tai nạn giao thông, làm chết 249 người và bị thương 376 người...
Kỳ 1: Khi các văn bản quy phạm đã đủ

Nguyễn nhân do đâu?

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, số vụ tai nạn giao thông tại Hà Nội, trong 9 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 giảm 125 vụ (tương đương 17,51%); giảm 50 người chết (16,72%) và giảm 101 người bị thương (21,17%).

Trong số hơn 589 vụ tai nạn giao thông có đến 209 vụ do lỗi người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát (34,48%); đứng thứ hai là 112 vụ do đi sai phần đường (19,02%); còn lại là 69 vụ do lỗi vi phạm về tốc độ (11,71%) và các lỗi vi phạm khác...

Theo các chuyên gia, trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, nguyên nhân từ ý thức kém chiếm tới 90%, đồng thời người dân còn thiếu kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông.

Không khó để bắt gặp hiện tượng vượt đèn đỏ, hoặc nhiều người cố tình tăng ga vượt đèn vàng ở một số ngã tư. Người điều khiển phương tiện ô tô, xe máy chạy lấn làn đường, phóng nhanh, phanh gấp...

Kỳ 2: Vì sao tại nạn giao thông vẫn cao
Một số người dân còn thiếu kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông. (Ảnh minh họa: Chu Dũng)

Bên cạnh đó, có tình trạng cấp uỷ, chính quyền ở một số địa phương còn chưa quan tâm đúng mức, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là kiểm soát xe quá tải, cả nể khi xử lý vi phạm.

Ngoài ra, cùng với sự thiếu kiên quyết của chính quyền địa phương trong kiểm tra, xử lý, và sự tắc trách, chủ quan của chủ đầu tư và nhà thầu thi công ở một số công trình xây dựng cũng đã ảnh hưởng đến an toàn giao thông, mất mỹ quan đô thị.

Khung giờ cao điểm phản ánh rất rõ tình trạng kẹt cứng tại các nút giao cắt, ngã tư "thắt cổ chai", một số công trình xây dựng tràn lan gạch đá, ngổn ngang lấn chiếm phần lớn lòng đường, vỉa hè... khiến người tham gia giao thông gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển.

Đáng chú ý, sau khi được nới lỏng giãn cách xã hội, cùng với việc người dân ra đường đông thì tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông tại Hà Nội có dấu hiệu gia tăng trở lại. Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc liên quan đến nồng độ cồn.

Đơn cử như ngày 22/10, Tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông số 15 đã tiến hành dừng xe máy Honda Wave do anh Hoàng Văn P. (ở xã Đức Hoà, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) điều khiển trong tình trạng mặt đỏ gay. Tổ công tác sau đó đã thông báo kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn và yêu cầu anh P. thổi vào máy đo. Kết quả, anh P. vi phạm nồng độ cồn mức 0,280 miligam/1 lít khí thở...

Kỳ 2: Vì sao tại nạn giao thông vẫn cao
Thực hiện nghiêm quy định, hướng dẫn để hạn chế tai nạn giao thông đường sắt. (Ảnh minh họa: Minh Phương)

Về lĩnh vực giao thông đường sắt, những năm gần đây, mỗi khi xảy ra tai nạn, hậu quả để lại rất thương tâm. Ngày 7/10, tại Km 105 tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng đã xảy ra vụ va chạm giữa người đi xe máy và tàu hỏa chở hàng, khiến người đi xe máy tử vong.

Trước đó, khoảng 19h35 ngày 1/10 tại km190+500 khu gian Mậu A - Mậu Đông tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai thuộc thôn Đoàn Kết, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, tàu số 2701 di chuyển theo hướng Yên Viên - Lào Cai đã xảy ra va chạm với một nam thanh niên, khiến người này tử vong tại chỗ...

Theo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, hầu hết các vụ tai nạn giao thông đều xảy ra tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt, hoặc những đường ngang dân sinh. Để khắc phục tình trạng này cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là tại những địa bàn phức tạp về trật tự an toàn giao thông đường sắt vẫn phải được ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường sắt của người dân.

Ngoài ra, thực hiện lắp bổ sung biển báo, đặt thiết bị cảnh báo tự động, duy tu bảo dưỡng mặt đường sắt luôn an toàn. Đồng thời cần có sự phối hợp, triển khai ở các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua.

Cần nhiều giải pháp

Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo an toàn giao thông 9 tháng năm 2021 do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức ngày 15/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Phạm Bình Minh yêu cầu các địa phương gia tăng tai nạn giao thông báo cáo rõ nguyên nhân và tìm giải pháp tháo gỡ.

Ông Tạ Đức Giang, Phó Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội cho rằng, một trong những giải pháp giúp kéo giảm tai nạn giao thông thời gian tới, cơ quan chức năng cần thực hiện quyết liệt Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo ông Giang, Nghị định 100/2019/NĐ-CP với các chế tài đủ mạnh đã đi vào đời sống và thay đổi thói quen tham gia giao thông của người dân. Đa số người dân đồng tình, ủng hộ việc xử phạt nặng các trường hợp vi phạm, nhất là vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Kỳ 2: Vì sao tại nạn giao thông vẫn cao
Cảnh sát giao thông tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức ý thức cho người dân. (Ảnh minh họa: Minh Phương)

Bên cạnh đó, các địa phương quận huyện, thị xã phải thường xuyên khảo sát để kịp thời phát hiện các bất cập trong tổ chức giao thông, từ đó chủ động phối hợp với các đơn vị của Sở Giao thông vận tải Hà Nội duy tu, duy trì hệ thống hạ tầng giao thông.

Tại quận Đống Đa (Hà Nội), cơ quan chức năng đã di dời 6 đảo chờ xe buýt trên tuyến đường Láng và Xã Đàn, bổ sung các biển báo, biển cấm nhằm giảm nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt...

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa Hà Anh Tuấn, thời gian qua, cùng với tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, các lực lượng chức năng quận thường xuyên tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; xử lý các bất cập về kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh, xử lý các vi phạm về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ...

Nhằm tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông, giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tham mưu, hoàn thiện dự thảo Chương trình giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, ban hành; tham mưu hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 trình Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, ban hành.

Kỳ 2: Vì sao tại nạn giao thông vẫn cao
Cần thường xuyên ra soát, kiểm tra lắp bổ sung biển báo, đặt thiết bị cảnh báo tự động, duy tu bảo dưỡng mặt đường sắt luôn an toàn. (Ảnh minh họa: Minh Phương)

Trong đó, các chỉ tiêu cụ thể được đặt ra là: Phấn đấu tỷ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị đến năm 2025: 12%-15%, trong đó, tỷ lệ giao thông tĩnh đạt 1-2%; đến năm 2030 đặt tỷ lệ 15%-20%, trong đó tỷ lệ giao thông tĩnh đạt 2-3%. Tỷ lệ đảm nhiệm vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30%-35% và đến năm 2030 đạt 45%-50% nhu cầu đi của nhân dân.

Phấn đấu giảm tai nạn giao thông hàng năm từ 5% đến 10% trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Hằng năm, xử lý từ 7 điểm đến 10 điểm thường xuyên ùn, tắc giao thông, hạn chế phát sinh mới các điểm ùn tắc giao thông; không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút, xóa bỏ kịp thời các điểm đen về tại nạn giao thông.

Sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, cùng với thời điểm cuối năm, nhu cầu đi lại tăng cao, để kéo giảm tai nạn giao thông trong những tháng cuối năm, thiết nghĩ các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và chính quyền các địa phương cần tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông nhất là với đối tượng thanh thiếu niên.

Đồng thời, các lực lượng chức năng tăng cường kết hợp giữa công tác xử lý vi phạm với tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong cộng đồng, gắn với nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 10 tháng qua (tính từ ngày 15/12/2020 đến 14/10/2021), toàn quốc xảy ra 8.959 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.552 người, bị thương 6.218 người. So với 10 tháng năm 2020, số vụ tai nạn giao thông giảm sâu với 3.069 vụ (25,52%), số người chết giảm 1.033 người (18,5%) và số người bị thương giảm 2.719 người (30,42%).

Cụ thể, trên đường bộ xảy ra 8.851 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.465 người, bị thương 6.204 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 3.031 vụ (25,51%), giảm 1.010 người chết (18,45%), giảm 2.707 người bị thương (30,38%).

Trên đường sắt xảy ra 57 vụ, làm chết 46 người, bị thương 13 người. So với 10 tháng của năm 2020 giảm 21 vụ (26,92%), giảm 12 người chết (20,69%), giảm 8 người bị thương (38,1%).

Trên đường thủy xảy ra 44 vụ, làm 32 người chết, 1 người bị thương, giảm 14 vụ (24,14%), giảm 11 người chết (25,58%) và giảm 4 người bị thương (80%) so với cùng kỳ năm trước.

Tuyến hàng hải xảy ra 7 vụ, làm chết và mất tích 9 người, không có người bị thương. So với cùng kỳ giảm 3 vụ (30%), số người chết và mất tích, số người bị thương không thay đổi

Minh Phương

(Còn nữa)

Nên xem

Truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương và cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre trong vụ Xuyên Việt Oil

Truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương và cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre trong vụ Xuyên Việt Oil

(LĐTĐ) Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí"; "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"; "Đưa hối lộ"; "Nhận hối lộ"; "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Xuyên Việt Oil) và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Khu nhà tạm cư dành cho người dân làng Nủ dự kiến hoàn thành vào ngày 22/9

Khu nhà tạm cư dành cho người dân làng Nủ dự kiến hoàn thành vào ngày 22/9

(LĐTĐ) Dự kiến ngày 22/9 (Chủ Nhật), khu nhà tạm dành cho người dân thôn làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) sẽ hoàn thành. Đây là nơi ở mới của người dân thôn làng Nủ trong thời gian chờ khu tái định cư được xây dựng xong.
Cấp gói tín dụng 20 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Cấp gói tín dụng 20 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Chương trình “Chia sẻ yêu thương - Cùng bạn tới trường” cấp gói tín dụng 20 tỷ đồng, lãi suất 0% cho các sinh viên có quê quán tại 17 tỉnh, thành phố phía Bắc bị ảnh hưởng do bão số 3; hỗ trợ kinh phí 300 triệu đồng để cải tạo, sửa chữa 3 điểm trường bị ảnh hưởng, hư hại sau bão.
Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới hiện tại đang hoạt động mạnh trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, với sức gió gần tâm đạt cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo, trong 24-48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão, với cường độ dự kiến đạt cấp 8, giật cấp 10.
Vun đắp quan hệ hợp tác giữa hai thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

Vun đắp quan hệ hợp tác giữa hai thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, chiều 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã gặp và làm việc với Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thủ đô Viêng Chăn Anouphap Tounalom và Ủy viên Trung ương Đảng, Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Athsaphangthong Siphandone.
Tuyên án tử hình kẻ hiếp dâm, sát hại nữ quản lý phòng trọ ở Hà Nội

Tuyên án tử hình kẻ hiếp dâm, sát hại nữ quản lý phòng trọ ở Hà Nội

(LĐTĐ) Quan sát thấy khu nhà trọ vắng người, nạn nhân đi một mình, mang theo nhiều tài sản có giá trị nên Hoàng Minh Hào đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản, xâm hại tình dục và sát hại nạn nhân.
Cấm phương tiên lưu thông trên Quốc lộ 32 qua thị xã Sơn Tây do úng ngập

Cấm phương tiên lưu thông trên Quốc lộ 32 qua thị xã Sơn Tây do úng ngập

(LĐTĐ) Hiện nay, đoạn từ Km45+100 đến Km45+800 trên Quốc lộ 32, thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây, mặt đường ngập sâu trung bình 50cm. Do đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cấm toàn bộ phương tiện lưu thông qua đoạn tuyến.

Tin khác

Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội thông tin, từ ngày 20/9, đơn vị sẽ triển khai thẻ vé tháng ảo offline cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

(LĐTĐ) Để bảo đảm người dân Thủ đô có 1 đêm Trung thu an toàn, nhiều tổ công tác 141 - Công an thành phố Hà Nội đã được triển khai tại các tuyến, địa bàn trọng điểm. Nhiều thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe không gắn biển kiểm soát, khi thấy lực lượng 141 đã quay đầu xe, chạy ngược chiều nhưng đều bị các mũi của tổ công tác "khóa chặt".
Nhanh chóng khắc phục sự cố tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động trở lại bình thường

Nhanh chóng khắc phục sự cố tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động trở lại bình thường

(LĐTĐ) Khoảng 19h ngày 17/9, đoàn tàu điện chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang, quận Hà Đông thì bất ngờ dừng lại. Theo tìm hiểu, tàu không thể tiếp tục khởi hành là do lỗi kỹ thuật, bởi vậy, đoạn từ Phùng Khoang đến Yên Nghĩa tạm đóng để xử lý sự cố.
Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong những ngày qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã huy động mọi nguồn lực bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả của bão số 3. Đáng chú ý, ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng.
“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) quét qua Hà Nội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu, hạ tầng giao thông. Minh chứng dễ thấy nhất là hàng loạt các trục giao thông xảy ra ngập úng, hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông… Cơn bão số 3 là “phép thử” với năng lực ứng phó bão của ngành Giao thông Thủ đô trong việc khắc phục và giảm thiểu thiệt hại, tránh bị động trong mọi tình huống.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

(LĐTĐ) Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hiện đang gặp khó và có nguy cơ chậm tiến độ do vướng công tác giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu xây dựng.
Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

(LĐTĐ) Từ 11h ngày 16/9, các phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ nội địa khu vực luồng qua khoang thông thuyền cụm cầu Long Biên - Chương Dương, có lý trình đường thủy nội địa từ Km181+000 đến Km184+500 sông Hồng, sẽ được phép lưu thông.
Người Hà Nội vất vả đi làm vì ngập và ùn tắc

Người Hà Nội vất vả đi làm vì ngập và ùn tắc

(LĐTĐ) Sáng nay 16/9, mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội bị ngập úng, giao thông đi lại khó khăn.
Mưa lớn lúc rạng sáng, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu trong ngày đầu tuần

Mưa lớn lúc rạng sáng, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu trong ngày đầu tuần

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (16/9), Hà Nội đón một trận mưa rất lớn bao trùm thành phố, nhiều nơi mưa phổ biến từ 100-150mm, riêng Đông Anh, mưa tới 234mm. Nhiều tuyến phố nội thành ngập sâu, giao thông tê liệt.
Miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Phát huy tinh thần đoàn kết, “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”; để hỗ trợ vận chuyển hàng hoá cứu trợ đến các khu vực bị ảnh hưởng, giúp nhân dân khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất, Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp BOT, xem xét, chỉ đạo các trạm thu phí miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ.
Xem thêm
Phiên bản di động