Kỳ 2: Bí mật “liều thuốc” chống lại Covid-19
Kỳ 1: Chuyện nhà 4 người cùng mắc Covid-19 Hai quận, huyện đầu tiên kiểm soát được dịch tại thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trả lương cho F0 khỏi bệnh tham gia chống dịch |
Chiến thắng nỗi sợ hãi
Cơn bão Covid-19 càn quét thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam lần thứ 4. Dù là khu biệt thự hạng sang ở trung tâm thành phố, hay các phòng trọ nghèo nằm ven đô, đâu đâu cũng có tiếng than thở vì sức tàn phá khủng khiếp của con virus vô hình.
Bên ngoài, đội ngũ y tế gồng lên để đẩy lùi dịch bệnh, lực lượng chức năng khẩn trương hỗ trợ an sinh cho người dân. Còn phía sau cánh cửa, người dân lặng lẽ thu mình, chờ đợi, hy vọng sớm dập được dịch và gia đình sẽ bình an. Thế nhưng bằng một cách nào đó, Covid-19 vẫn len lỏi qua từng hẻm, lặng lẽ tấn công vào những con người bé nhỏ.
Không lo sợ chính là “liều thuốc” quan trọng hơn cả để chiến đấu với dịch bệnh - các F0 đều nói vậy.
Ngày 2/8, Huỳnh Tấn Ngọc (SN 1995, ngụ Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) bắt đầu bị sốt, nhưng chỉ nghĩ bị ốm thông thường do thời tiết.
“Sang đến ngày hôm sau tôi bị nhức người, nhức đầu, nhưng không có triệu chứng khó thở, đau ngực nên chỉ uống thuốc hạ sốt bình thường. Ban đầu tôi cũng không nghĩ là mình bị Covid-19, bởi rõ ràng là tôi không tiếp xúc với ai quá gần”, Ngọc nói.
Buổi sáng, virus dường như “trốn” đâu đó trả lại cơ thể khỏe mạnh cho Ngọc, nhưng đến tối thì các cơn đau mỏi và sốt lại ập đến. Ngày thứ 5, Ngọc bắt đầu bị mất khứu giác. Ý thức được virus thật sự ghé thăm, Ngọc test nhanh và cho kết quả dương tính.
Các y, bác sĩ đang tích cực điều trị cho 1 F0 trở nặng. |
“Lúc đó ăn bất cứ cái gì cũng ngửi giống như mùi nấm xào, ăn không ngon miệng vẫn phải cố ăn, phải ăn nhiều hơn bình thường”, Ngọc nói.
Bên cạnh việc ăn nhiều, Ngọc cũng thường xuyên uống nước chanh tự nhiên để tăng sức đề kháng và giữ cho vùng cổ luôn kín, không bị gió lạnh.
“Ban đầu không nghĩ là Covid-19 nên tôi vô tư lắm, sau khi biết là F0 cũng lo một chút rồi thôi. Tôi chăm tập thở và giữ tinh thần. Quan trọng là mình phải vượt qua sự sợ hãi, đừng để nó lấn át mình, chỉ cần mình buông xuôi thì cơ thể không thể nào chịu đựng được”, Ngọc nhấn mạnh, Sau khi tinh thần trở nên phấn chấn hơn, chỉ một tuần sau sức khỏe của Ngọc được cải thiện rõ rệt và nhanh chóng test âm tính trở lại.
“Một bạn ở gần nhà tôi cũng không nghĩ là nhiễm Covid-19 vì không đi đâu khỏi nhà, nên khi thành F0 rất sốc. Họ không chịu ăn uống gì, lúc nào cũng sợ hãi nên trở nặng, phải nhập viện điều trị”, Ngọc kể.
Cũng như nhiều người khác, anh Tâm không biết mình nhiễm Covid-19 từ lúc nào, trong khi hầu như tất cả thời gian từ lúc thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu giãn cách, anh đều ở nhà.
“Thỉnh thoảng tôi có ra ngoài để mua đồ ăn, tôi nghĩ mình bị nhiễm trong khoảng thời gian đó. Lúc bị nhiễm tôi cũng đã tiêm vắc xin mũi 1 được 4 tuần”, anh nói.
Thời điểm phát hiện mình nhiễm bệnh, anh hoang mang vì các thông tin đáng sợ về virus từng nghe và đọc được. Nhất là khi anh đang sống một mình, không có sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè.
Nhiều trường học được trưng dụng làm khu cách ly F0 có triệu chứng nhẹ. |
“Mọi người động viên rất nhiều nên tôi vững tâm hơn. Sau khi phát hiện nhiễm Covid-19, các triệu chứng của tôi cũng không trở nặng, vì vậy tôi không nhờ đến sự hỗ trợ từ y tế phường”, anh Tâm kể.
Anh Tâm chỉ bị sốt nhẹ, ngoài ra không có thêm triệu chứng nào khác. Từ lúc trở thành F0, anh duy trì việc xông hơi bằng sả và gừng 4 lần/ngày, kết hợp khò muối 2 tiếng 1 lần, những lúc nhiệt độ tăng anh uống thuốc để hạ cơn sốt. Sau 1 tuần, kết quả xét nghiệm của anh đã âm tính trở lại.
“Thật sự trước khi bị nhiễm Covid-19 tôi cứ nghĩ rằng nó rất ghê gớm, nhưng may mắn tôi đã vượt qua dễ dàng. Quan trọng nhất là các F0 cần bình tĩnh, theo dõi kỹ trạng thái cơ thể biến đổi như thế nào để có biện pháp ứng phó với nó. Những người triệu chứng nhẹ có thể lướt qua nhanh giống tôi, nhưng nếu có triệu chứng nặng hơn nên nhờ sự hỗ trợ từ y tế phường”, anh Tâm nói.
Suy nghĩ lạc quan, tinh thần vững mạnh
Chưa có nghiên cứu cụ thể, nhưng yếu tố tinh thần của bệnh nhân đóng vai trò rất lớn đối với hệ miễn dịch. Nếu hoảng và lo thì hệ miễn dịch sẽ rối loạn.
Nguyễn Thị Phương là nhân viên một đơn vị tiêm chủng ở thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương). Khi đang chuẩn bị tham gia vào đội ngũ tình nguyện viên tiêm vắc xin của thành phố Dĩ An thì bị sốt. Để yên tâm lên đường làm nhiệm vụ, chị đi test Covid-19, kết quả dương tính với Covid-19.
Sau khi báo với đơn vị, chị được đưa vào điểm cách ly tại trường Tân Đông Hiệp.
Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương là tỉnh xếp thứ 2 về cao điểm dịch bệnh. Vì vậy, các bệnh viện Bình Dương hầu như đã không còn giường điều trị. Những F0 nhẹ được cách ly ở trường học, nếu trở nặng sẽ được lực lượng y tế chuyển vào bệnh viện cấp cứu.
Mặc dù sinh hoạt nhiều khó khăn trong khu cách ly, nhưng nhiều người giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. |
“Lúc đầu không được đưa thẳng đến bệnh viện, tôi cũng hoang mang, nhưng được người nhà động viên nên tinh thần thoải mái nhiều”, chị Phương kể.
Vào điểm cách ly, chị tuân thủ nguyên tắc và yêu cầu của đội ngũ y tế. Đặc biệt, chị tranh thủ ngủ thật nhiều để cơ thể được nghỉ ngơi. “Thời gian không ngủ được thì xem các bộ phim hài hoặc chương trình giải trí, đừng nên xem quá nhiều thông tin tiêu cực về dịch bệnh sẽ lo lắng. Cứ giữ liên lạc và tin tưởng sự hướng dẫn của bác sĩ”, chị Phương chia sẻ.
Sau 2 tuần, chị Phương không còn sốt hay mệt mỏi, chỉ còn ho khan. Đến tuần thứ 3 thì có kết quả xét nghiệm âm tính và được về nhà.
Cũng như chị Phương, Lê Thị Phương Dung (ngụ thành phố Thuận An, Bình Dương) cũng được đưa vào khu cách ly ở trường tiểu học Bình Thuận vào ngày 9/8.
“Gần như cả khu nhà tôi đều nhiễm Covid-19. Lúc đầu bị sốt người cứ rã rời, chịu không được”, Dung kể.
Khi mới vào khu cách ly, không như nhiều người chỉ ngồi lo lắng, Dung chủ động tìm bác sĩ để xin kê thuốc uống. Vì đã tiêm 1 mũi vắc xin, cùng với việc ăn uống đầy đủ và tinh thần lạc quan, chỉ 8 ngày sau khi vào khu cách ly Dung đã có kết quả âm tính với Covid-19. Sau 10 ngày ở khu cách ly, Dung chính thức được xuất viện về nhà.
Có thể thấy rằng, từng F0 có hoàn cảnh và diễn biến tâm lý khác nhau. Thế nhưng có một điểm chung chính là muốn nhanh chóng hết bệnh thì không nên quá lo lắng, hoảng hốt.
Để nâng cao sức khỏe, các F0 trong khu cách ly thường xuyên tập thể dục. |
Trong buổi chia sẻ với các F0, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng 1) nói: “Càng tưởng tượng sẽ càng hoảng loạn. Càng hoảng loạn thì sẽ càng thấy mệt. Ráng làm bất cứ cái gì mình thích, mình cho là thư giãn. Thiền, nghe giảng đạo, xem phim hài... và tạm dừng đọc tin tức về Covid-19, nếu những bản tin đó khiến bạn nặng nề”.
Bộ Y tế cũng vừa có hướng dẫn F0 cần tránh xem, đọc hoặc nghe những câu chuyện tin tức về dịch Covid-19, nhất là trên các mạng xã hội.
F0 nên chăm sóc cơ thể và sức khỏe tinh thần của bản thân như hít thở sâu hoặc thực hành thiền; ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng; tập thể dục thường xuyên, vừa sức, không thức khuya.
Đồng thời tránh sử dụng rượu/bia, thuốc lá, ma túy, các loại thức ăn nước uống có chất kích thích. Dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn; cố gắng thực hiện một vài hoạt động mà bản thân yêu thích.
"Gọi cho nhân viên y tế phụ trách nếu căng thẳng tinh thần ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày trong nhiều ngày liên tiếp. Thừa nhận việc căng thẳng cũng không sao, không có gì là xấu hổ khi nhờ người khác giúp đỡ", Bộ Y tế lưu ý.
Kỳ 3: Những F0 xung phong lên tuyến đầu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20