Kỳ 1: Những bức tường lịch sử
Thăng Long - Hà Nội những dấu son lịch sử Ấn tượng “Thăng Long - Hà Nội những dấu son lịch sử” |
Không đồ sộ như Vạn Lý Trường Thành, không mang đậm chất lịch sử như Bức tường Berlin, cũng không thú vị như bức tường kẹo cao su trên phố Seattle hay đậm chất tôn giáo như Bức tường phía Tây ở Jerusalem, những bức tường ở Hà Nội như Con đường gốm sứ, Bích họa Phùng Hưng, công trình nghệ thuật Phúc Tân… cũng là những “điểm đến” hấp dẫn đối với du khách và người dân Thủ đô.
Bức tường bích họa phố Phan Đình Phùng (ảnh Lương Hằng) |
Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, dự án nghệ thuật cho không gian sống Phố bích họa Phùng Hưng đã góp phần không nhỏ trong xây dựng cảnh quan mang tính nghệ thuật của Thủ đô. Từ một đoạn phố gần như bị lãng quên bởi trước đây thường dùng để trông xe và tập kết phế liệu, phế thải khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm nặng nề, đến nay, dự án nghệ thuật với những bức tường đá được lấp đầy bởi các tác phẩm bích họa sống động dưới gầm cầu dường như đã làm hồi sinh trở lại con phố này. Hầu hết các tác phẩm đều gợi nhớ lại cuộc sống sinh hoạt chen chúc, chật chội trước đây của người dân phố cổ.
Cho đến nay, mỗi ngày con phố này được chứng kiến nhiều lượt khách tới thưởng lãm và chụp ảnh check-in, khiến con phố Phùng Hưng trở nên nhộn nhịp và người dân nơi đây có thêm cơ hội hưởng lợi từ việc cung cấp dịch vụ cho các du khách mỗi ngày.
Chạy dọc từ cửa khẩu An Dương trên đường Yên Phụ, dọc theo phố Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư đến tận cửa khẩu Vạn Kiếp, Con đường gốm sứ ven sông Hồng với chiều dài 4km, diện tích gần 7.000 mét vuông, mỗi mét vuông tranh tường sử dụng khoảng 1.000 miếng gốm nhỏ. Những mảnh gốm nhỏ chỉ có kích cỡ 3x3cm ấy đã phủ óng ánh lên bề mặt vách bê tông khô cứng trên con đường đê chạy dài ôm lấy Thủ đô Hà Nội, mang lại vẻ đẹp rực rỡ cho cảnh quan đô thị.
Ở góc độ không nhỏ mang tính giáo dục, lịch sử, con đường đã giới thiệu đất nước con người Việt Nam từ thời Đông Sơn qua Lý, Trần, Lê, Nguyễn; hoa văn của 54 dân tộc anh em; làng quê Việt Nam; tranh gốm phong cách đương đại do các họa sĩ thể hiện; tranh thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với khát vọng hòa bình; lễ hội dân gian; dấu ấn định đô Thăng Long; mùa xuân phố cổ…
Ngoài ra công trình còn bộc lộ tình hữu nghị quốc tế khi thể hiện hoa văn cùng cảnh sắc đặc trưng của nhiều quốc gia. Con đường Gốm Sứ từ lâu đã trở nên thân quen với người dân Thủ đô và sự hấp dẫn với du khách khi đến với Hà Nội.
Phố Phan Đình Phùng là một con phố đẹp với những hành cây rợp bóng mát và vỉa hè rộng rãi, gần đây đã trở thành nơi tập trung của nhiều người yêu thích nhiếp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc, vẻ đẹp thiên nhiên ban cho con đường này. Trên những mảng tường xung quanh ngôi trường, nhiều bức tranh tường đã xuất hiện, ghi lại một vài địa danh nổi tiếng của Hà Nội như Cầu Long Biên, chùa Một Cột, chợ Đồng Xuân, Phố Cổ… đồng thời cũng ghi dấu ấn kỷ niệm thời học sinh như hoa phượng đỏ, ngôi trường cổ kính được xây từ thời Pháp thuộc... Mỗi ngày đẹp trời, đặc biệt vào các ngày cuối tuần, ngày lễ, tết.. thật dễ dàng bắt gặp rất nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau tới đây để được hòa mình vào không gian tươi mát rợp bóng cây, hòa lẫn bức tường bích họa đa sắc màu.
Một “bức tường” mới nhất được dựng lên ven sông Hồng đó là dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân. Bãi Phúc Tân là tên một khu phố nằm ngoài con đê Yên Phụ, ngăn lụt từ sông Hồng tràn vào thành phố Hà Nội. Với địa thế nằm ven sông, giữa hai cây cầu Long Biên và Chương Dương, nhiều năm trở thành nơi đổ rác và phế thải gây mất vệ sinh, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của dân cư. Khi dự án “Cảo tạo nâng cấp cảnh quan khu vực ven sông Hồng”, bãi rác đã trở thành một không gian nghệ thuật, một điểm đến thú vị đối với người dân yêu thích các tác phẩm nghệ thuật công cộng. Sự độc đáo từ chất liệu cho đến cách biểu đạt đã góp phần không nhỏ trong tạo dựng không gian nghệ thuật này, các chất liệu được dùng gợi nhớ lịch sử và đặc biệt là các vấn đề môi trường cần được bảo vệ như hàng ngàn mảnh gương nhỏ ghép nên mô hình “Cầu Long Biên”, từ đó du khách có thể nhìn thấy hình ảnh cây cầu lịch sử in bóng. Cùng sử dụng chất liệu gương và inox, sắt phế thải, tác phẩm “Gánh hàng rong” gợi lên những ký ức xa xưa về người buôn bán rong trên các con ngõ, phố Hà Nội xưa.
Dự án phần lớn sử dụng những đồ tái chế từ vỏ chai nhựa, thùng phi, vành lốp bánh xe máy, ông bô xả… cũng như các đồ rác thải từ chính nơi đây cũng như từ những khu xử lý đồ tái chế khác trong thành phố làm nguyên liệu chính để tái tạo ra các tác phẩm sắp đặt tương tác với bối cảnh của dòng sông Hồng cũng như cùng lịch sử văn hoá phong phú của Thăng Long Kẻ Chợ. 16 tác phẩm sắp đặt nghệ thuật trải dài trên những bức tường còn sót lại kéo dài gần 200 mét với thiết kế có thể mang tới hiệu quả cả ban ngày cũng như cả hiệu ứng ánh sáng ban đêm, được kỳ vọng là một điểm nhấn tiếp theo của thành phố, có khả năng thu hút cộng đồng cũng như mang lại lợi ích về văn hoá, môi trường và tham quan du lịch cho chính người dân địa phương.
Hay mới đây, 21 công trình “Tranh tường bích họa” và “Con đường bích họa” trên địa bàn quận Đống Đa với tổng diện tích hơn 1.200 mét vuông đã được hoàn thành. Công trình tranh tường bích hoạ với các bức tranh 3D về các điểm di tích quận Đống Đa như Văn Miếu Quốc Tử Giám, làng Láng xưa, ga Hàng Cỏ… là các chủ đề gắn với lịch sử, những truyền thống tốt đẹp của người Tràng An đã giúp cho diện mạo con phố Hoàng Cầu trở nên sống động và trở thành điểm check-in đầy sức sống của người dân và du khách.
Tuy nhiên, theo phân tích của phó giáo sư, tiến sĩ Đoàn Thị Mỹ Hương (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam), chức năng của điểm đến du lịch là phải thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch và cần có sự tập trung các tiện nghi, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của du khách. Các yếu tố cấu thành nên một điểm đến du lịch đó là: Hấp dẫn khách du lịch; giao thông đi lại thuận tiện; có nơi ăn nghỉ; có tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ; có các hoạt động khác bổ sung.
Nhìn vào 5 thành tố này, liên hệ tới những không gian nghệ thuật công cộng nói chung và các dự án bích họa trên tường nói riêng, là cơ sở để lý giải sự vắng vẻ của các dự án đầu tư nhiều tiền như Con đường Gốm Sứ, sự thưa dần mức độ quan tâm của dân chúng tới không gian nghệ thuật như bức tường trên đường Phan Đình Phùng, kể cả những bức tường dự án Phúc Tân cũng không nằm ngoài thực trạng này. Trong khi đó, lượng du khách đến thăm và chụp ảnh, ghi hình trên phố bích họa Phùng Hưng vẫn luôn là điểm du lịch khá đông người. Điều gì đã làm nên sự khác biệt này?./.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36