Một thoáng “xưa và nay” với con đường bích họa đẹp nhất huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Con đường bích hoạ tại xã Hiền Giang (khu vực phía Tây huyện Thường Tín, Hà Nội) không chỉ mang đến một vẻ đẹp mới cho những tuyến đường quen thuộc mà còn trở thành điểm nhấn về du lịch văn hoá, thu hút nhiều người đến tham quan, chụp ảnh kỷ niệm.
LĐLĐ huyện Thường Tín: Đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo sức lan tỏa sâu rộng Đoàn thanh niên Công an huyện Thường Tín Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022-2027 LĐLĐ huyện Thường Tín: Phát động Tháng Công nhân, hưởng ứng Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2022
Một thoáng “xưa và nay” với con đường bích họa đẹp nhất huyện Thường Tín
Con đường bích hoạ tại khu vực cổng chào huyện Thường Tín, trên tuyến tỉnh lộ 427 thuộc địa bàn xã Hiền Giang

Con đường bích hoạ tại khu vực cổng chào huyện Thường Tín, trên tuyến tỉnh lộ 427 thuộc địa bàn xã Hiền Giang. Không gian nơi đây như một bức tranh “khổ lớn” được thực hiện bởi các họa sĩ trẻ của huyện Thường Tín.

Con đường bích hoạ tái hiện lại nhiều dấu ấn lịch sử như hình ảnh Đại thi hào Nguyễn Trãi, câu chuyện tình Chử Đồng Tử Tiên Dung, Văn Từ - Thượng Phúc tượng trưng cho vùng đất khoa bảng; giới thiệu các làng nghề tiêu biểu của huyện Thường Tín như: làng nghề điêu khắc Hiền Giang, nghề thêu Quất Động, nghề Đan lưới Trần Phú (Minh Cường)...

Một thoáng “xưa và nay” với con đường bích họa đẹp nhất huyện Thường Tín
Không gian nơi đây như một bức tranh “khổ lớn” được thực hiện bởi các họa sĩ trẻ của huyện Thường Tín.

Đặc biệt, con đường bích họa là bức tranh tái hiện hình ảnh Hai Bà Trưng - hai vị Anh hùng dân tộc cưỡi voi phất cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Ngô, dựng nên chính quyền độc lập tự chủ của nước nhà trong một thời gian ngắn; tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Từ khi có con đường bích họa tại đây, rất nhiều người đã dành thời gian đến thăm quan, chụp ảnh kỷ niệm. Trong đó, các bạn trẻ tới đây thường chia sẻ lại một số kinh nghiệm nhỏ để có một bộ ảnh đẹp với những bức ảnh hoài cổ chuẩn “thời bố mẹ ngày xưa”, đó là nên mặc các trang phục truyền thống như áo dài, áo bà ba và các phụ kiện cổ ngày xưa như chuỗi hạt, kẹp tóc, dép gỗ…

Một thoáng “xưa và nay” với con đường bích họa đẹp nhất huyện Thường Tín
Con đường bích họa là bức tranh tái hiện hình ảnh Hai Bà Trưng - hai vị Anh hùng dân tộc cưỡi voi phất cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Ngô.

Không gian trở nên vui vẻ, nhộn nhịp và tấp nập hơn hẳn từ khi có những bức bích họa. Người dân nơi đây cũng có cơ hội được trở lại hồi ức của những năm tháng xưa cũ. Trong đó, rất nhiều người dân huyện Thường Tín cảm thấy hoài niệm và xúc động khi ngắm nhìn những bức bích họa này, bởi đây là những ký ức gắn liền với họ từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành với những hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi và bình dị.

Ngoài bức tường thành đa sắc màu, con đường bích họa này còn mang đến một cảm giác gần gũi, thanh bình và thư thái lạ thường. Con đường vừa tràn ngập sắc màu hoa lá, vừa rực sáng qua những bút tích bay bổng, ấn tượng mà không kém phần ngộ nghĩnh.

Một thoáng “xưa và nay” với con đường bích họa đẹp nhất huyện Thường Tín
Con đường bích họa này còn mang đến một cảm giác gần gũi, thanh bình và thư thái lạ thường

Với mong muốn mọi người cùng chung tay góp sức làm đẹp cho quê hương, Thường Tín đã tạo nên điểm nhấn mới cho cảnh quan khu vực. Mỗi bức tranh có nội dung khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa tuyên truyền về lịch sử quê hương và hành trình nhân dân đồng lòng chung sức xây dựng nông thôn mới…

Công trình này này tạo cảnh quan môi trường xanh, sạnh, đẹp và khuyến khích nhân dân chung tay giữ gìn, bảo vệ cảnh quan địa phương.

Thông điệp giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp từ những bức bích họa trên địa bàn huyện Thường đã và đang được nhân rộng. Qua đó lan tỏa nhiều hơn nữa những việc làm ý nghĩa, những hành động thiết thực của mỗi người dân địa phương trong thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Thường Tín nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung.
K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

(LĐTĐ) Có một Hà Nội, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”; có một Hà Nội quật cường trong chiến đấu - “đất rung ngói tan gạch nát”; có một Hà Nội nơi thiên nhiên ban tặng 4 mùa giao hòa cỏ cây, hoa lá. Và cũng có một Hà Nội nồng nàn thu, nồng nàn hoa sữa; là những tiếng gió rít trong những đêm lạnh khôn tả mùa đông; là những tiếng rao đêm… Chỉ ngần ấy cũng đủ làm cho trái tim các nhà thơ, nhà văn “thức giấc”. Những ngôn từ về Hà Nội cứ thế chảy ra trên từng trang viết và từng phím dương cầm…
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày tháng 10 là khoảnh khắc mà đất trời như hòa quyện trong một bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái. Mùa thu đã về từ lâu, nhưng tháng 10 luôn là thời điểm mà những đặc trưng của mùa thu Thủ đô trở nên rõ ràng và sâu sắc nhất. Từ những hàng cây vàng rực lá, đến những con phố cổ kính ngập tràn hương hoa sữa, tất cả đều làm nên một Hà Nội đặc trưng của những ngày thu không thể lẫn vào đâu được.
Trách nhiệm với quê hương, đất nước

Trách nhiệm với quê hương, đất nước

(LĐTĐ) Hà Nội - thành phố ngàn năm văn hiến luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ. Mảnh đất ấy ngày càng trở nên tươi trẻ, năng động và phát triển hơn nhờ sự cống hiến tích cực của biết bao thế hệ trẻ. Với lòng nhiệt huyết cùng ý chí vươn lên, thanh niên Thủ đô đang đóng góp không ngừng nghỉ để xây dựng Việt Nam ngày càng phát triển, đáng sống, thể hiện trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”

Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”

(LĐTĐ) Với những đóng góp, cống hiến to lớn, đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, ngày 8/10, đồng chí đã được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"; gặp mặt nguyên cán bộ Công an Thành phố thời kỳ kháng chiến chống Pháp và tham gia tiếp quản Thủ đô.
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

(LĐTĐ) Sáng 5/10, tại Hoàng thành Thăng Long, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”.
Xem thêm
Phiên bản di động