Nhức nhối nạn lừa đảo qua điện thoại:

Kỳ 1: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới

(LĐTĐ) Cùng với những chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng, thời gian qua, những tội phạm có tổ chức lại lợi dụng sự nhẹ dạ của khách hàng để thực hiện hành vi lừa đảo qua các cuộc điện thoại.
Mất gần 1 tỷ đồng sau một cuộc điện thoại Khuyến cáo người dân cảnh giác trước tình trạng giả danh công an để lừa đảo qua điện thoại

Mặc dù đã được cảnh báo, song thời gian gần đây, nhiều người dân vẫn mắc “bẫy” kẻ xấu khi bị các đối tượng thực hiện cuộc gọi giả mạo cơ quan chức năng, đơn vị cung cấp dịch vụ… lừa đảo chiếm đoạt tiền…

Kỳ 1: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới
Nhiều trường hợp đã bị mất tiền từ các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo. Ảnh minh họa

Mới đây, khi đang ngồi ăn trưa cùng bạn bè, chị Hoàng Thị Thủy (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhận được cuộc gọi đến với nội dung thông báo số điện thoại của chị sẽ bị cắt dịch vụ sau 2 giờ nữa, để giải quyết cần liên hệ tới số điện thoại “tổng đài” do đối tượng cung cấp. Tò mò, chị Thuỷ gọi lại đến số điện thoại được cho là “tổng đài” thì phía đầu dây bên kia yêu cầu chị cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số căn cước công dân... để hỗ trợ kỹ thuật. Đến lúc này, chị Thủy khẳng định là thủ đoạn lừa đảo nên đã không cung cấp theo yêu cầu của người gọi. Dù vậy, chị cũng rất lo lắng vì đây là một chiêu trò mới nên vội cảnh báo cho người thân trong gia đình cũng như bạn bè.

Ngoài các cuộc gọi như trên, gần đây, nhiều người dân phản ánh, liên tục nhận những cuộc gọi mời làm việc với mức lương cao. Có công việc chỉ cần làm việc ở nhà nhưng mức lương từ 20-30 triệu đồng/tháng. “Những người này mời gọi tôi làm cộng tác viên cho một thương hiệu mỹ phẩm. Mức hoa hồng khi bán được sản phẩm lên tới 40% và bắt buộc phải đặt cọc trước hơn số tiền 20 triệu đồng để nhận sản phẩm về bán. Nghi ngờ đây là hình thức lừa đảo, kinh doanh đa cấp biến tướng nên tôi cũng chặn số ngay”, chị Nguyễn Thị Hải (ở phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết…

Có thể thấy, thời gian qua, chiêu trò lừa đảo bằng hình thức gọi điện thoại không phải là mới, thế nhưng, tình trạng này đang tăng lên chóng mặt trong thời gian gần đây. Những kẻ bất lương vẫn chủ yếu sử dụng “chiêu bài” cũ: Mở nhiều tài khoản ảo, sử dụng SIM rác để gọi điện, dụ nạn nhân chuyển tiền thanh toán cước viễn thông “để không bị khóa điện thoại”, hay gửi toàn bộ tiền trong tài khoản cá nhân vào “tài khoản tạm giữ” để công an xác minh, hoặc yêu cầu nộp thuế để nhận “bưu phẩm có giá trị lớn từ nước ngoài gửi về”... Nếu người bị hại làm theo, chúng sẽ lập tức chiếm đoạt.

Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp đã bị mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng từ các cuộc gọi lừa đảo như trên. Trước đó, trong tháng 11/2022, Công an phường Ngọc Thụy, quận Long Biên (Hà Nội) đã tiếp nhận đơn trình báo của bà D (59 tuổi, trú tại quận Long Biên, Hà Nội) về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới gần 6 tỉ đồng. Bà D cho hay, bản thân nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là đại tá Công an. Đối tượng nói bà D. có liên quan đến đường dây mua bán ma tuý và yêu cầu phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Sau đó, bà D làm theo các yêu cầu của chúng và phát hiện tài khoản bị mất gần 6 tỷ đồng nên mới đến cơ quan Công an trình báo.

Cuối năm 2022, Công an thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình cũng đã phát hiện trên địa bàn xuất hiện đối tượng lừa đảo qua mạng viễn thông. Sau một thời gian xác minh, điều tra, ngày 29/12/2022, lực lượng Công an đã tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh quần áo tại số nhà 83, đường Nguyễn Văn Cừ, phố Vạn Xuân 1, phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình.

Thời điểm kiểm tra, lực lượng công an đã phát hiện Dương Văn Cao (sinh năm 1997) và vợ là Hoàng Thị Mỹ Hằng (sinh năm 1997), trú tại phố Kim Đa, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình là chủ cửa hàng quần áo cùng một số người khác đang có hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng viễn thông. Lực lượng Công an thu giữ 10 bộ máy tính, 11 điện thoại di động, nhiều gói bưu phẩm đựng sim điện thoại, hơn 1.000 thẻ sim điện thoại và sim data 128, cùng nhiều vật dụng là thẻ bùa, giấy chứng nhận công đức, vật phẩm phong thủy...; tạm giữ 8 đối tượng để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tại cơ quan Công an, bước đầu các đối tượng khai nhận, với thủ đoạn mua data (Danh sách thông tin khách hàng) và phôi sim không còn giá trị sử dụng, các đối tượng đã giả danh nhân viên nhà mạng gọi điện thoại tư vấn lừa bán các sim không còn sử dụng hoặc giả cô đồng chào bán các vật phẩm phong thuỷ cho những người nhẹ dạ, cả tin với giá cao hòng chiếm đoạt tài sản. Bước đầu cơ quan chức năng xác định, từ năm 2019 đến nay, nhóm này đã thực hiện hành vi lừa đảo với gần 59.300 bị hại ở 40 tỉnh, thành trên cả nước, chiếm đoạt số tiền gần 14 tỷ đồng.

Theo Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, tính riêng trong năm 2022, có 3 nhóm lừa đảo chính với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam. Nhóm 1 là giả mạo thương hiệu; nhóm 2 là chiếm đoạt tài khoản; nhóm 3 là các hình thức kết hợp. Tội phạm có thể sử dụng số điện thoại giả danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông… để gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản; sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết…

Kim Tiến

Kỳ 2: Giải pháp nào để ngăn chặn?

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh Hòa: Khởi tố vụ án phá rừng hàng chục m3 gỗ

Khánh Hòa: Khởi tố vụ án phá rừng hàng chục m3 gỗ

(LĐTĐ) Tối 22/3, nguồn tin của Báo Lao động Thủ đô từ Hạt kiểm lâm Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) cung cấp, đơn vị vừa ban hành quyết định khởi tố ...
Huyện Thường Tín: Cần xử lý cán bộ, công chức vi phạm trong thực thi công vụ

Huyện Thường Tín: Cần xử lý cán bộ, công chức vi phạm trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Phó trưởng Đoàn kiểm tra công vụ Thành phố đề nghị UBND huyện Thường Tín có biện pháp xử lý phù hợp với cán bộ, công chức vi phạm trong ...
Bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao

Bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao

(LĐTĐ) Theo Cục Viễn thông, sau hơn 10 ngày triển khai, số lượng thuê bao đến chuẩn hoá khi nhận được thông báo của các doanh nghiệp đạt hơn 1 triệu ...
TP.HCM: Kịp thời đưa sản phụ từ xã đảo Thạnh An vào đất liền cấp cứu

TP.HCM: Kịp thời đưa sản phụ từ xã đảo Thạnh An vào đất liền cấp cứu

(LĐTĐ) Ngày 22/3, bác sĩ Luân Thanh Trường, Trạm trưởng Trạm y tế xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đội ngũ y ...
Hoa Sơn tra - mùa hoa của Nậm Nghiệp

Hoa Sơn tra - mùa hoa của Nậm Nghiệp

(LĐTĐ) Cứ vào mỗi độ tháng 3, bản Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) lại ngập tràn sắc hoa sơn tra, như một lời mời gọi ...
Tưng bừng không khí Đại hội Công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tưng bừng không khí Đại hội Công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

(LĐTĐ) Tính đến ngày 22/3, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 2.235/3.700 Công đoàn cơ sở tổ chức Đại hội thành công tốt đẹp, đạt tỷ lệ 61%.
Đẩy nhanh tiến độ thi công, Vinhomes thu hút dòng chuyển cư về các đại đô thị biển

Đẩy nhanh tiến độ thi công, Vinhomes thu hút dòng chuyển cư về các đại đô thị biển

(LĐTĐ) Tiến độ thi công, bàn giao nhanh chóng đang trở thành điểm hấp dẫn giúp “siêu quần thể đô thị biển” của Vinhomes ở phía Đông Hà Nội thu hút ...

Tin khác

Kỳ 1: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới

Kỳ 1: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới

(LĐTĐ) Cùng với những chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng, thời gian qua, những tội phạm có tổ chức lại lợi dụng sự nhẹ dạ của khách hàng để thực hiện hành vi lừa đảo qua các cuộc điện thoại.
Vi phạm trật tự xây dựng tại xã Vân Côn, Hoài Đức: Khi nào xử lý dứt điểm?

Vi phạm trật tự xây dựng tại xã Vân Côn, Hoài Đức: Khi nào xử lý dứt điểm?

(LĐTĐ) Thời gian qua, mặc dù tại xã Vân Côn, huyện Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra tình trạng một số hộ dân xây nhà ở, nhà xưởng vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) trên đất nông nghiệp, người dân làm đơn phản ánh đã nhiều, báo chí phản ánh cũng không ít, nhưng chính quyền địa phương lại vẫn chưa xử lý dứt điểm.
Sai phạm về sửa chữa, cải tạo nhà dân ở phường Hàng Đào: Không xử lý nghiêm, hệ lụy càng lớn

Sai phạm về sửa chữa, cải tạo nhà dân ở phường Hàng Đào: Không xử lý nghiêm, hệ lụy càng lớn

(LĐTĐ) Mặc dù chỉ có đơn xin sửa chữa, cải tạo nội thất và cam kết không vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) tuy nhiên, trong quá trình sửa chữa, hộ gia đình tại tầng 2, số 13 Hàng Đào, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, vẫn cố tình vi phạm khi cơi nới, làm thông tầng, ban công… Điều đáng nói, sự việc này chỉ được chính quyền phường Hàng Đào phát hiện sau khi nhận được nội dung tố cáo từ người dân.
Sẽ cấp phép hoạt động cho cơ sở kinh doanh karaoke đủ điều kiện, đảm bảo PCCC

Sẽ cấp phép hoạt động cho cơ sở kinh doanh karaoke đủ điều kiện, đảm bảo PCCC

(LĐTĐ) Hiện tại, tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn thành phố Hà Nội phải tạm dừng hoạt động để thực hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Hàng trăm nhà đầu tư karaoke trên địa bàn Hà Nội mong mỏi được tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Chơi phường, hụi online: “Sóng ngầm” trên không gian ảo

Chơi phường, hụi online: “Sóng ngầm” trên không gian ảo

(LĐTĐ) Cùng với hình thức chơi hụi, họ, phường (gọi chung là phường) truyền thống, thời gian qua trên các trang mạng xã hội, không khó để người dân có thể tham gia chơi phường bằng hình thức online với cách thức hết sức đơn giản khi chỉ cần có tài khoản mạng xã hội. Với việc dễ dàng tham gia, thoải mái lựa chọn số tiền đóng, nhiều người đang bị cuốn vào trào lưu chơi phường online,… để rồi không ít người nếm “trái đắng”.
Công an Hà Nội liên tiếp phát hiện và thu giữ số lượng lớn sách lậu

Công an Hà Nội liên tiếp phát hiện và thu giữ số lượng lớn sách lậu

(LĐTĐ) Thời gian qua, các đơn vị thuộc Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an thành phố Hà Nội) đã phối hợp cùng các đơn vị chức năng phát hiện và thu giữ số lượng lớn sách lậu. Việc in lậu, bán lậu sách gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân nói chung và các nhà xuất bản, các đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh sách chân chính...
Cảnh giác để không bị "sập bẫy" việc nhẹ lương cao trên không gian mạng

Cảnh giác để không bị "sập bẫy" việc nhẹ lương cao trên không gian mạng

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạng phát tán tin nhắn trên không gian mạng có nội dung tuyển dụng việc làm với thù lao hậu hĩnh diễn biến phức tạp. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo của cơ quan chức năng, nhưng vẫn không ít người bị "sập bẫy"!
Lừa đảo trực tuyến: Sập bẫy sàn tiền ảo bất hợp pháp, nhiều nhà đầu tư trắng tay

Lừa đảo trực tuyến: Sập bẫy sàn tiền ảo bất hợp pháp, nhiều nhà đầu tư trắng tay

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cảnh báo của cơ quan chức năng cũng như các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên nhiều người vẫn bỏ tiền đầu tư vào tiền ảo với hy vọng "làm giàu không khó". Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác không để bị các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo, tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Dự án Khu đô thị mới Phùng Khoang: Cần sớm xem xét kiến nghị của người dân

Dự án Khu đô thị mới Phùng Khoang: Cần sớm xem xét kiến nghị của người dân

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được phản ánh của một số hộ dân có đất tại khu vực gò Ba Xã, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, về phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng... triển khai dự án Khu đô thị (KĐT) mới Phùng Khoang không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ...
Trường Mầm non B chậm bàn giao: Trẻ mầm non mòn mỏi đợi trường mới

Trường Mầm non B chậm bàn giao: Trẻ mầm non mòn mỏi đợi trường mới

(LĐTĐ) Theo Quyết định phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp Trường Mầm non B (nằm trên địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), cũng như các văn bản liên quan, công trình cải tạo, nâng cấp Trường Mầm non B sẽ được hoàn thành và bàn giao trong tháng 9/2022. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều hạng mục công trình vẫn còn ngổn ngang, khiến hàng trăm học sinh từ 18 - 72 tháng tuổi không có nơi học tập, sinh hoạt ổn định...
Xem thêm
Phiên bản di động