Khuyến cáo người dân cảnh giác trước tình trạng giả danh công an để lừa đảo qua điện thoại
Cảnh báo thủ đoạn giả danh Công an gọi điện lừa đảo cán bộ hưu trí Cảnh giác với những cuộc gọi giả danh Công an để lừa đảo |
Công an quận Hà Đông hướng dẫn người dân truy cập vào sổ tay an ninh để cảnh giác với các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo. Ảnh: Linh Nhi |
Công an liên tiếp cảnh báo nhưng vẫn có nhiều người "sập bẫy" lừa đảo qua điện thoại
Theo báo Hà Nội mới, mặc dù Công an thành phố Hà Nội đã có nhiều cảnh báo về thủ đoạn mạo danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn nhiều người bị “sập bẫy” của các đối tượng.
Mới đây, ngày 12/8, Công an quận Cầu Giấy tiếp nhận đơn trình báo của chị P. (sinh năm 1980; ở quận Cầu Giấy) về việc nhận được cuộc điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an.
Đối tượng thông báo chị P. có liên quan đến một vụ án điều tra và yêu cầu chị tải ứng dụng giả mạo “Bộ Công an” để phục vụ điều tra. Sau khi đăng nhập tài khoản, chị P. phát hiện tài khoản bị mất gần 2 tỷ đồng nên đã đến cơ quan công an trình báo.
Trước đó, Công an quận Đống Đa cũng đã tạm giữ 3 đối tượng: Đoàn Trung Dũng (sinh năm 1990; ở xã Võng La, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Thới Minh Nhật (sinh năm 1996; ở xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi), Trần Quang Định (sinh năm 1996; ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) liên quan đến vụ án “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Các đối tượng này đã giả mạo Công an thành phố Đà Nẵng, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng gọi điện thoại cho nạn nhân H. (sinh năm 1952; ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) thông báo liên quan đến vụ tai nạn giao thông và đường dây buôn bán ma túy.
Do lo sợ và tin tưởng là thật, nên ông H. đã cung cấp toàn bộ thông tin cá nhân cho các đối tượng. Làm theo hướng dẫn, ông H. thấy tài khoản ngân hàng của mình bị mất gần 1,2 tỷ đồng. Biết bị lừa nên ông H. đã đến cơ quan công an để trình báo sự việc.
Triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa tội phạm lừa đảo qua điện thoại
Để phòng ngừa tội phạm lừa đảo qua điện thoại, các cấp, các ngành thành phố đã triển khai nhiều biện pháp và bước đầu có những chuyển biến tích cực.
Đại tá Hà Mạnh Hùng, Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, Công an quận đã thành lập nhóm Zalo giữa Công an khu vực với ngân hàng để kịp thời trao đổi thông tin phòng ngừa tội phạm; niêm yết biển cảnh báo về phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng này tại các quầy giao dịch, nơi khách hàng, người dân dễ nhìn, dễ đọc để nâng cao ý thức cảnh giác…
Trong khi đó, quận Hà Đông có nhiều cách làm hay, sáng tạo như triển khai “Sổ tay phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật”, “Sổ tay an ninh Hà Đông điện tử”… đạt hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm sử dụng công nghệ cao giả mạo cơ quan công an để lừa đảo.
Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Nguyễn Thị Hòa cho biết, hằng ngày trên hệ thống loa phát thanh của các phường trên địa bàn liên tục tuyên truyền thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, đồng thời đề nghị người dân khi gặp những tình huống tương tự cần cảnh giác.
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phương thức thủ đoạn và cách phòng ngừa đối với loại tội phạm trên, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện Chương Mỹ đã xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
Bí thư Huyện đoàn Chương Mỹ Trần Đình Huân cho hay, cùng với việc “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, tuyên truyền đến từng hộ dân”, các đoàn viên thanh niên huyện còn phối hợp với lực lượng công an địa phương phát khoảng 50.000 tờ cảnh báo phòng ngừa các trường hợp tội phạm giả danh cơ quan chức năng, trong đó có lực lượng công an, để lừa đảo người dân.
Bước đầu, nhiều người dân phản hồi lại là đã không nghe theo đối tượng giả danh công an gọi điện thoại để lừa đảo như tuyên truyền của cơ quan chức năng.
Thông báo ngay với lực lượng công an gần nhất khi nhận được thông tin đe dọa, uy hiếp
Công an thành phố Hà Nội đã khuyến cáo, người dân không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.
Trước những thông tin đe dọa, uy hiếp không nên vội vàng chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu của các đối tượng mà trao đổi với người thân, bạn bè và thông báo ngay với lực lượng công an gần nhất để chủ động phòng ngừa, đấu tranh…
Theo Chinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép
Tin nóng 14/12/2024 07:44
Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD
Tin nóng 11/12/2024 11:04
Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ
Tin nóng 11/12/2024 06:41
Công an thành phố Hà Nội thông tin về thủ đoạn lừa đảo của TikToker "Mr Pips" Phó Đức Nam
Tin nóng 10/12/2024 22:23