Kinh tế số- chìa khóa tăng trưởng - Kỳ cuối: Hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành

(LĐTĐ) Trong lĩnh vực thương mại điện tử, hoạt động cung ứng và hoàn tất đơn hàng có vai trò quan trọng, bắt đầu từ khâu tổ chức cung cấp nguồn hàng đến việc vận chuyển, giao hàng cho người mua. Vì vậy, cần có hành lang pháp lý để vận hành một cách trơn tru.
Kinh tế số - chìa khóa tăng trưởng- Kỳ 1: Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp số

Đẩy mạnh hợp tác công - tư

Grab là hệ sinh thái thương mại điện tử cho phép người dùng tiếp cận được với các dịch vụ thiết yếu hàng ngày qua một siêu ứng dụng duy nhất. Ngoài dịch vụ vận chuyển thì Grab đang hướng dẫn người dùng tiếp cận các dịch vụ kinh tế số như gọi đồ ăn, siêu thị online, giao nhận… Trước những thách thức của ngành thương mại điện tử, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam Nguyễn Thị Hải Vân đề xuất 3 yếu tố nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp số.

Kinh tế số- chìa khóa tăng trưởng - Kỳ cuối: Hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành
Kinh tế số gắn với thương mại điện tử ngày càng quan trọng. (Ảnh minh họa)

Thứ nhất, đó là việc đẩy mạnh hợp tác công – tư giữa Chính phủ để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh tế số. Ví dụ, vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm giãn cách xã hội nghiêm ngặt, có rất nhiều thử thách để duy trì chuỗi cung ứng, Grab đã có sự hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện ứng dụng “Đi chợ hộ” được đón nhận rất tốt tại Thủ Đức. Bà Vân cho rằng, nếu như việc hợp tác công – tư này đi vào vận hành sớm hơn và rộng hơn trong công tác chống dịch thì hiệu quả chống dịch sẽ cao hơn. Việc đẩy mạnh hợp tác công – tư sẽ là đòn bẩy rất lớn đối với việc duy trì cung ứng.

Thứ hai, theo đại diện Grab, cần có chính sách để các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể tham gia vào sân chơi thương mại điện tử, bởi các hộ này len lỏi rất sâu vào nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, tỷ trọng đóng góp rất cao so với các nước phát triển và trong khu vực. “Grab rất quan tâm đến các hộ kinh doanh cá thể, giúp họ dễ tiếp cận phương tiện vận hành đơn giản nhất, để họ không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua kinh tế số”, bà Vân cho biết.

Thứ ba, theo bà Vân, thanh toán không dùng tiền mặt cũng là đòn bẩy rất lớn, đặc biệt khi xã hội muốn hoạt động an toàn khi sống chung với dịch. Số liệu của Grab cho thấy, lượng người dùng qua Grab đến 40% không sử dụng tiền mặt, đây là con số đáng khích lệ và xu hướng ngày càng gia tăng. Tháng 8/2020, số người lần đầu tiên tiếp xúc với thanh toán không tiền mặt trong dịch vụ “Siêu thị online” của Grab tăng đến gần 30%, so với tháng trước đó, tổng lượng giao dịch không dùng tiền mặt cũng tăng đến gần 150%. Cơ hội tiếp tục tăng trưởng còn rất lớn. Đại diện Grab mong muốn về cơ chế chính sách có thể đẩy mạnh việc thanh toán không tiền mặt.

Đồng quan điểm với Grab, ông Nguyễn Trung Thành, đại diện sàn thương mại điện tử Baemin Việt Nam cũng cho rằng, sau đại dịch các doanh nghiệp sẽ phục hồi theo hình chữ K. Các doanh nghiệp lớn, may mắn sẽ nằm ở nhánh trên của chữ K, phục hồi và đi lên. Còn ở nhánh dưới, các doanh nghiệp nhỏ, vừa, doanh nghiệp truyền thống, yếu thế sẽ đi xuống. Vì vậy cần có chính sách đối với nhóm doanh nghiệp này bằng cách đẩy mạnh hợp tác công – tư, giúp các doanh nghiệp cũng phục hồi.

Cần nhanh chóng tháo gỡ các rào cản

Chia sẻ tại Tọa đàm "Kinh tế số - chìa khóa của tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới", ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra định hướng "đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo", Nghị quyết 52-NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về "Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" đã xác định phát triển kinh tế số là trụ cột, là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược trong tiến trình phát triển chuyển đổi số quốc gia những năm tiếp theo và đề ra mục tiêu vào năm 2025 kinh tế số Việt Nam chiếm 20% GDP, đến năm 2030 chiếm 30% GDP.

Mặc dù hoạt động kinh tế số tại Việt Nam đang phát triển mạnh, đặc biệt trong những lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech), viễn thông, sản xuất máy tính và đồ điện tử, các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, tuy nhiên thực tế đang đối diện với một số khó khăn, vướng mắc như: Môi trường thể chế và pháp lý còn yếu, chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ; xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối dữ liệu; nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt; các hình thức kinh doanh mới phát triển nhanh làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước tỏ ra khá lúng túng trong quản lý các hoạt động kinh tế số. Đây là những rào cản đối với phát triển kinh tế số cần được nhanh chóng tháo gỡ.

Chia sẻ tại Tọa đàm "Kinh tế số - chìa khóa của tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới", ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra định hướng "Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo", Nghị quyết 52-NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về "Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" đã xác định phát triển kinh tế số là trụ cột, là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược trong tiến trình phát triển chuyển đổi số quốc gia những năm tiếp theo và đề ra mục tiêu vào năm 2025 kinh tế số Việt Nam chiếm 20% GDP, đến năm 2030 chiếm 30% GDP.

Nhiều doanh nghiệp số cũng đưa ra các giải pháp đề xuất dựa trên tình hình thực tế, nhằm tháo gỡ khó khăn trong ngành kinh tế số. Bà Lê Thanh Thảo – đại diện sàn thương mại điện tử Sendo cho rằng, các Bộ, ngành cần hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các hộ sản xuất nông nghiệp lên được sàn thương mại điện tử. Đồng thời, mong muốn các ngân hàng tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng thanh toán online; các ban, ngành hỗ trợ về vấn đề vận chuyển, thông đầu ra đơn hàng…

Về vấn đề thanh toán điện tử, ông Lê Anh Dũng – Cục Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trước bối cảnh dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước có một loạt hành động thúc đẩy thanh toán số và chuyển đổi số. Cụ thể: Cuối năm 2020, Ngân hàng Nhà nước ban thành Thông tư 16 về mở tài khoản, trong đó quy định cho phép các ngân hàng được mở tài khoản bằng phương thức điện tử, trực tuyến, không cần gặp mặt trực tiếp khách hàng. Tháng 3/2021, ban thành Quyết định số 316 triển khai thí điểm dùng dịch vụ viễn thông Mobile Money để thanh toán hàng hóa có giao dịch nhỏ với hy vọng có thể triển khai tại khu vực vùng sâu, vùng xa. Tháng 5/2021, Kế hoạch 810 về chuyển đổi số của Ngân hàng Nhà nước cũng đề ra các biện pháp phát triển dịch vụ ngân hàng số, gia tăng tiện ích trải nghiệm ngân hàng trên cơ sở thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong cung ứng sản phẩm dịch vụ… cùng nhiều chính sách khác, giúp các doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận dễ dàng với thanh toán điện tử.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng cho biết, để thúc đẩy thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cùng các sàn thương mại điện tử đã nêu các kiến nghị trong việc duy trì hoạt động của đội ngũ giao, chuyển hàng và bảo đảm lưu thông hàng hóa bình thường tới Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cùng các địa phương. Bên cạnh đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam mong muốn các chính sách đưa ra cần mang tính khuyến khích phát triển thương mại điện tử, hạn chế tối đa các văn bản dưới luật thiếu tính nhất quán, các quy định chồng chéo được ban hành bởi nhiều bộ, ngành khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp thương mại điện tử. /.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tin khác

Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

(LĐTĐ) Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cho rằng, theo quy định của pháp luật trong thời gian 5 ngày cơ quan nhà nước phải giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp (DN) nhưng Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” từ 2 đến 3 tháng.
Công ty Mẹ Tổng Công ty UDIC: Chú trọng đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

Công ty Mẹ Tổng Công ty UDIC: Chú trọng đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

(LĐTĐ) Năm 2024, Công ty Mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại, tinh gọn lĩnh vực xây lắp nhằm duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh; đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đạt mức bình quân 15,5 triệu đồng/người/tháng.
Siết chặt khâu đào tạo kiểm toán viên

Siết chặt khâu đào tạo kiểm toán viên

(LĐTĐ) Vừa qua, có những doanh nghiệp kiểm toán độc lập đã bỏ qua sai sót với đối tượng kiểm toán, vì lợi ích riêng của kiểm toán viên, bao che tiêu cực dẫn đến thất thoát xảy ra. Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục siết chặt khâu đào tạo kiểm toán viên.
Minh bạch hóa thị trường thẻ tín dụng

Minh bạch hóa thị trường thẻ tín dụng

(LĐTĐ) Vừa qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc, một khách hàng dùng Thẻ tín dụng trị giá 8,5 triệu đồng của một ngân hàng rồi “quên trả”, sau 11 năm số nợ (gốc và lãi) lên tới 8,8 tỷ đồng.
Bình Dương: Phấn đấu thu hút trên 1 tỷ USD vào các khu công nghiệp

Bình Dương: Phấn đấu thu hút trên 1 tỷ USD vào các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Để thực hiện thắng mục tiêu này, tỉnh Bình Dương đang xây dựng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn; đồng thời tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý về đất đai cho nhà đầu tư thứ cấp trong các KCN.
Doanh nghiệp Việt muốn có “sức mạnh” thì phải “ngồi lại với nhau”

Doanh nghiệp Việt muốn có “sức mạnh” thì phải “ngồi lại với nhau”

(LĐTĐ) Nguyên nhân nền kinh tế chúng ta tuy có phát triển nhưng chưa nhanh và bền vững; lý do thì có nhiều, trong đó có một nguyên nhân mà nhiều người biết đó là: Các ngành liên quan còn ít liên kết hợp tác, ngồi lại với nhau để tạo sức mạnh chung, phân chia lợi nhuận hợp lý. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt muốn có “sức mạnh” thì phải “ngồi lại với nhau”.
Cá nhân môi giới bất động sản không được hành nghề độc lập

Cá nhân môi giới bất động sản không được hành nghề độc lập

(LĐTĐ) Bắt buộc cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản.
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 sắp diễn ra tại Bình Dương

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 sắp diễn ra tại Bình Dương

(LĐTĐ) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 là cơ hội để các tổ chức tiếp cận và nắm bắt những xu thế của thời đại, tạo cơ hội thuận lợi nhằm giao lưu và kết nối với các công ty hàng đầu châu Á cũng như toàn cầu.
Hơn 7.500 cửa hàng xăng dầu phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng

Hơn 7.500 cửa hàng xăng dầu phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/2, toàn quốc có 7.542 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với từng lần bán hàng theo quy định, tăng 5.849 cửa hàng so với thời điểm 1/12.
Nâng cao giải pháp chống thất thu thuế với hoạt động thương mại điện tử

Nâng cao giải pháp chống thất thu thuế với hoạt động thương mại điện tử

(LĐTĐ) Với sự tác động mạnh mẽ và tiện ích to lớn, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược trên thế giới. Chính sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới của TMĐT trong thời gian qua cũng đặt ra những thách thức mới, không nhỏ đối với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế.
Xem thêm
Phiên bản di động