Kinh nghiệm sáng tạo của người lính thợ

(LĐTĐ) Trong những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động tại nhiều doanh nghiệp luôn được các cấp công đoàn quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả nhằm cải thiện điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc, chủ động phòng ngừa lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Nhà máy Z131, Ban Công đoàn Quốc phòng là điển hình trong công tác này.
Ban hành danh mục 32 công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động Vinh danh 100 Doanh nhân tiêu biểu "Người lính thời bình"

Bà Giang Thị Thu Hiền, Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Z131, Ban Công đoàn Quốc phòng cho biết, Nhà máy Z131 là doanh nghiệp quốc phòng an ninh, đóng quân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Với trên 1.300 cán bộ công nhân viên, trong đó đoàn viên công đoàn chiếm 98% tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Kinh nghiệm sáng tạo của người lính thợ
Các sản phẩm kinh tế do Nhà máy Z131 sản xuất đã được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng.

Nhiệm vụ chính là sản xuất các loại đạn chống tăng, các loại lựu đạn, mìn phục vụ công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra, Nhà máy còn lấy hiệu quả sản xuất để duy trì đội ngũ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Các sản phẩm kinh tế chủ yếu của Nhà máy là vật liệu nổ công nghiệp, các sản phẩm cơ khí, nhựa... Trong nhiều năm liền, tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy luôn ổn định và phát triển. Thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động không ngừng được nâng cao. Cán bộ công nhân viên được đào tạo cơ bản, có phẩm chất, năng lực, kỷ luật, đoàn kết, gắn bó với đơn vị.

Theo bà Giang Thị Thu Hiền, kinh nghiệm sáng tạo của người lính thợ được thể hiện ở mô hình tiêu biểu - cách làm sáng tạo - sự lan tỏa sâu rộng - và hiệu quả mang lại tại công đoàn cơ sở 1 Nhà máy Z131 như sau: Thực hiện phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” trong tổ chức Công đoàn Quân đội, hiện có hàng trăm mô hình đang được thực hiện có hiệu quả như: Mô hình “Mỗi kỹ sư một đề tài”, “Mỗi Tổ công đoàn một sáng kiến”, “Tổ công đoàn sáng tạo”, “Mỗi công đoàn cơ sở có từ 1-2 công trình sản phẩm, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, “Nghiên cứu khoa học trong cán bộ, đoàn viên công đoàn”, “Sáng tạo kỹ thuật”, “Sửa chữa giỏi, vận chuyển an toàn, kiểm định chính xác”... Đây là những mô hình tiêu biểu trong hàng trăm mô hình mà hiện nay công đoàn cơ sở Nhà máy Z131 đang thực hiện rất hiệu quả, đặc biệt là mô hình “Mỗi công đoàn cơ sở có từ 1-2 công trình sản phẩm, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, mô hình “Sáng tạo kỹ thuật”.

Cách làm sáng tạo - tạo sự lan tỏa sâu rộng.Đối với người “Lính thợ” những đoàn viên công đoàn mặc áo lính, với truyền thống càng khó khăn trong lao động sản xuất thì họ lại càng sản sinh ra những ý tưởng, sáng kiến để phục vụ cho chính nhiệm vụ của họ. Bằng việc tuyên truyền tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức cho người lao động trong cơ chế thị trường (quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, để doanh nghiệp ổn định và phát triển vững chắc, đảm bảo việc làm, thu nhập, người lao động phải có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm mình làm ra, đáp ứng yêu cầu khách hàng về giá thành, tiến độ, số lượng, chất lượng;...). Gắn công tác tuyên truyền giáo dục với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ công đoàn. Do vậy, phong trào thi phát huy sáng kiến thường xuyên được lan tỏa trong từng Tổ công đoàn và mọi đoàn viên, người lao động đến cán bộ lãnh đạo, quản lý. Vai trò của Công đoàn là đã tạo được sự lan tỏa phong trào.

Bà Giang Thị Thu Hiền cũng cho biết, hàng năm, công đoàn cơ sở phối hợp các cơ quan chức năng trong Nhà máy tổ chức thi tay nghề bậc thợ và tích cực tham gia thi “Sản phẩm, đề tài sáng tạo”. Đây là hoạt động rất thiết thực, nhằm đẩy mạnh phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” và phát huy sáng kiến của đoàn viên, người lao động trong tổ chức Công đoàn Quốc phòng. Có hai vấn đề rất quan trọng đạt được trong tổ chức thi hai nội dung này: Một là, những người thợ giỏi sau thi đều là những hạt nhân, nhân tố tạo thêm nhiều thợ giỏi (bàn tay vàng) trong lao động sản xuất.

Từ năm 2017 đến nay, Nhà máy liên tục được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tôn vinh là “Doanh nghiệp vì người lao động” trong toàn quốc, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2020. Hai năm liền 2018, 2019 Nhà máy được tặng cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và nhiều khen thưởng khác...

Bên cạnh sự chính xác của trang thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại thì kinh nghiệm và sự khéo léo của người lính thợ cũng góp phần quan trọng trong sản xuất, cho nên việc tổ chức thi thợ giỏi nhằm lựa chọn, tôn vinh những người lính thợ có bàn tay vàng (nhất là thợ nguội cơ khí); Hai là, thông qua các hội thi để đánh giá trình độ tay nghề bậc thợ, đánh giá khả năng nghiên cứu làm chủ sản xuất, làm cơ sở để công đoàn cơ sở tham mưu, đề xuất với giám đốc doanh nghiệp, các cơ quan chức năng có kế hoạch huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề và năng lực sáng tạo đối với người lao động. Đây là cách rất hiệu quả “làm một đạt hai” đó là: Lấy điển hình để nhân rộng điển hình, tạo sự lan tỏa bằng chính những công việc hàng ngày và nâng tầm của công đoàn cơ sở trong tham mưu, đề xuất trúng, đúng về xây dựng đội ngũ, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ.

Thông qua việc áp dụng các hệ thống, chương trình quản lý tiên tiến: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2015; chương trình 5S (theo nguyên tắc sàng lọc- sắp xếp- sạch sẽ- săn sóc- sẵn sàng); Chương trình Kai zen (cải tiến thường xuyên), trả lương theo nguyên tắc 3P (chức danh, trình độ, hiệu suất công việc)…, gắn với việc kiện toàn và thực hiện nghiêm hệ thống quy chế, quy định thưởng phạt rõ ràng, nghiêm minh, rút ngắn “sợi dây kinh nghiệm”…, Công đoàn đã phát huy vai trò của mình trong công tác chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình.

Nếu như hàng năm, tổ chức công đoàn trong quân đội có khoảng hơn 6.000 đề tài, sáng kiến với giá trị làm lợi ước tính khoảng trên 500 tỷ đồng, thì riêng công đoàn cơ sở Nhà máy Z131 hàng năm có khoảng gần 500 đề tài, sáng kiến, ước tính làm lợi khoảng trên 3 tỷ đồng và đặc biệt số đề tài, sáng kiến hàng năm đều tăng (năm 2020 dự kiến số lượng sáng kiến cải tiến kỹ thuật đạt gần 1.000, tăng 3 lần so với năm 2015). Các sáng kiến của cán bộ, đoàn viên, người lao động tập trung vào nâng cao năng suất lao động, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc, bảo đảm an toàn lao động...Bên cạnh các sáng kiến về kỹ thuật, các sáng kiến về nghiệp vụ, công tác đảng, công tác chính trị, công tác hành chính dần tăng về số lượng, hướng tới cải cách, rút ngắn thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công tác.

Từ những mô hình, cách làm và hiệu quả nêu trên đã góp phần xây dựng Nhà máy phát triển mạnh cả về quy mô và năng lực sản xuất. Nhiều năm liền, Nhà máy Z131 là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và tỉnh Thái Nguyên. Từ năm 2017 đến nay, Nhà máy liên tục được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tôn vinh là “Doanh nghiệp vì người lao động” trong toàn quốc, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2020. Hai năm liền 2018, 2019 Nhà máy được tặng cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và nhiều khen thưởng khác...

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hoà đang là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Các doanh nghiệp trong tỉnh được thành lập, hoạt động đã thu hút nhiều nhân lực trẻ. Lực lượng lao động này lại trực tiếp tham gia sinh hoạt tại các Công đoàn cơ sở.
Điểm tựa cho người lao động

Điểm tựa cho người lao động

(LĐTĐ) Dù không mong muốn nhưng rủi ro trong quá trình làm việc, sản xuất vẫn có thể xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người lao động, nhất là khi người bị tai nạn lao động lại là trụ cột của gia đình. Trong hoàn cảnh đó, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ trở thành điểm tựa, chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau đối với người lao động không may gặp nạn và thân nhân của họ.
Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

(LĐTĐ) Ngày 30/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 9 nhóm điểm mới quan trọng. Trong đó, Luật đã bổ sung chế độ hưu trí xã hội, rút ngắn thời gian đóng để được hưởng lương hưu, tăng tỷ lệ hưởng lương hưu với nam giới có thời gian tham gia từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, bổ sung chế độ trợ cấp thai sản cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện...
Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

(LĐTĐ) Pháp luật quy định tiền lương người lao động (NLĐ) phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng, không thấp hơn lương tối thiểu vùng và phải bình đẳng. Tăng lương cần ký phụ lục hoặc hợp đồng mới, không thể thay thế bằng quyết định tăng lương để tránh tranh chấp.
Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, lương giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương Nghị định 204/2004/NTĐ-CP tùy theo hạng. Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

(LĐTĐ) Từ 1/7/2024, chính sách tiền lương được điều chỉnh, bao gồm tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng và áp dụng chế độ tiền thưởng. Cùng đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục nhận phụ cấp thâm niên nghề.
Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Những “đặc quyền” của lao động nữ

Những “đặc quyền” của lao động nữ

(LĐTĐ) Lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động sẽ được hưởng nhiều “đặc quyền” như không phải làm thêm giờ, đi công tác xa, không bị xử lý kỷ luật lao động… khi đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động