Kim chỉ nam để Thủ đô bứt phá
Đẩy nhanh sửa đổi luật để Thủ đô bứt phá Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền gắn với rút ngắn quy trình thủ tục |
“Kim chỉ nam” cho sự phát triển Thủ đô Hà Nội
Nghị quyết số 15-NQ/TW đã nêu rõ 4 quan điểm, 2 mục tiêu lớn đối với từng giai đoạn với nhiều điểm mới để lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội. Đáng chú ý, Bộ Chính trị thống nhất quan điểm chỉ đạo phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội. Cần tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.
Đảng bộ TP Hà Nội quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị. |
Với mục tiêu rất cụ thể, đến năm 2030: Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD.
Đến năm 2045: Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tại Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã nêu rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu Nghị quyết đề ra và cho biết có nhiều điểm mới so với các nghị quyết về phát triển Thủ đô trước đó. Đáng chú ý là Nghị quyết số 15-NQ/TW nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của Thủ đô và yêu cầu cần phải khơi dậy, phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng anh hùng, ngàn năm văn hiến và ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội. Từ đó tạo nền tảng để phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực.
Đồng thời phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô. Đặc biệt là phải sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới. Trong đó, cần bám sát Nghị quyết để sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô; tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thủ đô nhằm tạo sự chủ động, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ, các chương trình, dự án kết nối liên vùng, liên tỉnh, phục vụ đa mục tiêu, kết nối hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực của vùng…
Còn Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, Nghị quyết số 15-NQ/TƯ thêm một lần nữa khẳng định: Phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” là định hướng lớn, có tính xuyên suốt, nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”. Đây cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết số 15-NQ/TƯ cùng những vấn đề cốt yếu như vậy, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Quá trình xây dựng thực tế đã bắt đầu từ ngay khi xây dựng Dự thảo Nghị quyết số 15-NQ/TƯ trình Bộ Chính trị, đặc biệt từ khi nghị quyết được ban hành. Sau nhiều vòng lấy ý kiến các cấp, các ngành, Dự thảo Chương trình hành động đã được thảo luận tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII cuối tháng 6/2022.
Có thể nói, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ là công trình công phu, có quy mô và chất lượng cao; tương xứng, phù hợp và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và tầm nhìn mà Bộ Chính trị đặt ra nhằm xây dựng và phát triển Thủ đô. Đây là tiền đề, là cơ sở thuận lợi để các cấp, ngành, cùng toàn thể cán bộ, nhân dân Thủ đô triển khai, tổ chức thực hiện với quyết tâm đưa Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, để những khát vọng xây dựng và phát triển Hà Nội thực sự “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trở thành hiện thực. |
Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục chỉ đạo các ban Đảng, Văn phòng Thành ủy, Ban Cán sự đảng UBND Thành phố tiếp thu tối đa các ý kiến hoàn thiện Chương trình hành động để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả. Sau nhiều lượt, nhiều vòng rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cùng quá trình làm việc tâm huyết, trách nhiệm, kỳ công của các cơ quan tham mưu và lãnh đạo thành phố, ngày 26/8/2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Đảng bộ Thành phố thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Chương trình hành động đã xác định 4 mục đích, yêu cầu, các nhóm chỉ tiêu đến năm 2025, đến năm 2030 và 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô, quyết tâm đưa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ đi vào cuộc sống, tạo bước phát triển toàn diện, bứt phá theo đúng mục tiêu, quan điểm mà Bộ Chính trị đề ra. Đáng chú ý, nhiệm vụ đầu tiên trong 8 nhiệm vụ được Thành ủy Hà Nội xác định, đó là: Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô; xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp của thành phố tập trung quán triệt, tuyên truyền nghị quyết của Bộ Chính trị, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng, trung tâm đầu não chính trị - hành chính của quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế. “Khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội”, Chương trình hành động nêu rõ.
Điểm nhấn nổi bật của Chương trình hành động là về tổ chức thực hiện. Từng nhiệm vụ phân công cho các cơ quan, đơn vị đã được rà soát rất kỹ, bảo đảm chất lượng với tinh thần chung là mỗi nhiệm vụ đều có địa chỉ cụ thể, gắn với trách nhiệm cụ thể và tiến độ, thời hạn. Có 4 phụ lục kèm theo Chương trình hành động. Ngoài 29 chỉ tiêu thực hiện, các phụ lục của Chương trình hành động đã phân công 96 nội dung nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương thuộc thành phố; đồng thời kiến nghị, đề xuất 74 nội dung nhiệm vụ đối với các cơ quan Trung ương; phân công nhiệm vụ cho các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy theo dõi việc thực hiện 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chương trình hành động./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13