Đẩy nhanh sửa đổi luật để Thủ đô bứt phá

(LĐTĐ) Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy, Ban soạn thảo cần đẩy nhanh quá trình xây dựng luật, cùng với việc đưa Nghị quyết số 15-NQ/TW vào cuộc sống, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần được làm sớm hơn, đẩy nhanh hơn một kỳ họp, để cùng với Nghị quyết số 15-NQ/TW phát huy tác dụng tốt hơn trong việc tạo cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp cho phát triển Thủ đô.
Hà Nội: Chủ động phối hợp hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) Sửa đổi Luật Thủ đô theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền cho Hà Nội

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật

Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa phối hợp tổ chức hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực tài chính - ngân sách, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển Thủ đô”, nhằm đề xuất chính sách tài chính, ngân sách cho việc sửa đổi Luật Thủ đô năm 2012.

Đẩy nhanh sửa đổi luật để Thủ đô bứt phá
Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, sau khi nghe Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Tiến Thiết trình bày đề xuất của Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho rằng, Hà Nội đã có nhiều đề xuất mang tính đột phá về tài chính, ngân sách, có thể thực hiện được ngay, như cơ chế hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể để khuyến khích phát triển thành doanh nghiệp, xử phạt nặng với vi phạm về môi trường...

Theo bà Thủy, Ban soạn thảo nên nghiên cứu đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật nhanh hơn một kỳ họp, để đảm bảo Hà Nội có chính sách, cơ chế vượt trội, tăng phân cấp, phân quyền và tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền đô thị, cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW. Đồng thời, chủ động đề xuất những chính sách nào cần sửa đổi khi Quốc hội sửa đổi các luật liên quan, chứ không “chờ” Luật Thủ đô.

Ủng hộ đề xuất của Sở Tài chính Hà Nội về việc thực hiện quyền tự chủ tài chính ổn định cho Hà Nội trong thời gian 10 năm, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh phân tích, khi tự chủ tài chính, Hà Nội sẽ khai thác các nguồn thu tiềm năng của Hà Nội. Ông Doanh cũng gợi ý, Hà Nội hiện có 1.332 hợp tác xã, 352.000 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, Hà Nội cần xem xét tăng số doanh nghiệp tư nhân bằng cách xem xét hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể nâng cấp lên thành doanh nghiệp, từ đó có nguồn thu ổn định từ các doanh nghiệp. Đồng thời, Hà Nội cần tận dụng lợi thế có nhiều trường đại học và viện nghiên cứu để hợp tác xây dựng một vài doanh nghiệp điển hình để thúc đẩy, hiện đại hóa mạnh mẽ khối doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công

Còn theo TS Nguyễn Minh Phong, bên cạnh mục tiêu cao nhất khi xây dựng chế độ tài chính, ngân sách cho Hà Nội trong Luật Thủ đô là tăng năng lực ngân sách, tạo sự ổn định và tính tập trung về tài chính, tăng sự linh hoạt trong điều hành ngân sách, cần bổ sung mục tiêu rút ngắn thời gian triển khai và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công. Tiếp tục tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là các ngành, lĩnh vực kinh tế mới có hàm lượng khoa học công nghệ cao, chất lượng, giá trị kinh tế cao.

Theo ông Phong, chúng ta có Vùng Thủ đô nhưng Luật Thủ đô hiện hành nhưng chưa có cơ chế nào cho Vùng Thủ đô, vì vậy, việc sửa Luật lần này nên nghiên cứu bổ sung một số cơ chế đặc thù để Hà Nội khẳng định vai trò, phát huy vị thế trung tâm Vùng Thủ đô, tạo lan tỏa trong cả Vùng.

“Tôi đồng tình với việc đề nghị cho phép Hà Nội đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong các lĩnh vực, đặc biệt là mở rộng hơn theo phương thức này với các lĩnh vực cần thiết cho Hà Nội, nhất là trong văn hóa, thể thao, cũng như Hà Nội được phép quyết định mức vốn Nhà nước tối đa 70% trong các dự án này.

Đồng thời, Hà Nội cần được tăng thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn Thành phố, kể cả trong Vùng Thủ đô”, ông Phong nói.

Từ khi có Luật Thủ đô năm 2012 đến nay, vẫn chưa có cơ chế gì đặc biệt để tạo động lực cho Hà Nội là nhìn nhận của nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, GS.TS Đặng Hùng Võ. Theo ông Võ, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có một chương riêng nói về chính sách đất đai đặc thù, đề xuất luôn cả sắc thuế về bất động sản, tạo cơ sở để Hà Nội có nguồn thu từ sử dụng đất.

Tăng cường quản lý, khai thác các nguồn thu từ thuế, phí

Đại diện Phòng quản lý ngân sách địa phương, Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho hay, nguồn thu của Hà Nội hiện đứng thứ 2 cả nước, tương đối bền vững, nhưng cơ cấu thu nặng về đất đai (chiếm 12%), còn các khoản khác còn thấp. Vì vậy, Hà Nội cần tăng cường quản lý, khai thác các nguồn thu từ thuế, phí. Một số ý kiến cũng cho rằng, Hà Nội cần nghiên cứu mở rộng không gian kinh tế, nguồn thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, ví dụ khai thác kinh tế ban đêm ở mức độ cao hơn như cho phép một số địa điểm kinh doanh sau 12 giờ đêm nếu không ảnh hưởng an ninh trật tự, thuần phong mỹ tục... để tạo thêm các nguồn thu.

Quan tâm đến tính khả thi của các chính sách được đề xuất, ông Lê Văn Quân, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho rằng, chính sách đề xuất đưa vào Luật Thủ đô phải không chồng chéo với các luật khác, và cần có cơ sở pháp lý để thực thi các chính sách đặc thù này như Luật Thủ đô được ưu tiên áp dụng khi có sự khác nhau với luật chuyên ngành.

Cũng theo ông Quân, vấn đề phân cấp, ủy quyền rất quan trọng, ví dụ có nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ nhưng có thể Thành phố lại làm tốt, hoặc thẩm quyền của Thành phố nhưng quận, huyện làm được thì cần được phân cấp, ủy quyền để chủ động thực hiện.

Đồng tình với các ý kiến Thành phố cần chú trọng nguồn thu từ thuế của các doanh nghiệp, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho rằng, đây là nguồn thu ổn định, quan trọng và bền vững. Vì vậy, cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, kể cả hỗ trợ về khoa học công nghệ, chuyển đổi số... được đưa vào Luật để Thành phố chủ động hỗ trợ.

Theo ông Nguyễn Tiến Thiết, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, nhìn chung, Luật Thủ đô năm 2012, Nghị định số 63/2017/NĐ-CP và Nghị quyết số 115/2020/QH14 đã tạo những khuôn khổ pháp lý quan trọng về cơ chế quản lý tài chính - ngân sách cho Thủ đô, góp phần huy động tối đa mọi nguồn lực tạo bước đột phá về tăng cường đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung làm cơ sở để đẩy nhanh tiến trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.

Tuy nhiên, việc giảm tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố Hà Nội sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách đã làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lực cho đầu tư phát triển và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố (giai đoạn 2009-2010 là 45%, giai đoạn 2011-2016 là 42%, giai đoạn 2017-2021 giảm còn 35%, năm 2022 giảm còn 32%).

Một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, còn bị ràng buộc bởi các quy định khác của pháp luật liên quan hoặc khi triển khai còn phụ thuộc vào các cơ quan Trung ương nên Thành phố không chủ động được trong công tác xây dựng kế hoạch như: Chưa dự báo được khoản thu từ bán tài sản công của các cơ quan, đơn vị Trung ương do phụ thuộc vào tiến độ, kết quả bán tài sản công gắn liền trên đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn Thành phố; nguồn hỗ trợ từ Trung ương trong giai đoạn vừa qua còn rất hạn hẹp, chưa đảm bảo chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Thủ đô…/.

Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội đánh giá cao việc Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với UBND Thành phố tổ chức Hội thảo. Đây là cơ hội để Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học và các sở, ban, ngành Thành phố cùng thảo luận để xem xét, đánh giá thực trạng thi hành Luật Thủ đô và pháp luật có liên quan, chỉ ra những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập từ thực tiễn. Từ đó, củng cố cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận trong việc kiến nghị, đề xuất các giải pháp xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đề nghị các cấp Công đoàn huyện dồn sức, hợp lực tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về cơ sở, người lao động để Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện.
Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức hội nghị lần thứ 4, cho ý kiến vào 13 nội dung; trong đó tập trung bàn các giải pháp xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tin khác

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm với 7 trận địa. Trong đó có điểm trước Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lạc Long Quân, công viên Thống Nhất...
Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban kiểm đếm công việc từ đầu năm 2024 đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo từ nay đến hết năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động