Kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia trong mọi tình huống
Tôn vinh những “thiên hùng ca” | |
Quân đội tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang |
Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, đêm 16 rạng sáng ngày 17/2/1979 (đêm thứ Bảy rạng ngày Chủ nhật) lợi dụng trời tối, sương mù phía Trung Quốc bí mật đưa lực lượng lớn quân đội vượt biên, luồn sâu, ém sẵn ở nhiều khu vực toàn tuyến biên giới, từ Pò Hèn (Quảng Ninh) đến Pa Nậm Cúm (Lai Châu). Đồng thời, triển khai đội hình gồm một lực lượng lớn áp sát biên giới chuẩn bị tấn công.
Quân và dân ta chống trả quyết liệt các cuộc tấn công của quân thù ở biên giới phía Bắc năm 1979 (ảnh tư liệu) |
Việc mở cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc theo giới quân sự và sử học là nhằm giúp Trung Quốc thực hy vọng thực hiện được 5 mục tiêu: Một cứu chế độ diệt chủng Pon Pol; Hai là tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ để giúp họ xây dựng bốn hiện đại hóa (nông nghiệp, công nghiệp, quân đội, khoa học- kỹ thuật); Ba là phá hoại nền quốc phòng và làm nền kinh tế của ta suy yếu; Bốn, uy hiếp Lào từ phía Bắc để suy yếu liên minh chiến đấu Việt- Lào và Năm là thăm dò phản ứng của Liên Xô và dư luận thế giới.
Mưu đồ của chính quyền Trung Quốc là vậy. Với nước ta, những năm 78 quân và dân đang “căng mình” chống lại quân Pon Pol xâm lược ở biên giới Tây Nam, song trước tình hình biên giới phía Bắc lâm nguy cũng như đoán được mưu đồ của đối phương, tháng 7/1978 Hội nghị Trung ương lần thứ tư (Khóa IV) của Đảng chỉ rõ tập trung lực lượng để giải quyết nhanh nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam; đồng thời động viện, tăng cường lực lượng và công tác phòng thủ đất nước ở phía Bắc. Tiếp đó, ngày 6/1/1979 BCH Trung ương ra Chỉ thị về tăng cường chiến đấu các tỉnh phía Bắc, nêu rõ: “Phải theo dõi nắm chắc tình hình địch, kịp thời phát hiện âm mưu và hành động tiến công phá hoại của chúng. Gấp rút đẩy mạnh công tác sẵn sàng chiến đấu ở các địa phương trên toàn tuyến biên giới. Bảo đảm đánh bại địch ngay từ đầu trong bất kỳ tình huống nào”.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, các Quân khu 1, 2 và nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc gấp rút củng cố thế trận phòng, thủ, chấn chỉnh các tổ chức biên chế, bổ sung quân số, trang bị khí tài… sẵn sàng chiến đấu bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước.
Với tư tưởng “Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư”, với phương châm: “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, một lần nữa bắt đầu từ ngày 17/2/1979 đến giữa đầu tháng 3/1979 quân và dân ta, đặc biệt các tỉnh biên giới phía Bắc lại đứng lên đánh đuổi quân thù xâm lược bờ cõi. Và để đảm bảo cuốc chiến đấu thắng lợi, ít gây tổn thất nhất, ngày 4/3/1979 Ban chấp hành Trung ương (BCHTW) ra Lời Kêu gọi quân và dân cả nước quyết tâm giữ vững biên cương của Tổ Quốc. Đồng thời, ngày 5/3/1979 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố Lệnh Tổng động viên. Đáp lời kêu gọi của BCHTW, Lệnh Tổng động viên của Chủ tịch nước cả nước hết lòng, hết sức chi viện cho tiền tuyến.
Quân đã mạnh, lực lượng đã đông, phát huy hào khí quật cường của dân tộc anh hùng, của đất nước anh hùng không chịu để một tấc đất vào tay kẻ thù, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu- quân và dân ta đã kiêng cường, sáng tạo bẽ gãy và dáng từng đòn đau xuống kẻ thù xâm lược. Do đó, kẻ thù không đạt được mục đích đề ra, kết quả ngày 5/3/1979 Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân trên tất cả các hướng.
Phát huy truyền thống vẻ vang, Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng luôn chủ động, quyết đánh bại mọi cuộc tấn công của kẻ thù trong mọi tình huống (ảnh QĐND) |
Với truyền thống nhân nghĩa, bao dung và mong muốn hòa bình, hữu nghị giữa nhân dân hai nước, Trung ương Đảng, Chính phủ ta chỉ thị cho lực lượng vũ trang và nhân dân trên vùng biên giới phía Bắc ngừng mọi hoạt động tiến công quân sự để Trung Quốc rút toàn bộ lực lượng, phương tiện chiến tranh về nước. Tuy nhiên, dẫu chúng ta bao dung là vậy, song từ ngày 6/3/1979 phía Trung Quốc vừa rút quân, vừa đánh phá gây nhiều thiệt hại về người và của với đồng bào ta ở một số vùng biên giới. Và đến ngày 18/3/1979 về cơ Trung Quốc đã rút quân ra khỏi nước ta.
Dẫu ác liệt song cuối cùng chúng ta đã dành chiến thắng, non sông, bờ cõi được vẹn toàn. Chiến thắng biên giới phía Bắc của quân và dân ta một lần nữa thể hiện tinh thần quật cường của dân tộc anh hùng, luôn muốn chung sống hữu nghị, hòa bình với tất cả các dân tộc, quốc gia khác, song một khi Tổ quốc bị lâm nguy thì cả nước đồng lòng vùng lên “kẻ thù nào cũng đánh thắng” để bảo vệ Giang sơn mà Tiên tổ để lại.
*Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo của Ban Tuyên giáo TW
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Sự kiện 05/11/2024 17:12
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Sự kiện 05/11/2024 16:19
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Sự kiện 05/11/2024 11:44
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sự kiện 05/11/2024 11:30
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Sự kiện 05/11/2024 11:29
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33