Kiến nghị xem xét số lượng người trốn ở lại nước ngoài để tước giấy phép kinh doanh lữ hành
Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành du lịch sẽ hoạt động trở lại như thế nào? Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được giảm 80% tiền ký quỹ đến hết năm 2023 Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch |
Theo đó, Hiệp hội Du lịch TP.HCM vừa đề nghị Sở Du lịch kiến nghị Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM kiến nghị Chính phủ xem xét bổ sung, sửa đổi Nghị định số 45 ngày 21/5/2019 về xử phạt trong lĩnh vực du lịch đối với việc doanh nghiệp có khách Việt Nam đi tour ra nước ngoài ở lại không về nước, trên cơ sở cần xem yếu tố khách quan hay cố tình tổ chức cho khách ở lại.
Hành khách làm thủ tục tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. |
Hiệp hội Du lịch TP.HCM cũng đề xuất Sở Du lịch tăng cường thanh kiểm tra chuyên đề tuyến điểm đối với các doanh nghiệp nước ngoài tự tổ chức các đoàn khách nước ngoài tham quan, các hướng dẫn viên nước ngoài thuyết minh cho khách.
Đối với kiến nghị bổ sung, sửa đổi Nghị định số 45, đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho biết: Vào ngày 24/5/2024 Sở Du lịch và Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch tổ chức tọa đàm “Đánh giá quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 45 ngày 21/5/2019 của Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch”.
Tại đây, Thanh tra Sở Du lịch đã tổng hợp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 13 Điều 7 Nghị định số 45 của Chính phủ quy định hành vi “Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật". Cụ thể, kiến nghị sửa đổi, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tiễn về hành vi vi phạm; có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thoả thuận với khách du lịch quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Du lịch năm 2017. Đồng thời nghiên cứu mức xử phạt và hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép kinh doanh lữ hành căn cứ vào số lượng người trốn ở lại để quy định chi tiết.
Trong khi đó, đối với đề xuất việc tăng cường thanh kiểm tra chuyên đề tuyến điểm đối với các doanh nghiệp nước ngoài tự tổ chức các đoàn khách nước ngoài tham quan, các hướng dẫn viên nước ngoài thuyết minh cho khách, đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho hay, tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Công an Thành phố và Sở Du lịch tổ chức vào ngày 10/5/2024, hai đơn vị đã thống nhất sẽ tăng cường công tác thanh kiểm tra chuyên đề trên lĩnh vực du lịch theo định kỳ hằng quý và hằng năm.
Để công tác thanh kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, Sở Du lịch đề nghị Hiệp hội Du lịch TP.HCM thông qua các hội viên, tích cực phối hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về các trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tự tổ chức đưa các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, sử dụng các hướng dẫn viên là người nước ngoài thuyết minh, hướng dẫn cho khách du lịch tại các điểm tham quan trên địa bàn Thành phố để Sở Du lịch kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xử lý theo đúng quy định.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2024, đơn vị này đã tiếp nhận và thụ lý 49 hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, tổng số doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động lữ hành trên địa bàn Thành phố là 1.547 doanh nghiệp, trong đó có 1.092 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 360 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, 76 đại lý lữ hành, 19 văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Sở Du lịch cũng đã tiếp nhận và thụ lý cấp đổi 915 thẻ hướng dẫn viên du lịch gồm 599 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 316 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa; qua đó nâng tổng số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hiện nay là 7.980 người.
Đề nghị xử phạt 4 công ty lữ hành Vào tháng 10/2022, 4 công ty lữ hành trên địa bàn TP.HCM đưa 100 khách đi du lịch ở Hàn Quốc, trong đó có 32 người trốn ở lại. Đây là vụ việc chưa từng có tiền lệ. Thanh tra Sở Du lịch TP.HCM đã xác định hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính và hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND TP.HCM ra quyết định xử phạt 4 doanh nghiệp này về hành vi "Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật", theo Nghị định 45 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08