Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành du lịch sẽ hoạt động trở lại như thế nào?

(LĐTĐ) Sau 2 năm dịch bệnh hoành hành, nhiều doanh nghiệp du lịch và cơ sở lưu trú đã tuyên bố phá sản, những đơn vị nào còn trụ lại phải đáp ứng 10 tiêu chí an toàn nếu muốn hoạt động tiếp.
Nỗ lực hỗ trợ người lao động ngành du lịch Thủ đô vượt khó Thí điểm đón khách quốc tế tại Phú Quốc: Du lịch Việt chờ ngày trở lại Đầu tư một cuộc sống vì sức khoẻ – Nam Phú Quốc đang dẫn đầu xu thế

Doanh nghiệp du lịch bán trái cây để “nuôi” quân

Ngành du lịch chiếm tỷ trọng đáng kể trong hoạt động kinh tế tại Việt Nam. Năm 2019, ngành du lịch đóng góp 9,2% trong GDP, chiếm 3,9% tổng kim ngạch xuất khẩu và sử dụng gần 5 triệu lao động.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã đặt ra nhiều thách thức đối với các công ty du lịch (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân - vốn chiếm tỷ lệ lớn trong ngành) đến từ việc hạn chế về nhập cảnh, cấm các chuyến bay quốc tế, hạn chế đối đi lại trong nước và giảm thu nhập.

Thực tế, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 có diễn biến càng phức tạp và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với năm 2020. Ngành du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh vốn đã lao đao, chưa thể hồi phục nay gần như bị tê liệt hoàn toàn. Hàng loạt doanh nghiệp đã phá sản vì chờ mở cửa hoạt động không nổi, phần đông khác không đủ kinh phí vận hành, khó trả được nợ, lãi vay,… và luôn trên bờ vực chực chờ sụp đổ.

Theo đánh giá của Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại vẫn chưa xác định được chính xác thời gian đón khách quốc tế trở lại, lượng khách nội địa từ giờ đến cuối năm nếu có cũng rất hạn chế. Vì vậy, khó khăn của ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp lữ hành nói riêng sẽ còn kéo dài.

Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành du lịch sẽ hoạt động trở lại như thế nào?
4 tháng nay, những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh đều không một bóng người.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành quốc tế, Top Ten Travel (quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh) luôn trong tình trạng “ngắc ngoải” 2 năm nay vì dịch Covid-19.

Sau khi kết thúc năm 2020 không khả quan, nhận thấy tình hình du lịch quốc tế còn lâu mới phục hồi, công ty này dự kiến chuyển hướng hoạt động qua các tour trong nước. Thế nhưng thay đổi chiến lược chưa bao lâu thì đợt dịch lần 4 đã khiến công ty này lao đao khi 19 tỉnh, thành phía Nam buộc phải phong tỏa xã hội chống dịch.

Không đủ khả năng vận hành với lượng nhân viên như trước, công ty buộc phải cắt giảm nhân sự, chỉ giữ lại một số người để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, phong tỏa chặt chẽ khiến tình hình tài chính doanh nghiệp khó đảm đương được việc trả lương cho những người được giữ lại. Để có thể “nuôi quân” trong thời gian chờ mở cửa, doanh nghiệp buộc phải chuyển sang tìm kiếm nguồn hàng để buôn bán trái cây, thiết bị y tế, sữa,…

“Ngay khi dịch vừa bùng phát đa số nhân viên đã nghỉ việc. Người còn cố gắng ở lại thì công ty tìm một số mặt hàng có thể kinh doanh, nhân viên bán được hàng sẽ hưởng hoa hồng”, một nhân viên cho biết.

Không chỉ các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cũng gặp vô vàn khó khăn và phải đóng cửa hàng loạt.

Để hỗ trợ các cơ sở lưu trú, tính đến cuối tháng 8/2021, thành phố Hồ Chí Minh đã vận động được gần 500 khách sạn (gần 20.000 phòng) đăng ký làm điểm cách ly F1 có trả phí. Sau khi đánh giá các tiêu chí, có 209 khách sạn với (11.350 phòng) đủ điều kiện để trở thành địa điểm cách ly có trả phí. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này chỉ là phần nhỏ trong tổng quan khó khăn chung của ngành. Theo đánh giá, thiệt hại trong đợt dịch lần 4 này là nặng nề chưa từng có trong lịch sử ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành du lịch sẽ hoạt động trở lại như thế nào?
Chương trình "Hành trình xanh về vùng đất thép" của Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Mặc dù các Hiệp hội du lịch đã kiến nghị, Chính phủ cũng đang cung cấp hỗ trợ khẩn cấp, bao gồm các khoản vay lãi suất thấp, giảm/hoãn nộp thuế và tái cơ cấu nợ, nhưng với đa số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, cùng với việc thiếu nền tảng kỹ thuật số đã làm trầm trọng thêm tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành du lịch.

Muốn hoạt động lại phải đáp ứng 10 tiêu chí an toàn

Từ 1/10, thành phố Hồ Chí Minh sẽ dần mở cửa nền kinh tế sau nhiều tháng gần như đóng băng hoạt động. Đây là tin vui được các doanh nghiệp, cơ sở du lịch chờ đón nhiều tháng nay.

Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú, du lịch muốn hoạt động phải đáp ứng được 10 tiêu chí trong Bộ đánh giá tiêu chí an toàn do Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh ban hành. Nếu không đạt dù chỉ 1 tiêu chí, cơ sở cũng buộc phải dừng hoạt động, chờ đủ điều kiện.

Theo đó, 100% nhân viên làm việc tại bộ phận tiếp xúc với khách và người bên ngoài phải được tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19 (đã qua 14 ngày kể từ mũi tiêm thứ 2) hoặc đã chữa khỏi Covid-19 (có giấy xác nhận). Riêng những nhân viên trực tiếp phục vụ khách lưu trú phải có xét nghiệm 3 ngày/lần. Toàn bộ những nhân viên làm ở bộ phận còn lại phải được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin (qua 14 ngày) và có xét nghiệm âm tính định kỳ. Những người chưa tiêm vắc xin buộc phải làm việc online.

Khách đến lưu trú trên 18 tuổi buộc phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin (14 ngày kể từ mũi 2) hoặc có chứng nhận đã chữa khỏi Covid-19. Khách dưới 18 tuổi phải có xét nghiệm nhanh âm tính trong vòng 48 giờ trước khi tham gia chương trình du lịch.

Cơ sở phải thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn ở khu vực cung cấp dịch vụ tối thiểu 1 lần/ngày, đối với các vị trí thường xuyên tiếp xúc 2 lần/ngày. Có quy trình xử lý chất thả và phân loại rác trong trường hợp phát hiện khách hoặc nhân viên dương tính hay tiếp xúc gần với F0.

Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành du lịch sẽ hoạt động trở lại như thế nào?
Cơ sở lưu trú, dịch vụ muốn hoạt động phải đảm bảo tuân thủ đủ 10 tiêu chí đánh giá an toàn.

100% khách lưu trú, nhân viên, người đến liên hệ phải đeo khẩu trang trong thời gian tiếp xúc.

Phải kiểm tra thân nhiệt toàn bộ khách trước khi vào khu vực lưu trú hoặc sử dụng dịch vụ.

Bố trí 2 người trở lên/phòng đối với khách là một gia đình hoặc có cùng yếu tố dịch tễ. Các khách đi riêng lẻ hoặc không cùng yếu tố dịch tễ phải ở riêng.

Đối với khách lưu trú, chỉ phục vụ ăn uống tại phòng. Trường hợp tổ chức ăn uống tại nhà hàng thì bố trí khu vực, vị trí riêng cho từng nhóm khách cùng yếu tố dịch tễ, khoảng cách tối thiểu là 2m, vị trí ngồi so le, không đối diện. Nhân viên phải đeo khẩu trang và bao tay trong suốt quá trình phục vụ.

Đối với các cuộc họp hội nghị, hội thảo, cơ sở lưu trú bố trí đo thân nhiệt, khử khuẩn, phát khẩu trang cho khách, lập danh sách người tham dự trước 1 ngày diễn ra sự kiện. Khoảng cách bố trí chỗ ngồi và giao tiếp từ 2m trở lên, số lượng theo quy định của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch;…

Thực hiện tuyên truyền cho khách lưu trú, nhân viên về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch.

Cơ sở lưu trú bố trí ít nhất 1 phòng cách ly và 1 phòng chờ theo quy định của ngành y tế, trang bị tối thiểu 3 bộ đồ bảo hộ để sử dụng trong trường hợp cần thiết. Phân công nhân sự làm đầu mối thông tin hỗ trợ khách, nắm rõ danh sách các cơ sở y tế gần nhất để hỗ trợ khi cần.

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Tiếp sức cho doanh nghiệp

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành. Trong đó, các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng có sự hồi phục đáng kể, cùng với các gói tín dụng ưu đãi cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

(LĐTĐ) Tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vào ngày 15/11, Vạn Phúc City đã nhận cú đúp giải thưởng khi được vinh danh ở 2 hạng mục là "Best Waterfront Township Development - dự án phát triển khu đô thị ven sông tốt nhất" và "Best Township Masterplan Design - dự án Khu đô thị có thiết kế quy hoạch tốt nhất".
Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

(LĐTĐ) Để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, thành phố Hà Nội đã giao Sở Công Thương chủ trì, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, Hà Nội đã đưa ra những cam kết và khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó, phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố.
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(LĐTĐ) Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điều này được cụ thể hóa khi có đến 45% doanh nghiệp Hà Nội đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Hà Nội hiệu suất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

(LĐTĐ) Để tránh trường hợp ra đến sân bay, cửa khẩu mới biết mình nợ thuế và bị cơ quan thuế tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế khuyến cáo, người nộp thuế nên thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế của mình để có kế hoạch nộp thuế đúng hạn, không để tình trạng nợ thuế dây dưa, kéo dài.
Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai hy vọng, Hiệp hội doanh nghiệp Đức sẽ tiếp tục là cầu nối hiệu quả, giới thiệu các đối tác Đức đến tìm hiểu, kinh doanh và đầu tư cũng như các tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa tại tỉnh Đồng Nai.
Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

(LĐTĐ) Việc tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội lớn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tận dụng cơ hội từ FTA mới chỉ diễn ra với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, còn doanh nghiệp nội, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tận dụng thời cơ còn hạn chế. Vì thế, để hỗ trợ doanh nghiệp, theo các chuyên gia, cần thiết có những chương trình hỗ trợ riêng cho từng thị trường, từng hiệp định.
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng

Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với doanh thu 1.137,9 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2023; lợi nhuận sau thuế quý 3/2024 đạt 331,2 tỷ đồng, tăng mạnh 3.521,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần hợp nhất đạt của BCG đạt 3.238,1 tỷ đồng, tăng 14,3%; lợi nhuận sau thuế đạt 748,3 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động