Không hoang mang, hoảng sợ, nhưng đừng quá chủ quan!
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, tính đến sáng ngày 10/5, toàn Thành phố có tổng số 49 bệnh nhân nhiễm Covid-19. Để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, các biện pháp phòng dịch đã được Thành phố triển khai, trong đó quan trọng nhất là việc khẩn trương truy vết tiếp xúc, xét nghiệm nhanh các trường hợp tiếp xúc gần (F1).
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay tâm lý hoang mang dẫn đến những phản ứng chưa phù hợp cũng đã xuất hiện. Các chuyên gia y tế cho rằng, trong cuộc chiến với Covid-19, bình tĩnh để xử trí đúng chính là chìa khóa của thành công trong kiểm soát dịch bệnh; bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
Các lực lượng chức năng đang căng mình, chống dịch Covid-19. |
Chủ động bảo vệ sức khỏe
Theo quy định của Bộ Y tế, các trường hợp mắc Covid-19 được coi là F0, những người tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp với người mắc được gọi là F1. Tiếp đến, những người có tiếp xúc gần với F1 gọi là F2, tiếp xúc gần với F2 là F3 và các trường hợp tiếp xúc gần khác là F4, F5,...
Trao đổi với phóng viên, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, theo quy định của Bộ Y tế, khi đã tiếp xúc gần (trò chuyện, ăn uống chung,...) với những trường hợp F0, F1, F2, người dân mới cần lo ngại và phải báo ngay với cơ sở y tế gần nhất. Đối với các trường hợp tiếp xúc gần, trực tiếp với các ca mắc Covid-19 cần cách ly tại cơ sở y tế.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết, những trường hợp F1, F2, F3 có nguy cơ nhiễm bệnh như nhau và đều được khuyến cáo nên báo cho cơ sở y tế gần nhất để được thực hiện cách ly. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, F2, F3 có thể chủ động cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.
Khi đó, việc tự cách ly của các trường hợp F2, F3 phải được giám sát bởi y tế cơ sở để đảm bảo người tự cách ly không rời khỏi nơi cư trú. “Mỗi ngày, nhân viên y tế sẽ đến đo sức khỏe 2 lần. Người dân sống trong khu vực bắt buộc phải hạn chế tiếp xúc với những người đang cách ly. Việc cách ly tại nhà và cách ly tập trung hiện đều đảm bảo an toàn cho những khu vực xung quanh”, ông Phu cho hay.
Cũng theo ông Trần Đắc Phu, với những trường hợp cách ly tại nhà, ngay cả khi mắc bệnh, nguy cơ lây nhiễm ra môi trường xung quanh là rất thấp nếu không có sự tiếp xúc gần. Do đó, người dân không cần lo lắng khi sống trong khu vực có các trường hợp F2, F3 đang tự cách ly.
“Trong trường hợp khu vực lưu trú có trường hợp phải cách ly tại nhà, người dân nên giữ thái độ bình tĩnh, chủ động phòng tránh dịch bệnh bằng các biện pháp cụ thể như sát khuẩn, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng,… Thay vì hoang mang, lo lắng không cần thiết, người dân hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình. Đó là biện pháp tốt nhất để phòng dịch”, PGS Trần Đắc Phu cho biết.
Theo ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng (Bộ Y tế), mỗi người dân khi tiếp xúc với các ca mắc Covid-19 hoặc đi về từ vùng dịch cần phải khai báo với các cơ quan chức năng để có các biện pháp cách ly, hạn chế lây lan dịch trong cộng đồng.
“Chủ trương của phòng, chống dịch bệnh là chủ động ngăn ngừa, phát hiện sớm, cách ly sớm, khoanh vùng và dập dịch. Khi một cá nhân mắc, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát nhưng khi nhiều người mắc, tốc độ lây lan nhanh, rộng sẽ khiến dịch bệnh càng ngày càng khó kiểm soát”, ông Nguyễn Đình Anh cho biết.
Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn chi tiết cho việc cách ly tại nhà. Theo đó, người được cách ly tốt nhất ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng, giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2m. Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc, vật dụng trong phòng.
Người cách ly hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú. Tự đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, ghi vào phiếu theo dõi do nhân viên y tế phát. Nếu có một trong các dấu hiệu sốt, ho, khó thở cần báo ngay cho nhân viên y tế…
Không ra khỏi nhà khi không cần thiết
Theo Chỉ thị của Ủy ban nhân thành phố Hà Nội về tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch: Bắt buộc phải khai báo y tế theo quy định; bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài...
Dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường, Chủ tịch Ủy ban nhân thành phố thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân thành phố Hà Nội yêu cầu toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp của Thành phố phải xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.
Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, huy động toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp vào cuộc, đảm bảo kiểm soát hiệu quả, không để dịch lây lan ra diện rộng trên địa bàn thành phố. Mọi trường hợp lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, thực hiện không nghiêm các quy định, chỉ đạo về phòng, chống dịch phải được xác định trách nhiệm tập thể và cá nhân để xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Nhiều người dân vẫn thiếu ý thức, chủ quan tụ tập đông người (Ảnh: Nhị Lê) |
Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch: Bắt buộc phải khai báo y tế theo quy định; bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở hoặc các triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19, phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám, điều trị kịp thời.
Thành phố cũng tổ chức xét nghiệm sàng lọc tại các khu vực có nguy cơ cao, trong đó lưu ý các khu vực có nhiều chuyên gia, khu công nghiệp..., và các đối tượng có nguy cơ (người từ vùng dịch về, người có các biểu hiện ho, sốt, khó thở...) để đánh giá nguy cơ dịch bệnh và đưa ra các giải pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả.
Chỉ thị nêu rõ, dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
Đối với nhà hàng ăn, uống phục vụ trong nhà, yêu cầu thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn, thực hiện giãn cách tối thiểu 1m giữa người với người hoặc có tấm chắn giữa các vị trí ngồi, không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về nhà.
Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong vận chuyển hành khách công cộng: Hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, khai báo y tế, có dung dịch để sát khuẩn tay; lập danh sách hành khách (họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ) đối với hoạt động vận chuyển hành khách liên tỉnh; sắp xếp, bố trí hành khách ngồi giãn cách trên xe.
Thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 tại hộ gia đình, chung cư, trường học, trụ sở làm việc, hội họp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu công nghiệp, nhà máy...
Người đứng đầu chịu trách nhiệm về phòng, chống dịch
Chủ tịch Ủy ban nhân thành phố Hà Nội yêu cầu tất cả các đơn vị từ thành phố đến quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phải rà soát lại các phương án phòng chống dịch; nâng công suất, năng lực về truy vết, cách ly, xét nghiệm, điều trị… chuẩn bị sẵn sàng trong tình huống dịch bệnh lan rộng. Chuẩn bị đủ cơ sở cách ly, nâng công suất cách ly đảm bảo đủ chỗ cách ly trong tình huống dịch bệnh lan rộng.
Bên cạnh đó, siết chặt quản lý các khu cách ly tập trung, đặc biệt là các khu cách ly tại khách sạn, tuyệt đối không để lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây từ khu cách ly ra cộng đồng.
Các đơn vị được giao tổ chức cách ly tập trung cần rà soát lại cơ sở vật chất nhằm đảm bảo giám sát chặt chẽ người được cách ly; các khu cách ly phải có đủ camera để giám sát, các camera phải hoạt động liên tục, kết nối với hệ thống giám sát do Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định. Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt quy định về việc tổ chức bàn giao, đưa đón và tiếp nhận người đã hoàn thành cách ly tập trung về nơi lưu trú theo quy định…
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện công tác phòng, chống dịch trong cơ quan, đơn vị: Không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không tổ chức liên hoan, tiệc mừng; khuyến khích họp trực tuyến và sử dụng công nghệ thông tin, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp./.
Luôn cảnh giác cao độ Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, phòng, chống Covid-19 trong tình hình mới quan trọng là chúng ta luôn phải cảnh giác cao độ, tránh tâm lý chủ quan nhưng cũng không nên hoang mang để có những phản ứng quá mức, chưa phù hợp. Cả nước đang thực hiện theo phương châm trạng thái bình thường mới để đạt mục tiêu kép. Khi có dịch xảy ra điều quan trọng là bình tĩnh, hợp tác, xứ trí đúng mức theo khuyến cáo ngành y tế, tránh làm xáo trộn lớn đến cuộc sống bình thường. Người dân cần cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống, tránh tiếp cận quá nhiều thông tin không chính xác dễ làm chính chúng ta loạn thông tin gây hoang mang dư luận. Điều này không tốt cho hoạt động phòng chống dịch vốn dĩ được ví như cuộc chiến với Covid-19. Trong chiến tranh, chúng ta đều biết người chiến thắng là người bình tĩnh xử lý mọi tình huống. Nếu chúng ta rối loạn thì chúng ta thất bại vì chính mình chứ không phải vì Covid-19. Mỗi người hãy nhớ luôn thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo thông điệp 5K: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế” để chung sống an toàn với dịch bệnh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38