Không để xảy ra tình trạng "vốn chờ dự án" trong giải ngân vốn đầu tư công
Hà Nội thực hiện quyết liệt các giải pháp để nâng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công TP.HCM: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công |
Chiều 8/12, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến của Tổ công tác số 1 với các 8 bộ, cơ quan Trung ương và 2 địa phương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại cuộc họp, tỷ lệ giải ngân vốn ước 11 tháng của năm 2022 của 10 đơn vị thuộc Tổ Công tác số 1 còn thấp. Cụ thể, Văn phòng Chính phủ: 52,01%; Tòa án nhân dân Tối cao: 47,85%; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: 29,98%; Bộ Công an: 25,59%; Bộ Ngoại giao: 18,16%; Bộ Tư pháp: 30,06%; Bộ Nội vụ: 50,78%; Ủy ban Dân tộc: 2,41%; tỉnh Quảng Bình: 54,98%; Quảng Trị: 45,71%.
Trong số 8 bộ, cơ quan Trung ương và hai địa phương thuộc Tổ công tác số 1, có 3 bộ, cơ quan Trung ương phấn đấu giải ngân hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 là Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Nội vụ. Các đơn vị còn lại phấn đấu giải ngân năm 2022 đạt mức cao nhất.
![]() |
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến của Tổ công tác số 1 với các 8 bộ, cơ quan Trung ương và 2 địa phương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công. (Ảnh: VGP/Hải Minh) |
Đối với số vốn còn lại không có khả năng giải ngân, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương trình Chính phủ cho phép điều chỉnh giảm kế hoạch vốn năm 2022 để tiếp tục bố trí vốn trong năm 2023, hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 để tiếp tục triển khai, thực hiện dự án.
Nêu một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đối với các dự án chuyển tiếp, việc giải ngân chậm do năng lực tổ chức thực hiện dự án còn yếu, nhất là năng lực cán bộ quản lý dự án còn hạn chế. Vướng mắc về giải phóng mặt bằng, giá cả nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến nhà thầu thi công chầm chừng. Một số dự án cho ảnh hưởng biến động tăng giá dẫn đến vượt chi phí dự phòng làm tăng tổng mức đầu tư phải rà soát lại các hạng mục.
Đối với các dự án khởi công mới trong năm 2022, do các bước lập, thẩm định, phê duyệt bản vẽ thi công, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu… mất nhiều thời gian, dẫn đến việc chậm giải ngân nguồn vốn. Chính quyền địa phương một số nơi chậm giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch, điều chỉnh quy hoạch làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân.
Về thể chế, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương dự họp kiến nghị đối với việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng, cần sửa đổi theo hướng giao cơ quan chuyên môn xây dựng cấp tỉnh thẩm định báo cáo này.
Về thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành công trình, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đề nghị sửa đổi theo hướng giao cơ quan chuyên môn xây dựng của địa phương kiểm tra công tác nghiệm thu để tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn…
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đánh giá tình hình giải ngân của các bộ, cơ quan, địa phương dự họp có tiến triển theo hướng tăng dần, tuy nhiên so với mục tiêu đề ra còn chậm; một số đơn vị ở dưới mức 50%.
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, trong số những nguyên nhân chủ quan và khách quan nêu trên, nguyên nhân chủ quan vẫn là chính, nhất là trong công tác lập quy hoạch, đề xuất xin dự án, năng lực của chủ đầu tư và nhà thầu… Bên cạnh đó là một số nguyên nhân khác như vấn đề giải phóng mặt bằng, nguồn quỹ đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác vật liệu xây dựng…
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu tiếp tục siết chặt kỷ cương, phát huy vai trò của người đứng đầu trong việc thường xuyên rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án để có phương án điều chỉnh trong nội bộ của bộ, cơ quan, địa phương mình theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công an huyện Hưng Nguyên bắt đối tượng vận chuyển 4kg ma tuý đá

Nông dân huyện Mê Linh tích cực xuống đồng sản xuất đầu năm

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: LHQ triển khai hỗ trợ khẩn cấp

4 cách dễ dàng tra cứu giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế
![[Infographic] Tháng 1/2023 thu ngân sách Nhà nước đạt 213 nghìn tỷ đồng](https://laodongthudo.vn/stores/news_dataimages/2023/022023/07/07/infographic-thang-12023-thu-ngan-sach-nha-nuoc-dat-213-nghin-ty-dong-20230207075915.png?rt=20230207075955)
[Infographic] Tháng 1/2023 thu ngân sách Nhà nước đạt 213 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT

Dự kiến tiếp nhận 8.000 đơn vị máu tại Lễ hội Xuân hồng 2023
Tin khác

Thủ tục, hồ sơ về khen thưởng cần được rút gọn, tạo thuận lợi cho các tập thể, cá nhân
Tin mới 06/02/2023 21:29

Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Bản dạng giới
Tin mới 06/02/2023 16:23

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng động viên tân binh lên đường nhập ngũ
Tin mới 06/02/2023 12:26

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến động viên, tiễn tân binh lên đường nhập ngũ
Tin mới 06/02/2023 12:03

Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân
Tin mới 06/02/2023 11:39

Trình tự thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Tin mới 05/02/2023 12:10

Nhiều tác phẩm sắc sảo, có nét mới tại Giải “Búa liềm vàng” lần thứ VII - năm 2022
Tin mới 03/02/2023 23:13

Nỗ lực cải cách hành chính, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp
Tin mới 03/02/2023 19:37

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giá điện cần cân bằng, hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng
Thời sự 03/02/2023 19:32

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và sự vận dụng trong tình hình hiện nay
Tin mới 03/02/2023 11:27