Không để “tín dụng đen” còn đất sống

Thời gian qua, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” diễn biến phức tạp ở một số nơi, biến tướng dưới các hình thức khác nhau. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả các loại tội phạm này.
Giúp công nhân tránh xa “tín dụng đen” Đẩy lùi nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động Tiếp tục đấu tranh với tội phạm “tín dụng đen”

Từng bước đẩy lùi “tín dụng đen”

Những năm trước đây, trước diễn biến phức tạp của tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”, Bộ Công an đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này; tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, trong đó phân công trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn, điều tra, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động này.

Lực lượng Công an các cấp đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm (Năm 2022, phát hiện, xử lý hơn 400 vụ, hơn 680 đối tượng cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự). Điển hình: Ngày 14/2/2023, Công an tỉnh Tiền Giang phá chuyên án làm rõ các đối tượng lợi dụng danh nghĩa Công ty Luật TNHH Pháp Việt, trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh để hoạt động đòi nợ thuê cho các ngân hàng, công ty tài chính, bắt giữ 15 đối tượng, hằng tháng đòi nợ thuê từ 141.000 đến hơn 241.000 hợp đồng khách vay, tổng số tiền đã đòi được hơn 988 tỷ đồng...

Không để “tín dụng đen” còn đất sống
Ảnh minh hoạ (M.P)

Nhìn tổng thể chung, các biện pháp quyết liệt của lực lượng Công an và các ngành trong những năm qua đã góp phần từng bước đẩy lùi tội phạm “tín dụng đen”, nhất là nhiều hành vi vi phạm pháp luật liên quan “tín dụng đen” như bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản, “khủng bố” tinh thần bằng thủ đoạn đổ chất bẩn, chất thải, nhắn tin, gọi điện đe dọa... đã giảm nhiều, không còn công khai, manh động như trước.

Phát huy sức mạnh tổng hợp

Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” dự báo sẽ có diễn biến phức tạp ở một số nơi, biến tướng dưới các hình thức khác nhau và như cử tri phản ánh. Để tiếp tục phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả các loại tội phạm này, Bộ Công an đã và đang chỉ đạo toàn lực lượng đẩy mạnh công tác nghiệp vụ tổ chức phòng ngừa, phát hiện, điều tra xử lý nghiêm tội phạm, các vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” theo Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ngăn chặn tình trạng này.

Các cơ quan chức năng Bộ Công an chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, nhất là quy định về giao dịch, vay mượn, huy động, sử dụng vốn an toàn; về phương thức, thủ đoạn của tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê... giúp người dân cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tố giác tội phạm; không cầm cố tài sản với mục đích không rõ ràng; không trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoạt động cho vay lãi nặng, “tín dụng đen”. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của người dân.

Bên cạnh đó, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay trực tuyến, cho vay ngang hàng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm này. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong rà soát, quản lý, xác thực và “làm sạch” tài khoản ngân hàng, số điện thoại di động; xác thực, mở rộng các hình thức cho vay tín chấp, phục vụ tiêu dùng của người dân, góp phần hạn chế các trường hợp vay "tín dụng đen" siết chặt công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc chấp hành các quy định về cho vay, thu nợ, ngăn chặn việc mua bán nợ, ủy quyền thu hồi nợ cho công ty thu hồi nợ ngoài ngân hàng...

Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là quản lý các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, các cơ sở kinh doanh tài chính, cầm đồ... chủ động rà soát, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng. Thường xuyên rà soát, nắm chắc hoạt động của các băng nhóm, đối tượng nghi vấn hoạt động “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê; kịp thời xác lập chuyên án đấu tranh triệt phá các băng nhóm có biểu hiện hoạt động phạm tội, không để hoạt động phức tạp, gây bức xúc dư luận.

Bộ Công an cũng sẽ triển khai các biện pháp nghiệp vụ quản lý chặt chẽ các đối tượng trọng điểm hoạt động liên quan đến “tín dụng đen", trong đó gắn trách nhiệm của người đứng đầu Công an các đơn vị, địa phương đối với tình hình xảy ra tại địa bàn, nơi nào để xảy ra tình hình phức tạp thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm với lãnh đạo cấp trên. Thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp, truy nã các băng nhóm tội phạm “tín dụng đen”. Phối hợp Viện kiểm sát, Tòa án các cấp điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh để răn đe, phòng ngừa chung.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an cấp xã trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn Công an xã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nắm chắc tình hình địa bàn; thực hiện có hiệu quả thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra xác minh sơ bộ tin báo về tội phạm theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình năm 2021, góp phần giải quyết ngay từ đầu những vấn đề mới phát sinh, không để tội phạm “tín dụng đen” diễn biến phức tạp.

Rà soát, phát hiện, phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý quyết liệt các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, kịp thời phát hiện, đấu tranh triệt phá các đường dây tội phạm hoạt động “tín dụng đen” trên mạng internet.

H.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động