Giúp công nhân tránh xa “tín dụng đen”
Ngăn chặn các hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” trong công nhân lao động Phát huy hiệu quả hoạt động Quỹ trợ vốn Công đoàn - giải pháp ngăn chặn “tín dụng đen” |
Khoảng 33.000 lao động được vay vốn mỗi năm
Báo cáo về kết quả hoạt động của các Quỹ trợ vốn cho công nhân lao động nghèo thực hiện đăng ký hoạt động theo Chương trình, dự án tài chính vi mô sau 3 năm (2019-2021) triển khai tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam diễn ra mới đây, ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Thực hiện Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ngày 12/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, các Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm của tổ chức Công đoàn đã thực hiện việc đăng ký hoạt động theo Chương trình, dự án tài chính vi mô, tổ chức tài chính vi mô (gọi tắt là Quỹ trợ vốn).
Cán bộ Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình hướng dẫn công nhân lao động Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam ký hợp đồng vay vốn. Ảnh: Mai Xuân Hòa. |
Theo đó, đến nay toàn hệ thống Công đoàn có 12 Quỹ trợ vốn. Cụ thể: 1 Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm của LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển đổi thành Tổ chức tài chính vi mô, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng và Điều lệ Quỹ (từ tháng 10/2017), với tên gọi là Tổ chức tài chính vi mô CEP (gọi tắt là CEP). Ngoài ra, còn có 11 Quỹ trợ vốn của các LĐLĐ tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Thọ, Lâm Đồng đã đăng ký hoạt động theo Chương trình, dự án tài chính vi mô, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg.
Theo báo cáo của các Quỹ trợ vốn hoạt động theo Chương trình dự án tài chính vi mô, đối tượng vay vốn của các Quỹ chủ yếu là công nhân, viên chức và người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khó khăn. Bình quân hàng năm, toàn hệ thống đã giải quyết cho khoảng 33.000 đoàn viên, người lao động được vay vốn từ Quỹ, mức vay bình quân từ 15-30 triệu đồng/người/lượt vay. Về lãi suất cho vay, theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, lãi suất cho vay của mỗi Quỹ trợ vốn áp dụng khác nhau, trong đó, Quỹ áp dụng lãi suất cho vay thấp nhất là 0,45%/tháng, cao nhất là 0,7%/tháng, cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế của công nhân, viên chức, lao động.
Đáng chú ý là sản phẩm cho vay của Quỹ trợ vốn ngày càng được thiết kế, điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu, điều kiện sống của công nhân, viên chức, lao động. Cụ thể như, các sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, sửa chữa nhà ở, hỗ trợ học nghề, trả nợ vay theo phương thức trả góp, có giải pháp hỗ trợ người vay khi có nguy cơ nợ quá hạn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19…
Điểm thuận lợi là việc triển khai vốn vay của các Quỹ trợ vốn hoạt động theo Chương trình dự án tài chính vi mô được triển khai thông qua hệ thống Công đoàn các cấp. Hầu hết các Quỹ đều áp dụng phương thức phục vụ, cung cấp vốn vay đến tận tay người lao động, cán bộ Công đoàn và Công đoàn cơ sở trực tiếp hướng dẫn đoàn viên, người lao động ký kết hợp động vay vốn, các thủ tục vay vốn, giúp Quỹ thu lãi, thu hối vốn theo hợp đồng vay, đôn đốc, nhắc nhở đoàn viên, người lao động vay vốn nộp lãi và gốc đúng hạn…
Thực tế triển khai giải ngân cũng cho thấy, Chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức Công đoàn có độ an toàn cao, tương đối bền vững, điều này được chứng minh bằng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Quỹ thấp (tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống chỉ từ 0,01% đến 0,03% trên tổng số vốn cho vay).
Góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”
Trao đổi về hiệu quả của Quỹ trợ vốn trên địa bàn Thủ đô, ông Nguyễn Phi Thường - Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết: Thành phố Hà Nội hiện có Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo Thủ đô với tổng số vốn là 67 tỷ đồng. Hiện nay, Quỹ hoạt động rất hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của công nhân, viên chức lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vay vốn phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập; quá trình hoạt động không có nợ xấu.
Từ hoạt động thiết thực, hiệu quả của Quỹ trợ vốn đối với công nhân, viên chức, lao động nghèo thời gian qua trên địa bàn Thủ đô, ông Nguyễn Phi Thường cho rằng: Hiện, nhu cầu vay vốn trong đoàn viên, người lao động rất lớn, trong khi đó chính sách tín dụng ngân hàng chưa thể bao phủ hết các đối tượng, thì việc phát huy hiệu quả hoạt động Quỹ trợ vốn được coi là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn nạn “tín dụng đen” tiếp cận công nhân lao động.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cũng cho rằng, để triển khai nguồn vốn vay tới đoàn viên, người lao động, Công đoàn cơ sở đóng vai trò là đơn vị đứng ra tín chấp, xác nhận cho đoàn viên, người lao động được vay vốn. Điều này đã góp phần khẳng định và nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động của mình.
Nhấn mạnh những lợi ích thiết thực của Quỹ trợ vốn Công đoàn hướng tới đoàn viên, người lao động, qua đó góp phần hạn chế nạn "tín dụng đen", Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường đề nghị thời gian tới, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục quan tâm đầu tư, phát huy hiệu quả hoạt động của các quỹ, bởi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ căn cốt của tổ chức Công đoàn.
Đồng thuận với quan điểm trên, ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cho rằng: Nhu cầu tiếp cận vốn vay để giải quyết những khó khăn, cải thiện, nâng cao đời sống trong công nhân lao động rất lớn. Từ đầu năm đến nay, Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội mới tham gia thẩm định, đề xuất cho 18 công nhân lao động vay hơn 500 triệu đồng từ Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình, tuy nhiên, con số này chưa thấm vào đâu so với nhu cầu.
Từ thực tế nhu cầu công nhân lao động hiện nay, ông Nguyễn Đình Thắng đề xuất, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Quỹ trợ vốn để triển khai gói vay cho công nhân lao động với lãi suất ưu đãi, giúp công nhân lao động vơi bớt khó khăn. Đây cũng được coi là giải pháp hữu hiệu để công nhân lao động tránh xa “bẫy tín dụng đen”.
Khẳng định đối với tổ chức Công đoàn, chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ người lao động, đặc biệt người lao động có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn cần được ưu tiên; trong đó hoạt động của Quỹ trợ vốn Công đoàn đang thể hiện rõ vai trò, chức năng của tổ chức, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cũng đề nghị, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh vai trò của Quỹ trợ vốn, các tổ chức tài chính vi mô, qua đó góp phần chăm lo, nâng cao đời sống người lao động.
Phân tích về nạn “tín dụng đen” gần đây đang bủa vây, đe dọa công nhân lao động và cả cán bộ Công đoàn, gây mất an ninh, an toàn trật tự tại những nơi có đông công nhân lao động, ông Ngọ Duy Hiểu cho biết: Lợi dụng những khó khăn về tài chính của công nhân lao động cả nước, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nạn cho vay nặng lãi hoành hành với những chiêu thức ngày càng tinh vi, được quảng cáo công khai, rộng rãi như: Dịch vụ hỗ trợ tài chính, cầm đồ, vay nhanh, trả gọn. Bên cạnh đó, hoạt động “tín dụng đen” biến tướng dưới mọi hình thức (khuyến mãi, hoa hồng, huy động vốn để đầu tư, ủy thác đầu tư trái phiếu… với lãi suất cao). Đặc biệt, các đối tượng liên quan đến “tín dụng đen”, còn có thủ đoạn bôi nhọ, xâm phạm đời tư, đe dọa cán bộ Công đoàn nhằm gây sức ép, đòi nợ công nhân lao động.
Từ thực tế trên, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng, cần tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Quỹ trợ vốn, đồng thời khẳng định đây sẽ là giải pháp quan trọng ngăn chặn, đẩy lùi "tín dụng đen" trong công nhân lao động./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa
Vì lợi ích đoàn viên 18/11/2024 21:04
LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động
Công đoàn 18/11/2024 19:38
Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNVCLĐ
Vì lợi ích đoàn viên 16/11/2024 10:15
Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động bị tử vong do bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 15/11/2024 16:09
Giám sát nâng cao chất lượng hoạt động nữ công tại Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 15/11/2024 15:46
Mang Tết đủ đầy đến người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 14/11/2024 13:57
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 13/11/2024 17:06
Sân chơi mới cho người lao động luyện tập thể thao
Vì lợi ích đoàn viên 09/11/2024 09:11
Công đoàn Y tế Việt Nam ký 2 thỏa thuận hợp tác nâng cao phúc lợi đoàn viên
Vì lợi ích đoàn viên 08/11/2024 16:25
Lên kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 07/11/2024 13:22