Không để đứt gãy các hoạt động kinh tế

(LĐTĐ) Tại thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 mới đây nêu rõ, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo công tác phòng, chống dịch với các giải pháp đồng bộ, phù hợp, kịp thời (như bắt buộc đeo khẩu trang, khoanh vùng và cách ly, truy vết và xét nghiệm trên diện rộng, xử lý các vi phạm…). Đặc biệt đã thực hiện giãn cách xã hội quyết liệt ở phạm vi phù hợp.
Sớm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội sau dịch Covid-19
Nâng cao hoạt động kinh tế đối ngoại, công tác thị trường ngoài nước
"Sẽ trình đề án thống kê kinh tế ngầm trong tháng 2 này"
3641 thu tuong
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Chinhphu.vn)

Theo Thủ tướng, về cơ bản đến nay chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh trên phạm vi quốc gia, là kết quả đáng mừng, thể hiện đóng góp, cố gắng lớn và trách nhiệm cao của các ngành, các cấp và nhân dân, nhất là tại Thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Hải Dương, Đắk Lắk, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương có ca nhiễm trong cộng đồng.

Trong đợt dịch bệnh vừa qua, ngành y tế đã lập lực lượng tiền phương, cử cán bộ y tế hỗ trợ dập dịch tại Thành phố Đà Nẵng và một số địa phương. Thủ tướng Chính phủ biểu dương, đánh giá cao, gửi lời thăm hỏi và cảm ơn các cán bộ, nhân viên y tế, chiến sỹ, nhất là những người ở tuyến đầu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch vừa qua.

Trong bối cảnh phòng, chống dịch, mục tiêu kép cũng bước đầu được thực hiện tốt, tích cực thúc đẩy đầu tư công, xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp không để đình trệ, đứt gãy các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt sâu sắc chủ trương lớn về thực hiện mục tiêu kép, vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, không được chủ quan trong nhận thức và hành động, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn được giao, chủ động, linh hoạt quyết định các vấn đề đặt ra trong thực hiện mục tiêu kép trên địa bàn.

Trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực và sẽ tiếp tục có các ca mắc trong cộng đồng. Các ngành, các cấp phải tiếp tục đề cao cảnh giác, không chủ quan, coi thường dịch bệnh, xác định chống dịch trong thời gian dài và dần hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh. Trong đó, tiếp tục áp dụng các biện pháp cơ bản phòng chống dịch trong trạng thái “bình thường mới” như: Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành và hoàn thiện các chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch.Chủ động chuẩn bị các kịch bản, phương án ứng phó với các tình huống dịch bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh, tại cơ quan, các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, nhất là nơi có lượng lao động lớn. Trường hợp xuất hiện ca mắc bệnh, các quy trình phòng chống dịch phải được kích hoạt ngay để thần tốc, quyết liệt khoanh vùng gọn, dập dịch nhanh, không để lây lan rộng ra cộng đồng; mặt khác có phương án duy trì, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn, chủ động hơn, quyết liệt hơn, linh hoạt quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, không trông chờ, phụ thuộc quyết định của các cơ quan Trung ương. Tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy vai trò tham mưu của ngành y tế các cấp trong xác định, quyết định biện pháp phòng, chống dịch bảo đảm phù hợp với mức nguy cơ dịch bệnh.

Không áp dụng biện pháp dừng, đình chỉ hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi không cần thiết; hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của các biện pháp phòng, chống dịch đối với các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các tỉnh biên giới phối hợp với Bộ Quốc phòng quản lý chặt chẽ xuất nhập cảnh tại khu vực biên giới; không để nhập cảnh trái phép, nhập cảnh không đúng đối tượng.

Bộ Công an điều tra, khởi tố theo đúng pháp luật các trường hợp nhập cảnh trái phép, các cá nhân, tổ chức, đường dây, các cơ sở lưu trú đưa người hoặc tiếp nhận các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam…

Về hỗ trợ an sinh xã hội, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất gói an sinh xã hội giai đoạn 2 bảo đảm thuận lợi, chặt chẽ. Các địa phương chủ động các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp, người nghèo, các đối tượng trợ giúp xã hội bị ảnh hưởng vì dịch bệnh Covid-19.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện tốt đợt còn lại của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bảo đảm an toàn.Giao Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chú ý giải quyết ngay những vướng mắc về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét việc mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế trước hết là đến các nơi có hệ số an toàn cao. Hơn ai hết, trong giai đoạn này, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cần thấu triệt “mục tiêu kép” của Chính phủ, không để dịch bệnh lây lan nhưng cũng không để đứt gãy các hoạt động kinh tế./.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động