Không chủ quan khi mắc bệnh thủy đậu
Nhiều gia đình đã biết cách phòng bệnh thủy đậu nhờ mô hình Domino “khủng” Thêm bệnh nhân tử vong do bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu gia tăng, nhiều biến chứng nguy hiểm |
Sáng 20/3, theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Khoa Bệnh nhiệt đới của bệnh viện đã điều trị nội và ngoại trú cho gần 10 bệnh nhân mắc thủy đậu, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ.
Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông Nguyễn Thùy Dương thăm khám cho trẻ bị thủy đậu. |
Theo bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Kim Anh, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông), nhiều trường hợp bệnh tưởng nhẹ nhưng lại rất nguy hiểm khi bị biến chứng, nhất là với những trường hợp chưa được tiêm vắc xin, không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
Điển hình là chị Đ.T.T.H, trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông. Khi mắc thủy đậu, chị H bị sốt, đau đầu, đau họng và ngứa rát toàn thân. Sau 7 ngày điều trị tại bệnh viện, các nốt phỏng thủy đậu vẫn còn xuất hiện nhiều trên mặt và toàn thân. Bệnh nhân này chưa tiêm vắc xin phòng thủy đậu.
Tương tự, tại Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông) đang điều trị cho một bệnh nhi 9 tháng tuổi mắc thủy đậu. Do chưa được tiêm phòng nên khi mắc, bệnh nhi bị biến chứng, dẫn tới viêm phổi, xuất hiện nhiều nốt phỏng thủy đậu trên mặt, trên người…
Thủy đậu là bệnh do vi rút varicella zoster gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm và tăng cao hơn từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm. Bệnh có khả năng lây lan cao, lên đến 90% đối với người chưa từng mắc hoặc chưa từng tiêm vắc xin.
Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của thủy đậu là phát ban, nổi mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, gây ngứa. Trong vài ngày, các mụn nước sẽ vỡ ra và rỉ nước, sau đó đóng vảy trước khi lành lại. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với người nhiễm vi rút.
Bệnh thủy đậu đa số lành tính, hồi phục trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa I Đinh Thị Uyên, Phụ trách Đơn nguyên tiêm chủng (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông) chia sẻ, thủy đậu không chỉ là bệnh ngoài da để lại sẹo, mà có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm tai ảnh hưởng đến thính lực… Thủy đậu đặc biệt nguy hiểm với bà bầu, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người có bệnh nền.
Đồng quan điểm trên, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: Nếu không được chăm sóc, theo dõi và điều trị đúng cách, một số trường hợp bị thủy đậu có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, tổn thương thần kinh, viêm gan, viêm cơ tim, viêm mạch máu, viêm khớp, viêm tinh hoàn… Các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền (tim mạch, đái tháo đường, suy thận…) có khả năng gặp biến chứng và tử vong cao hơn nếu mắc bệnh.
Cụ thể, ở phụ nữ mang thai, khoảng 20% mắc thủy đậu sẽ dẫn đến viêm phổi và trong số này có 40% trường hợp sẽ tử vong. Mắc thủy đậu ở tuần thai 13 - 20 dễ dẫn đến dị dạng thai, thai chết lưu. Nếu thai phụ mắc thủy đậu ở 3 tháng cuối, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong cao tới 30%, 15% có nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh trong 4 năm đầu đời.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong những tuần gần đây, trên địa bàn thành phố ghi nhận 20 - 30 ca thủy đậu/tuần. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có 202 trường hợp mắc thủy đậu. Tuy nhiên, với thời tiết giao mùa như hiện nay, dự báo, số ca mắc có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới.
Để phòng bệnh thủy đậu, bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thùy Dương, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông) khuyến cáo, người dân cần vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ; sử dụng đồ dùng sinh hoạt riêng; vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Cùng với đó, tiêm phòng vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, giảm nguy cơ mắc và biến chứng do bệnh gây ra. Vắc xin phòng thủy đậu hiện tiêm được cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa mắc bệnh.
Một điều cần lưu ý, phụ huynh không nên chữa trị tại nhà cho trẻ khi nhiễm bệnh mà nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán. Tuy bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn từ 1 đến 2 tuần nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31