Khống chế vốn vay bao nhiêu là hợp lý?
Bộ tài chính ký thỏa thuận vay sử dụng vốn vay Nhật Bản Nới room tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng Đại biểu Quốc hội đề nghị ngân hàng nới lỏng điều kiện vay |
Tại Hội nghị, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, sau 2 tháng lấy ý kiến bộ ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đang tổng hợp ý kiến cơ quan, đơn vị. Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132 hướng đến tiệm cận với thực tế hoạt động của doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế.
Nghị định số 132 quy định, chi phí lãi vay theo mức cao nhất 30% phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực tế triển khai Nghị định số 132, việc khống chế chi phí lãi vay trong trường hợp doanh nghiệp vay ngân hàng gây khó khăn cho doanh nghiệp.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Qua ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, rà soát, thực tế tại Việt Nam, việc vay vốn ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động thường xuyên và phổ biến.
Trước đó, doanh nghiệp phản ánh, sau 3 năm thực thi, Nghị định 132 đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một trong những nút thắt đang khiến nhiều doanh nghiệp “kêu trời” là quy định khống chế mức trần của tổng chi phí lãi vay/EBITDA ở 30% (điểm a, Khoản 3, Điều 16).
Doanh nghiệp đánh giá, 30% là mức khống chế ở các nước phát triển. Việc áp dụng “thước đo” này không phù hợp với thực tiễn của Việt Nam - một nền kinh tế đang phát triển với hầu hết các doanh nghiệp đều có vốn mỏng, trong giai đoạn khởi nghiệp và cần phải sử dụng nhiều vốn vay - đang gây nhiều hệ lụy.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, với quy định phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định.
Vì vậy, không nên và không cần thiết khống chế trần tổng chi phí lãi vay không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp có giao dịch liên kết để phản ánh trung thực, đầy đủ, kịp thời bức tranh hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm minh doanh nghiệp có giao dịch liên kết có hành vi chuyển giá, kê khống chi phí để trốn lậu thuế và trong giai đoạn hiện nay thì chỉ nên áp dụng khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP đối với doanh nghiệp nước ngoài có giao dịch liên kết và chưa áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thiết thực chăm lo đời sống người lao động

HAGL "vùi dập" Bình Dương với chiến thắng 4-0 trên sân Pleiku

Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay tiếp tục tăng nóng

Xác định hoa hậu Thùy Tiên có liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

LĐLĐ quận Long Biên: Triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong quý II
Tin khác

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam
Tài chính 03/04/2025 17:09

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc
Tài chính 02/04/2025 17:12

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Tài chính 02/04/2025 10:36

Quy định mới nhất về giá điện
Tài chính 02/04/2025 09:15

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?
Tài chính 01/04/2025 21:18

Hướng đến quản lý thuế tích hợp, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm
Tài chính 29/03/2025 07:54

Công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thuế
Kinh tế 27/03/2025 08:08

Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026
Tài chính 26/03/2025 16:02

Chứng khoán Everest bị xử phạt vi phạm hành chính
Tài chính 25/03/2025 08:59

Phát hành cổ phiếu riêng lẻ sai luật có thể bị phạt tới 2,5 tỷ đồng
Tài chính 25/03/2025 06:33