Khoa học và Công nghệ đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
Tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm: Nhiều hoạt động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII Trung tâm báo chí sôi động trong ngày đầu diễn ra Đại hội XIII của Đảng |
Theo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, trong giai đoạn 2015-2020, Bộ Khoa học và Công nghệ có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Năng suất lao động được nâng lên thể hiện qua chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (tăng từ 33,6% giai đoạn 2011-2015 lên 44,46% giai đoạn 2016-2019), tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 50% năm 2020.
Tiềm lực nghiên cứu và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao thông qua số lượng các bài báo khoa học, công trình công bố quốc tế tăng trưởng nhanh, trung bình trên 20%/năm. Hiện, cả nước có gần 67.000 cán bộ nghiên cứu và phát triển quy đổi tương đương toàn thời gian – TFP (đạt 7 người/vạn dân). Đề án Hệ Tri thức Việt số hóa đã được triển khai để hình thành cơ sở dữ liệu số của người Việt. Nước ta đang có 3 khu công nghệ cao quốc gia là Hòa Lạc, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thu hút hàng trăm dự án đầu tư với số vốn hàng chục tỷ USD. Nguồn lực tài chính từ xã hội và doanh nghiệp cho Khoa học và Công nghệ tăng, thể hiện qua tỉ trọng đầu tư giữa Nhà nước và doanh nghiệp là (52/48) so với tỉ lệ 70/30 của hơn 5 năm trước.
Vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo ngày càng trở nên quan trọng. Thị trường công nghệ được thúc đẩy phát triển, cả nước có 15 sàn giao dịch công nghệ, 50 vườn ươm công nghệ, 186 tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp và mạng lưới các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ Khoa học và Công nghệ trên toàn quốc.
Những đóng góp của Khoa học và Công nghệ còn thể hiện qua chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục tăng. Năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng 2 bậc, năm 2019 tăng tiếp 3 bậc, xếp thứ 42 trên 129 quốc gia, đưa Việt Nam vươn lên dẫn đầu nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và đứng thứ 3 ASEAN.
Trong những năm qua, Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực. |
Trong những năm qua, Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tựu nổi bật. Cụ thể, trong lĩnh vực nông nghiệp, Khoa học và Cộng nghệ đã góp phần vào thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ theo chuỗi giá trị cho các sản phẩm quốc gia, chủ lực, sản phẩm trọng điểm của địa phương (OCOP); sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được thúc đẩy mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao. Hình thành ngành công nghiệp chế biến lâm sản đứng thứ hai Châu Á và đứng thứ năm trên thế giới.
Trong lĩnh vực công thương, giao thông, xây dựng, Khoa học và Công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ, tham gia triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được nâng cấp và mở rộng, phát triển hạ tầng thanh toán thẻ, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech, định hướng chuyển đổi số, quản trị thông minh hướng tới phát triển ngân hàng số. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông, mạng viễn thông 5G được nghiên cứu phát triển. Công tác quản lý, điều hành của Chính phủ và... các bộ, ngành, địa phương được triển khai hiệu quả trên môi trường mạng.
Đáng chú ý, trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, các kết quả nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong việc chế tạo vũ khí, trang bị kỹ thuật, nâng cao hiệu quả khai thác, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, công nghệ cao, làm chủ công nghệ và phát triển các thiết bị nghiệp vụ đặc thù, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Nổi bật là lĩnh vực y tế, Khoa học và Công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong công tác phòng ngừa, chẩn đoán và khám chữa bệnh với một số lĩnh vực ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới như: Kỹ thuật ghép tạng, nội soi can thiệp, điện quang can thiệp, y học hạt nhân, công nghệ tế bào gốc, hồi sức cấp cứu, an toàn truyền máu, hồi sức cấp cứu, vắc-xin và sinh phẩm...
Riêng trong năm 2020, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập trung thực hiện "mục tiêu kép" vừa quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần "chống dịch như chống giặc", vừa tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp với mục tiêu đưa Khoa học - Công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực.
Trong lĩnh vực y tế, Khoa học và Công nghệ đóng vai trò quan trọng, quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 . |
Ngay khi dịch Covid-19 xuất hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ động huy động, tham vấn các nhà khoa học xây dựng các nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Chính vì vậy, các nhà khoa học Việt Nam đã nhanh chóng nuôi cấy và phân lập vi rút Corona chủng mới (ngày 7/2/2020), đưa Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công việc phân lập vi rút; nghiên cứu, chế tạo thành công và được Bộ Y tế cấp phép sử dụng 4 bộ sinh phẩm RT-PCR và realtime RT-PCR phát hiện SARS-CoV-2, được Vương Quốc Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Châu Âu (CE) và giấy chứng nhận được bán tự do tại thị trường Châu Âu (CFS).
Bộ kit chẩn đoán đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, giá rẻ hơn so với giá nhập khẩu, tiết kiệm ngân sách và có năng lực xuất khẩu; nghiên cứu chế tạo được hệ thống rô bốt (VIBOT -1a) có chức năng vận chuyển trong các khu vực cách ly có nguy cơ lây nhiễm cao, có khả năng giao tiếp với bệnh nhân; chế tạo thành công rô bốt NaRoVid1 hỗ trợ nhân viên y tế trong việc khử khuẩn, lau sàn nhà; nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng bệnh do vi rút corona gây ra, chuẩn bị thử nghiệm khả năng sinh kháng thể trên chuột; nghiên cứu và kịp thời có các sản phẩm Khoa học và Công nghệ phục vụ hiệu quả công tác truy vết, kiểm soát các ca bệnh, khoanh vùng, dập dịch, dự báo dịch tễ.
Bên cạnh đó, việc hát huy nền tảng của Hệ tri thức Việt số hóa trong việc xây dựng bản đồ vùng dịch sử dụng Vmap, theo dõi (tracking) khách nước ngoài tại các điểm du lịch; xây dựng phần mềm khai báo y tế… có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 đang là mối lo ngại trên toàn thế giới. Qua đó khẳng định trình độ của các nhà khoa học Việt Nam, cũng như sự vào cuộc kịp thời của cả hệ thống chính trị nói chung, ngành Khoa học và Công nghệ và doanh nghiệp nói riêng trước những vấn đề cấp thiết đặt ra từ cuộc sống.
Trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước đến năm 2030, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm.
Đó là triển khai các Chương trình, đề án trọng tâm của Chính phủ; tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp trích lập và sử dụng quỹ phát triển khoa học - công nghệ để đẩy mạnh việc đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ, thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển, viện nghiên cứu, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; thúc đẩy phát triển mạnh hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia và sự gắn kết, hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với khu vực công nghiệp và doanh nghiệp...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38