Khó khăn bởi dịch Covid-19: Doanh nghiệp Việt tìm đường về “sân nhà”

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, không ít doanh nghiệp Việt gặp khó trong quá trình đưa hàng Việt xuất ngoại. Trong khi đó, để ổn định tình hình sản xuất, chờ thời cơ xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã phải “bẻ lái” tìm về sân nhà. Với thị trường gần 100 triệu dân, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đây là “miếng bánh ngọt” nhưng không dễ ăn, nếu như các doanh nghiệp vẫn giữ nguyên nếp tư duy cũ khi không chú trọng phát triển sản phẩm cao cấp ở sân nhà.
Hiệp định UKVFTA: Doanh nghiệp Việt cần thay đổi để nắm bắt cơ hội Doanh nghiệp Việt “rục rịch” chào tour đón khách quốc tế Doanh nghiệp Việt “thổi” năng lượng tích cực

Là một trong những doanh nghiệp thành công khi khai thác mảng thị trường nội địa đúng thời điểm dịch Covid-19 và giãn cách xã hội liên tục đóng - mở ở Việt Nam, bà Nguyễn Đặng Kim Thoa - Giám đốc Công ty Thương mại và Sản xuất Phúc Nguyễn (Công ty Phúc Nguyễn) cho biết, hai năm qua doanh nghiệp thành công nhất với mảng tiêu dùng nội địa, khách hàng biết đến nhiều hơn, doanh thu mảng tiêu dùng tăng trưởng mạnh, đạt kỷ lục từ khi thành lập. Đưa các sản phẩm lên trang thương mại điện tử và được khách hàng đón nhận nồng nhiệt.

Nhờ sự đầu tư và nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, các sản phẩm của Công ty Phúc Nguyễn dần trở nên phổ biến và quen thuộc với người tiêu dùng cả nước. Đặt kế hoạch để chinh phục thị trường nội địa, bà Kim Thoa cho hay, chúng tôi muốn biến Phúc Nguyễn thành doanh nghiệp lớn cả trong và ngoài nước. Đồng thời, đẩy mạnh việc bán hàng trên các trang thương mại điện tử để cung cấp thực phẩm nói chung và hàng gia dụng nói riêng đến với người tiêu dùng cả nước.

Khó khăn bởi dịch Covid-19: Doanh nghiệp Việt tìm đường về “sân nhà”
Trước khó khăn trong việc xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp Việt "bẻ lái" trở về sân nhà.

Được biết, nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh, hướng về sân nhà trước những khó khăn của dịch Covid-19, không chỉ có Công ty Phúc Nguyễn mà nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân; Công ty Cổ phần VinaMit… cũng đã “bẻ lái” đưa sản phẩm Việt về sân nhà tiêu thụ khi xuất khẩu gặp khó khăn, chi phí logistics tăng cao. Cùng với đó, khi trở lại sân nhà các doanh nghiệp này ngay lập tức đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử, tăng cường tương tác với khách hàng trên không gian mạng. Nhờ đó, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Được biết, để thúc đẩy thị trường nội địa phát triển và tận dụng thế mạnh của thị trường 100 triệu dân, ngày 17/3/2021 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 386/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025. Với trọng tâm là tổ chức các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, Đề án đã đưa ra mục tiêu cụ thể là giữ thị phần hàng hóa Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại và trên 80% các phương tiện truyền thông phân phối; trên 90% doanh nghiệp biết đến phong vận động “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” và trên 70% doanh nghiệp tham gia phong trào này…

Cùng với đó, để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp khai thác thị trong nước, Bộ Công Thương vừa công bố Quyết định số 281/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2022.

Cụ thể, kế hoạch sẽ tập trung vào việc vận động toàn xã hội hướng đến tinh thần yêu nước và khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để tập trung phát triển thị trường trong nước, kịp thời có giải pháp ứng phó, bảo đảm nguồn cung hàng hóa Việt Nam thiết yếu, nguyên nhiên, vật liệu Việt Nam phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trong nước; tăng cường quảng bá, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm nội địa,…

Kế hoạch còn hướng tới việc tập trung tổ chức triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại theo hình thức phù hợp với tình hình mới nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối các nhà cung cấp, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác, doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, chú trọng phát triển nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nhằm kết nối các nhà sản xuất lớn, các nhà phân phối vừa và nhỏ, các nhà bán buôn và các kênh thương mại bán lẻ, các công ty thương mại điện tử....

Cùng với sự vào cuộc tích cực của Chính phủ, ngành Công Thương… theo các chuyên gia kinh tế, để các doanh nghiệp khai thác hiệu quả thị trường nội địa, thì bên cạnh việc đa dạng mẫu mã, áp dụng công nghệ tiên tiến còn đòi hỏi doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu; bởi đây là yếu tố then chốt giúp hàng Việt cạnh tranh sòng phẳng với hàng nhập khẩu trên sân nhà. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt cũng phải nâng cao năng lực tổ chức quản lý cũng như tăng cường khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp bán lẻ cũng cần “bắt tay” chặt hơn với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh, đủ tiêu chuẩn chất lượng để thỏa mãn nhu cầu mua sắm đa dạng và ngày càng cao ở Việt Nam.

Có thể thấy, với xấp xỉ 100 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.521 USD/người/năm, thị trường nội địa có rất nhiều tiềm năng không chỉ về mặt kinh tế mà còn là điểm tựa chắc chắn, an toàn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, trụ vững trước dịch Covid-19. Đồng thời, thị trường nội địa cũng trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế. Với sự phối hợp của nhiều phía từ chính quyền địa phương, doanh nghiệp cho đến cơ quan quản lý, hàng Việt được kỳ vọng sẽ cạnh tranh sòng phẳng với hàng nhập khẩu trên sân nhà, và hàng Việt Nam sẽ chinh phục tốt người tiêu dùng Việt Nam.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động