Khi tích lũy từ thu nhập chỉ tăng 1,3%!

“Đánh giá mức độ hài lòng với tiền lương, thu nhập của mình hiện tại, 17,2% người lao động (NLĐ) cho biết họ hài lòng, giảm 5,5% so với năm 2017; 65,7% NLĐ tạm hài lòng, tăng 13,3%; 17,1% NLĐ không hài lòng, giảm 7,8%. Và đặc biệt, so với năm 2017, tỷ lệ NLĐ cho biết thu nhập so với chi tiêu “có dư dật, tích lũy” tăng 1,3%”. Đây là kết quả khảo sát mới nhất của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của NLĐ năm 2018.
khi tich luy tu thu nhap chi tang 13 Đảm bảo quyền và lợi ích cho đoàn viên, người lao động
khi tich luy tu thu nhap chi tang 13 Những điều cần chú ý khi "chốt" mua đất nền

NLĐ phải làm thêm vì tiền lương quá thấp

Tại Hội nghị công bố kết quả khảo sát chiều 12/7, PGS.TS Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết: Tiền lương cơ bản hàng tháng của NLĐ (làm đủ giờ công, ngày công) nhận được trung bình là 4,670 triệu đồng , tăng 4,24% so với kết quả khảo sát năm 2017.

khi tich luy tu thu nhap chi tang 13
Người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu.

Theo thống kê từ các doanh nghiệp khảo sát, tiền lương cơ bản trung bình của NLĐ sản xuất trực tiếp là 4,23 triệu đồng/tháng (Vùng I là 4,76 triệu đồng; vùng II là 4,57 triệu đồng; vùng III là 4,14 triệu đồng; vùng IV là 3,32 triệu đồng); lao động gián tiếp, văn phòng là 6,52 triệu đồng/tháng; cán bộ quản lý người Việt Nam là 9,5 triệu đồng; lao động và quản lý người nước ngoài là 30,3 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, vẫn còn một bộ phận NLĐ nhận được mức lương cơ bản thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, cụ thể: vùng I là 2,35%; vùng II là 10,87%; vùng III là 3,34% và vùng 4 là 4,45%.

Khuyến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam với Chính phủ,

Hội đồng Tiền lương Quốc gia

* Chính phủ cần cụ thể hóa Nghị quyết 27/NQ-TW, ngày 21/5/2018, Hội nghị Trung ương 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII về thực hiện Đề án cải cách tiền lương.

* Xây dựng cơ chế hỗ trợ và chỉ đạo các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp tích cực phối hợp với Công đoàn các cấp đẩy mạnh thương lượng tập thể về tiền lương và lương tối thiểu. Giao cho cơ quan nhà nước xác định mức sống tối thiểu vùng của NLĐ, làm cơ sở để các bên thương lượng.

* Chính phủ cần có cơ chế kiểm soát, để tránh thất thu bảo hiểm xã hội, hạn chế doanh nghiệp huy động NLĐ làm thêm giờ quá cao, vi phạm quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ.

* Chính phủ và chính quyền các địa phương cần quan tâm phát triển các dịch vụ công cộng, trường học, bệnh viện, nơi vui chơi giải trí, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính triệt để giúp NLĐ, nhất là lao động nhập cư tiếp cận thuận tiện, giảm chi phí.

* Hội đồng Tiền lương quốc gia (bộ phận kỹ thuật) định kỳ cần kiểm tra lại cơ cấu, số lượng các mặt hàng lương thực, thực phẩm, phi thực phẩm thiết yếu mà NLĐ phải chi trả để yêu cầu tính toán lại cho phù hợp. Trước mắt Hội đồng Tiền lương quốc gia (bộ phận kỹ thuật) cần bổ sung thêm 10,5% tiền lương mà NLĐ phải chi trả đóng góp BHXH vào mức lương tối thiểu.

* Trong khi chưa sửa đổi Bộ luật Lao động, Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần mời thêm một số chuyên gia có chuyên môn liên quan tham dự các phiên họp để góp ý, hỗ trợ thương lượng cho các bên; xem xét việc tính toán năng suất lao động (công sức đóng góp của NLĐ).

Về thu nhập của NLĐ, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, ngoài tiền lương cơ bản, NLĐ làm việc còn nhận được tiền làm thêm giờ, tiền chuyên cần và các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác từ doanh nghiệp với nhiều tên gọi khác nhau để tăng thu nhập, giữ chân NLĐ, nhưng các khoản này thường không được tính vào mức đóng bảo hiểm (trừ phụ cấp trách nhiệm, chức vụ).

Kết quả khảo sát cho thấy, tổng thu nhập trung bình của NLĐ (không kể tiền ăn ca) đạt gần 5,53 triệu đồng/tháng (cao hơn lương cơ bản là 18,4%), tăng hơn 1,4% so với kết quả khảo sát năm 2017. Tiền lương cơ bản chiếm 84,4% tổng thu nhập của NLĐ. Trong đó, tại doanh nghiệp FDI tỷ lệ này chiếm 77,3%; giày da, chiếm 80,5%; cơ khí, chế tạo kim loại là 75,5%; điện, điện tử là 78,6%; dệt may 81,4%.

Mức chênh lệch giữa tiền lương thấp hơn thu nhập tại các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, giao thông – xây dựng, dịch vụ thương mại chỉ khoảng 8-9%; doanh nghiệp Nhà nước chỉ khoảng 6%, thấp hơn so với chênh lệch ở các doanh nghiệp dân doanh (15,6%). Nhưng đó là khoản thu nhập đáng kể để cải thiện đời sống NLĐ.

Về đời sống của NLĐ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết: Qua khảo sát, với thu nhập và chi tiêu hiện nay (không có biến động về việc làm, thu nhập và đời sống) có 32,1% NLĐ cho biết gia đình họ có khoản tiền tiết kiệm, trung bình ở mức 1,5 triệu đồng/tháng.

Đây là khoản tiền mà NLĐ dành dụm để chi tiêu dịp lễ Tết, lúc ốm đau, hoạn nạn, thất nghiệp và tích lũy đầu tư cho việc học hành của con cái. So sánh thu nhập với chi tiêu của NLĐ và gia đình, cho thấy: 17,4% NLĐ cho biết có dư dật và tích luỹ; 43,7% cho biết vừa đủ trang trải cho cuộc sống; 26,5% phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ; 12,5% cho biết thu nhập không đủ sống.

Theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, so với năm 2017, tỷ lệ NLĐ cho biết thu nhập so với chi tiêu “có dư dật, tích lũy” tăng 1,3%; số NLĐ gặp khó khăn “không đủ sống, phải làm thêm giờ” chỉ tăng nhẹ (0,5%), nhưng tỷ lệ NLĐ “vừa đủ trang trải cho cuộc sống” giảm 7,6%; tỷ lệ NLĐ phải chi tiêu “tằn tiện, kham khổ” tăng lên 5,8%.

Dẫn thêm báo cáo của Công đoàn Khu công nghiệp và Khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018, khi khảo sát 11 doanh nghiệp FDI tại khu công nghiệp Linh Trung I, nơi có đông CNLĐ thuộc các lĩnh vực giày da, chế biến thủy sản, đồ gỗ và cơ khí, với quy mô 37.600 lao động cho thấy: Mức lương cơ bản trung bình của NLĐ là 4,78 triệu đồng; thu nhập trung bình 6,2 triệu đồng.

Khi so sánh thu nhập và chi tiêu, các hộ độc thân có tiết kiệm trung bình 1,2 triệu đồng/tháng; các hộ gia đình sinh 1 con, thu nhập của 2 vợ chồng đủ tạm trang trải cuộc sống, số tiền dành dụm được ít, chỉ mức 300 nghìn đồng/tháng; nhưng có tới 9,1% có không có tích lũy và 3,1% gặp khó khăn, thiếu thốn. Riêng các hộ gia đình 2 con thì thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

“NLĐ than khổ vì phải làm thêm quá nhiều, không có ngành nào không có làm thêm. Sở dĩ NLĐ muốn làm thêm vì tiền lương quá thấp, càng đến gần Tết, NLĐ càng có nhu cầu làm thêm nhiều hơn vì cần thu nhập trang trải các khoản chi tiêu tăng đột biến”, PGS.TS Vũ Quang Thọ cho biết.

Tăng lương là tất yếu

Khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam được thực hiện trong tháng 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6/2018), thực hiện tại 25 tỉnh, thành phố, ngành trung ương có đông lao động công nghiệp, dịch vụ, đại diện các loại hình doanh nghiệp và vùng lương.

Đoàn khảo sát đã tổ chức trao đổi thông tin, thu thập báo cáo, lấy ý kiến 3.008 phiếu hỏi đối với NLĐ tại 150 doanh nghiệp, trung bình mỗi doanh nghiệp 20 LĐ, đảm bảo cơ cấu về giới tính, độ tuổi, vị trí công việc; tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc làm, tiền lương, chi tiêu, những khó khăn, vướng mắc, bức xúc và kiến nghị của NLĐ.

Theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, đa số các doanh nghiệp và NLĐ đều cho rằng việc điều chỉnh lương tối thiểu là cần thiết, là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp điều chỉnh tiền lương, giúp NLĐ nhất là lao động phổ thông, lao động có tay nghề thấp có điều kiện tăng lương, cải thiện đời sống và tăng mức đóng bảo hiểm. Nhiều NLĐ có thu nhập cao là do làm thêm giờ, tăng ca và các khoản phụ cấp, nếu chỉ trông chờ vào lương cơ bản làm việc trong giờ quy định thì cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn, không đủ sống.

Việc tăng lương tối thiểu năm 2019 là tất yếu và không thể không tăng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống, thu nhập, chi tiêu của NLĐ. Thông tin thêm về bối cảnh đề xuất tăng lương tối thiểu của Tổng LĐLĐ Việt Nam ở mức 8%, ông Ngọ Duy Hiểu – Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Tổng LĐLĐ Việt Nam căn cứ quy định của pháp luật Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012, đặc biệt là Nghị quyết 27/NQ-TW, ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện Đề án cải cách tiền lương của Hội nghị Trung ương 7, khóa XII ghi rõ: “Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”.

Cũng theo ông Hiểu, căn cứ phần thiếu hụt mức lương tối thiểu vùng năm 2018 chưa được điều chỉnh để đáp ứng mức sống tối thiểu của NLĐ, còn thiếu khoảng 7%. Nếu tính cho 2 năm 2019 và 2020 thì mỗi năm phải bù đắp 3,5%.

Bên cạnh đó, căn cứ chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2017, dự báo trong năm 2018 tăng ít nhất khoảng 4%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 tăng 7,08% so với cùng kỳ năm 2017, dự báo cả năm ít nhất tăng 6,7%, các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng khoảng 12-14%. “Chính vì vậy, NLĐ phải được hưởng lợi từ tăng trưởng này”, ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tuy nhiên ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ đã có hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, khiến 24 người tử vong. Trên địa bàn Hà Nội, có thời điểm giao thông ùn ứ do lượng người và phương tiện di chuyển ra khỏi nội thành với mật độ quá lớn.
Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

(LĐTĐ) Tối 27/4, chương trình nhạc Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố (TP) Nha Trang chính thức mở màn với chủ đề The spotlight off Jazz, thu hút nhiều du khách và người dân đến thưởng thức.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

(LĐTĐ) Du lịch không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức tìm tòi, khám phá thì bảo đảm an toàn vẫn là điều cần được quan tâm đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có chuyến du lịch hấp dẫn mà vẫn an toàn.

Tin khác

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

(LĐTĐ) Việc tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 đã lan toả tới Công đoàn cơ sở và thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.
Tháng Công nhân năm 2024: Chú trọng sự thiết thực, hiệu quả vì người lao động

Tháng Công nhân năm 2024: Chú trọng sự thiết thực, hiệu quả vì người lao động

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai đa dạng các hoạt động với phương châm thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở, trực tiếp phục vụ đoàn viên, người lao động. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc phỏng vấn về những nội dung liên quan đến Tháng Công nhân năm 2024.
Gia Lâm: Phấn đấu giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Gia Lâm: Phấn đấu giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, các cấp Công đoàn huyện Gia Lâm sẽ chủ động tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động rà soát, bổ sung và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ; giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” được duy trì liên tục, rộng khắp đã thực sự là động lực thúc đẩy, động viên nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì tích cực tham gia, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của địa phương và đơn vị.
Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 27/4, tại Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (đóng tại KCN VSIP), Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách Bảo hiểm xã hội, Pháp luật lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động.
Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân, qua các đợt thi đua, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong quận đã đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo, làm lợi hàng nghìn tỷ đồng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tôn vinh công nhân lao động bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có thực hiện các diễn đàn đối thoại với công nhân lao động, tổ chức tốt các hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi nhằm động viên tinh thần cho đoàn viên, người lao động…
Xem thêm
Phiên bản di động