Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo
Những cánh cửa dẫn tới nghệ thuật sáng tạo Kết nối du lịch với không gian nghệ thuật sáng tạo Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hội tụ và lan tỏa tinh thần sáng tạo Thủ đô |
Tòa nhà Đại học Tổng hợp cũ tại số 19 Lê Thánh Tông (nay thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác "Cảm thức Đông Dương" cùng chuỗi 6 hội thảo, tọa đàm sáng tạo diễn ra trong 9 ngày.
Tòa nhà Đại học Tổng hợp cũ tại số 19 Lê Thánh Tông (nay thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt. |
Công trình gần 100 năm tuổi này, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, vẫn giữ nguyên vẻ đẹp kiến trúc cổ điển với màu sơn trầm vàng quen thuộc, cổng sắt uy nghiêm bên những hàng xà cừ cổ thụ. Đây không chỉ là điểm check-in yêu thích của giới trẻ mà còn là công trình di sản được Hà Nội đưa vào danh mục bảo tồn từ năm 2013.
Tổ hợp triển lãm "Cảm thức Đông Dương" trưng bày 22 tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo, mở ra cuộc đối thoại đặc biệt với không gian kiến trúc trăm tuổi.
Bên trong hội trường tòa nhà Đại học Tổng hợp cũ tại số 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. |
Bước qua cánh cổng sắt lịch sử, điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là không gian sảnh chính ngập tràn ánh sáng. Tác phẩm sắp đặt của Trần Hậu Yên Thế tại các ô cửa kính trên vòm tường tạo nên những luồng sáng kỳ ảo, như đang kể lại câu chuyện về ánh sáng tri thức đã thắp lên từ ngôi trường này suốt gần một thế kỷ qua.
Tác phẩm sắp đặt của Trần Hậu Yên Thế tại các ô cửa kính trên vòm tường tạo nên những luồng sáng kỳ ảo, |
"Những chi tiết trang trí trên các cột, hoa văn trên cửa sắt đều mang đậm phong cách Đông Dương - sự giao thoa tinh tế giữa kiến trúc Pháp và nghệ thuật bản địa", họa sĩ Nguyễn Thế Sơn giải thích khi dẫn chúng tôi dạo quanh sảnh chính.
Tại đây, hai tác phẩm tượng chân dung hoạ sĩ Victor Tardieu (Hiệu trưởng đầu tiên sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc Đại học Đông Dương vào năm 1924) và hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (Hiệu trưởng người Việt đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam thuộc Đại học Việt Nam vào năm 1945) của điêu khắc gia Trần Quốc Thịnh được đặt trong sảnh như nét gạch nối lịch sử khi tương tác với tượng 2 nhà khoa học Nguỵ Như Kon Tum và Lê Văn Thiêm (được dựng sau này thời Trường Đại học Tổng hợp).
tác phẩm trang trí với đèn chùm của kiến trúc sư Lê Phước Anh. |
Lên cao trên mái vòm là cụm tác phẩm trang trí với đèn chùm của kiến trúc sư Lê Phước Anh, tác phẩm sắp đặt bia tiến sĩ trên chất liệu mika dẫn sáng có khắc chìm gợi cảm hứng bức đồ án thiết kế trang trí toà nhà Đại học Đông Dương của kiến trúc sư Ernest Hebrard. Và kết thúc ở vòm trần là tác phẩm trình chiếu 3D mapping của hoạ sĩ Phạm Trung Hưng vẽ lại hình 2 con chim phượng hoàng đã bong mờ theo thời gian.
Sự sắp đặt liên kết các tác phẩm giữa toàn bộ chiều sâu lên trên mái của sảnh chính là một đại tác phẩm lộng lẫy, gợi mở cái nhìn sâu sắc, độc đáo về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương và Việt Nam từ quá khứ đến đương đại.
Không gian trưng bày còn lan tỏa đến hội trường Ngụy Như Kon Tum với tác phẩm video art "Đại tượng 2 - Sơn Hà Diễn Nghĩa", các tác phẩm vẽ sơn trên mika của họa sĩ Lê Đăng Ninh tại các tầng trên, cùng nhiều tác phẩm điêu khắc, đất nung, sắp đặt sách nghiên cứu và nhiếp ảnh dọc tuyến đường trải nghiệm...
Đặc biệt, ngoài không gian trong nhà, triển lãm còn vươn ra khuôn viên bên ngoài với tác phẩm "LETTERS - SCIENCES - ARTS" (Văn chương - Khoa học - Nghệ thuật) của họa sĩ, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn, gợi nhắc triết lý đào tạo đa ngành của Đại học Đông Dương xưa.
Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn chia sẻ về các tác phẩm. |
Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn cho biết, anh đã tìm về những bản vẽ đầu tiên của kiến trúc sư Ernest Hebrard khi thiết kế tòa nhà này. Trong đó, ấn tượng nhất là bản vẽ thiết kế kiến trúc mặt tiền hướng ra phố Lê Thánh Tông với dòng chữ "LETTRES - SCIENCES - ARTS" (Văn chương - Khoa học - Nghệ thuật), thể hiện triết lý và định hướng đào tạo đa ngành, liên ngành của Đại học Đông Dương thời bấy giờ.
Đại học Đông Dương được thành lập từ năm 1906 với thiết kế ban đầu của kiến trúc sư Charles Lacollonge chứa rất ít chi tiết phương Đông. Tuy nhiên, khi được giao thiết kế lại tòa nhà chính, kiến trúc sư Ernest Hebrard cùng sự hỗ trợ của họa sĩ Victor Tardieu và họa sĩ Nam Sơn đã đưa vào công trình nhiều dấu ấn văn hóa mỹ thuật Việt Nam, từ đó mở đầu và định hình phong cách thẩm mỹ mới được gọi là "style indochinois" - phong cách Đông Dương.
Các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn trong triển lãm lần này không chỉ ghi nhận mà còn đúc kết Cảm thức Đông Dương - một phong cách đã đặt nền móng cho sự phát triển của nền kiến trúc, mỹ thuật và thiết kế hiện đại của Việt Nam. Qua đó, công chúng có cơ hội hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử quan trọng trong quá trình giao thoa và phát triển văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
"Mỗi tác phẩm trong triển lãm đều là một mảnh ghép của câu chuyện lớn về Cảm thức Đông Dương. Chúng tôi không chỉ muốn tái hiện lịch sử mà còn mong muốn tạo ra cuộc đối thoại giữa di sản và nghệ thuật đương đại, giữa quá khứ và hiện tại", giám tuyển Nguyễn Thế Sơn tổng kết khi chuyến tham quan gần kết thúc.
Rời tòa nhà trăm tuổi, chúng tôi mang theo nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Dưới sự dẫn dắt tinh tế của họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, "Cảm thức Đông Dương" không chỉ là một triển lãm nghệ thuật thông thường mà còn là hành trình khám phá đầy bất ngờ về một giai đoạn lịch sử quan trọng trong phát triển văn hóa, nghệ thuật và giáo dục của Việt Nam.
Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác “Cảm thức Đông Dương” được giám tuyển bởi họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, giảng viên ngành Nghệ thuật thị giác, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, sẽ diễn ra từ ngày 9/11 đến hết ngày 17/11/2024.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024
Văn hóa 17/11/2024 09:13