Khi người tiêu dùng “tiếp tay” cho hàng giả tồn tại

(LĐTĐ) Chỉ cần vào Facebook hay các trang mạng xã hội, chúng ta thấy ngập tràn người kinh doanh online. Hàng hóa nào cũng có. Chỉ cần nhấp chuột, chọn hàng, chuyển khoản, khách hàng đã có sản phẩm mình cần. Tuy nhiên, điều lạ, hiếm ai quan tâm đến “nguồn gốc” thực, đa số mua bằng niềm tin. Còn trên thị trường cũng vậy. Mua một sản phẩm dù rẻ tiền nhưng gán mác hàng cao cấp, khách hàng cũng chẳng quan tâm. Đây cũng chính là những “mảnh đất” màu mỡ cho hàng giả, hàng nhái trà trộn; thậm chí lên ngôi!
Nhiều vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại bị xử lý Triệt phá kho hàng “khủng” tại Gia Lai sau khi livestream bán hàng giả

Người tiêu dùng dễ “thỏa hiệp” với hàng giả

Dạo quanh một vòng chợ Phùng Khoang (Hà Đông), chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa), chợ Nhà Xanh (Cầu Giấy)…thậm chí, ngay cả đến các cửa hàng “bán đồ hiệu” trên nhiều tuyến phố tại Thủ đô, người tiêu dùng không khó để bắt gặp những chiếc túi Hermès, Chanel, LV, hay đến các thương hiệu giày dép, quần áo thời trang Adidas, Nike… có giá chỉ từ vài chục, vài trăm nghìn đồng, cho đến vài triệu đồng/chiếc. Điều đáng nói, dù biết là hàng giả, hàng gian lận thương mại, nhưng không ít người tiêu dùng lại “tặc lưỡi” lựa chọn với sự hào hứng, đặc biệt là khi sở hữu được một sản phẩm giả, nhái có mức giá “rẻ”.

Khi người tiêu dùng cũng là “kênh” cho hàng giả tồn tại
Dù cơ quan chức năng xử lý nhiều vụ vi phạm hàng giả, hàng gian lận thương mại nhưng vấn nạn này vẫn còn nhức nhối.

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, một trong những lý do để hàng giả, hàng gian lận thương mại và không rõ nguồn gốc xuất xứ tồn tại là do một bộ phận người tiêu dùng dễ “bằng lòng” và thỏa hiệp với các sản phẩm hàng giả. Và thực tế “có cầu thì mới có cung”, trong khi Chính phủ đã có nhiều chính sách, các cơ quan quản lý Nhà nước đã tích cực vào cuộc “dẹp” hàng giả, hàng gian lận thương mại; nhưng nhiều người tiêu dùng biết là hàng giả, hàng nhái vẫn chấp nhận bỏ tiền ra mua, dù biết người chịu thiệt hại trước tiên là mình.

Anh Tuấn ở Kim Giang, Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, các sản phẩm túi xách, quần áo, giày dép... “fake” có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với hàng thật, hơn nữa những sản phẩm này chưa ảnh hưởng ngay và trực tiếp đến sức khỏe người dùng, nên có thể cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như: Thực phẩm, mỹ phẩm, nước hoa... thì sẽ tìm và mua hàng chính hãng.

Một thống kê gần đây của Tổng cục Quản lý thị trường cũng cho biết, có đến 80% người tiêu dùng biết sản phẩm mình mua là hàng giả, là hàng không rõ nguồn gốc, nhưng vì nhu cầu sính hàng thương hiệu, thích làm đẹp, thích giá rẻ, nên rất nhiều người đã chấp nhận và thỏa hiệp với... hàng giả. Điều này vô tình tiếp tay cho các đối tượng có cơ hội sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến chính người tiêu dùng. Đồng thời, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.

Cần điều chỉnh thói quen tiêu dùng

Trên thực tế, hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ được các đối tượng gian thương sản xuất trong nước, mà nhiều đối tượng còn đặt hàng sản xuất ở nước ngoài, rồi đưa vào Việt Nam qua các cửa khẩu bằng nhiều hình thức. Trên thị trường cứ mặt hàng nào tiêu thụ mạnh, được ưa chuộng là ngay lập tức có hàng giả, hàng nhái. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc người tiêu dùng gián tiếp tiếp tay cho sự tồn tại của hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc đã góp phần dung dưỡng cho các hành vi, các đối tượng vi phạm pháp luật.

Đề cập đến vấn đề hàng giả, hàng gian lận thương mại… Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho rằng, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang làm xói mòn sức sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cạnh tranh ngay với chính sản phẩm giả thương hiệu của mình, nhưng lại có giá rẻ hơn nhiều lần. Nguy hiểm hơn, hàng giả còn làm mất lòng tin và uy tín của đối tác, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi hàng giả quá nhiều trong nội địa, khiến các nhà đầu tư cảm thấy không yên tâm với môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.

Cũng theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường, hiện nay hàng giả bày ở ngoài đường, ngoài phố, ngoài cửa hàng phát hiện rất dễ, nhưng hàng giả bán trên Internet đang là một mặt trận mới, nóng bỏng vì có đến 80%-90% hàng giả được mua - bán trên mạng. Đây là một mặt trận vô cùng khó khăn, bởi xử lý ở ngoài thực tế đã khó, phát hiện và xử lý vi phạm trên không gian mạng còn khó hơn rất nhiều. Do vậy theo Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, để xử lý được vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ điều trước tiên cần thay đổi thói quen tiêu dùng. Người dân không mua hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở trí tuệ vì giá rẻ, vì tâm lý sính hàng ngoại, sính hàng thương hiệu.

Cũng bàn về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, người tiêu dùng là một mắt xích quan trọng nhất. Khi người tiêu dùng kiên quyết tẩy chay thì hàng giả, hàng gian lận thương mại… sẽ bị ngăn chặn đầu ra. Hơn thế, nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái, người tiêu dùng nên phản hồi ngay với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hoặc cơ quan chức năng để các đơn vị liên quan nhận biết và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, thì hàng gian, hàng giả cũng sẽ không có đất sống và việc này cũng bảo vệ quyền lợi của chính người tiêu dùng và góp phần để thị trường hàng hóa lưu thông lành mạnh.

Được biết, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, bên cạnh hoạt động chuyên môn kiểm tra, kiểm soát thị trường, từ cuối năm 2018 đến nay, Tổng cục Quản lý thị trường đã đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong việc nói không với hàng giả.

Nổi bật trong công tác đó là việc mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả tại 62 Tràng Tiền, Hà Nội để cung cấp những kiến thức cơ bản cho người tiêu dùng trong việc phân biệt hàng thật, hàng giả của nhiều sản phẩm hàng hóa, từ đó, góp phần nâng cao ý thức người tiêu dùng, từng bước đẩy lùi vấn nạn hàng giả.

“Tổng cục Quản lý thị trường sẽ mở cửa thường xuyên Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả theo tháng, theo quý với những chủ đề, sản phẩm hàng hóa khác nhau, từ đó, giúp người tiêu dùng có thêm thông tin nhận diện và trở thành những người tiêu dùng thông thái”, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Tuấn Minh

Nên xem

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

(LĐTĐ) Với phương châm “Ở đâu có người lao động, ở đó có tổ chức Công đoàn”, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Chính vì vậy, số lượng đoàn viên được kết nạp và số công đoàn được thành lập mới đã tăng đáng kể, quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo.
Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đang được các cấp Công đoàn Thủ đô tuyên truyền tới đoàn viên, người lao động bằng nhiều hình thức, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa năm 2024, những ngày vừa qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận tổ chức các giải: Bơi, Bóng bàn, Bóng đá, Kéo co và Cầu lông. Các Giải thi đấu đã và đang diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, thực sự là sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động.
Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/5, tại Khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thi Tiếng hát Karaoke công nhân, viên chức, lao động ngành Công Thương năm 2024.
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị thêm kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đoàn viên, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm.
Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...

Tin khác

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

(LĐTĐ) Năm 2024, giá vàng biến động lớn, có những lúc, giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng. Về mặt lý thuyết, đấu thầu vàng là giải pháp để tăng cung lượng vừa đủ trong dài hạn, qua đó "hạ nhiệt" giá về sát hơn với giá thế giới. Nhưng thực tế, sau 7 phiên đấu thầu kể từ ngày 23/4, giá vàng vẫn đi lên bất chấp diễn biến thế giới, trái ngược với lý thuyết.
Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí về những giải pháp để ngăn chặn giá vàng liên tục biến động trong thời gian qua, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhìn nhận, căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách.
Thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 324/QĐ-TTGSNH2 thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.
Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

(LĐTĐ) Từ cuối năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước và thế giới cùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên có 2 giai đoạn giá vàng trong nước “một mình một đường” đi lên, bất chấp giá vàng thế giới đang đi ngang. Điều này đã nới rộng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Đặc biệt, sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu vàng miếng thì giá vàng bỗng bứt tốc "phi mã".
Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

(LĐTĐ) Hôm nay (17/5), giá vàng SJC đảo chiều, giảm 200.000 đồng/lượng, xuống dưới 90 triệu đồng/lượng, vàng thế giới cũng quay đầu giảm nhẹ.
Nghệ An có 122 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh được công nhận

Nghệ An có 122 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh được công nhận

(LĐTĐ) Mới đây Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có Quyết định công nhận 26 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Khai mạc Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Khai mạc Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Ngày 16/5, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII, năm 2024.
Bình Dương: Xuất khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2024 đạt gần 11 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2024 đạt gần 11 tỷ USD

(LĐTĐ) Mỹ là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất của tỉnh Bình Dương với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 4,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024, chiếm 44,2% kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Chậm nhất ngày 17/5 phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Chậm nhất ngày 17/5 phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng; xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm, nhất là buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định…
Xem thêm
Phiên bản di động