Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển
Mở rộng thị trường xuất khẩu
Thông tin từ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội cho thấy, những tháng đầu năm 2024, công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung tiếp tục đạt kết quả tích cực, giúp lĩnh vực xuất, nhập khẩu nửa đầu năm 2024 tăng trưởng cao.
Trong đó, cùng với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc và đạt những kết quả tích cực.
Các chương trình hội chợ xúc tiến thương mại được tổ chức giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn Thủ đô có cơ hội mở rộng thị trường, giới thiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm. |
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tăng 11%, nhập khẩu tăng 14,9%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 14,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,1%.
Có được kết quả đó là nhờ đẩy mạnh khai thác hiệu quả các phương thức xúc tiến thương mại truyền thống, đồng thời, linh hoạt đổi mới, đa dạng hóa các phương thức qua chuyển đổi số.
Theo ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội, thời gian qua, công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được giao lưu, xúc tiến thương mại là một trong những nhiệm vụ quan trọng được UBND Thành phố giao Trung tâm. Theo đó, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, tham gia nhiều hội chợ, triển lãm tại Hà Nội và các địa phương trên cả nước.
Thông qua việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã đã quảng bá được sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, kết nối đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.
Điển hình như: Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam thường niên với sự tham dự của gần 60 tỉnh, thành phố; các chương trình tiếp cận hệ thống phân phối lớn tại nước ngoài như: AEON (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Big C, Go (Central Group)... Từ đó, sản phẩm của các doanh nghiệp Thủ đô có cơ hội vươn xa, và đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Chú trọng xúc tiến thương mại qua nền tảng số
Có thể thấy, việc mở rộng thị trường không chỉ bằng việc đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại như tổ chức cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương… Việc phát triển thị trường còn được các cơ quan chức năng Thành phố triển khai thông qua nền tảng trực tuyến và các nền tảng số, trong đó thương mại điện tử sẽ là "từ khóa" xuyên suốt trong giai đoạn tới.
Việc đổi mới, đa dạng hóa các phương thức xúc tiến thương mại qua chuyển đổi số, là một trong những nội dung trong Chương trình số 03/CTr-UBND về xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội năm 2024 của UBND thành phố Hà Nội nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội tại của kinh tế Thủ đô.
Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung vươn ra thị trường thế giới. |
Chương trình góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 7,5 - 8,0%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thành phố đề ra tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII. Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong công tác xúc tiến theo hướng tập trung một đầu mối đã được UBND Thành phố xác định và triển khai hiệu quả trong giai đoạn 2015 - 2020.
Nhằm hỗ trợ hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là tận dụng ưu việt của công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong cơ chế trao đổi thông tin, thực hiện nghiệp vụ xúc tiến thương mại... Theo ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội, thời gian tới Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến thương mại và kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối tại nước ngoài; khai thác hiệu quả các phương thức xúc tiến thương mại truyền thống, đồng thời đa dạng hóa các phương thức xúc tiến thương mại thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động này.
Đồng thời, Trung tâm cũng sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chương trình lớn như Đặc sản vùng miền, các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô như: Những ngày Hà Nội tại Điện Biên, Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh… Trung tâm mong muốn kết nối với các hiệp hội, doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm làng nghề tại các chương trình này.
Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, đầu tư, như: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch với chủ đề Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Đông Nam Bộ - Kết nối cùng phát triển - "Link to Grow"; tổ chức Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch về các làng nghề Hà Nội kết hợp không gian trình diễn nghề cho các làng nghề truyền thống Hà Nội.
Song hành cùng với Hà Nội và các địa phương trong việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua nền tảng số, chia sẻ tại buổi tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, ông Nguyễn Thành Dương, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương) cho biết: Để thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh theo hướng tuần hoàn, hướng tới kinh tế xanh, bền vững, Cục Xúc tiến Thương mại đã phối hợp cùng TikTok Shop Việt Nam, các nhà bán hàng uy tín trên TikTok Shop tổ chức đào tạo, trực tiếp hướng dẫn học viên các kỹ năng, cách thức bán hàng trực tuyến (livestream), xây dựng gian hàng trên nền tảng TikTok, thực hành thao tác xây dựng các video quảng bá thương hiệu sản phẩm, gia tăng hiệu quả bán hàng.
Thông qua khóa tập huấn nhằm hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; nâng cao trình độ sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trên điện thoại thông minh, cách thức tham gia các nền tảng số, kỹ năng livestream để quảng bá hình ảnh sản phẩm. Từ đó, tạo dựng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, nâng tầm thương hiệu sản phẩm đặc sản thế mạnh của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, nông thôn.
Đồng thời cũng là cơ hội hữu ích giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tại các địa phương được tiếp cận thông tin, cách thức tham gia thị trường thương mại điện tử, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường số.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02