Khánh Hòa: Những ngày cận Tết ở “xóm nhà chồ”

(LĐTĐ) Những ngày cận Tết Quý Mão, với người dân “xóm nhà chồ” (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), sắm Tết là cái gì đó xa vời bởi lẽ mỗi ngày trôi qua người dân nơi đây vẫn còn đang mải miết tìm kế mưu sinh.
Nhiều kỳ vọng, cơ hội mới cho ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa: Trưng bày gần 2.000 ấn phẩm báo chí tại Hội báo xuân 2023 Phố biển Nha Trang ngập tràn sắc xuân đón Tết Nguyên đán

Một mùa xuân lặng lẽ

Chiều 26 Tết, PV đã men theo những con đường hẻm tìm đến tổ dân phố Tây Hải 1, Tây Hải 2 (phường Vĩnh Nguyên, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) nơi có những "căn nhà" dựng tạm bợ, nằm chênh vênh bên bờ biển mà người ta vẫn gọi là “xóm nhà chồ” với gần 70 hộ sinh sống, để tìm hiểu xem người dân khu này chuẩn bị đón Tết thế nào.

Cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi bước vào khu vực này là dễ dàng nhìn thấy cuộc sống khó khăn của họ hằng ngày cứ trôi qua lặng lẽ, tách biệt, tựa như một “thế giới” khác hoàn toàn với sự phát triển, nhộn nhịp của thành phố du lịch.

Những ngôi nhà ở đây đều được dựng bằng hệ thống cọc gỗ. (Ảnh: Hương Thảo)
Những "căn nhà" ở đây đều được dựng bằng hệ thống cọc gỗ. (Ảnh: Hương Thảo)

Ghé vào nhà chị Lê Thị Ngọc Phượng, người ở “xóm nhà chồ” hơn 50 năm qua, chúng tôi chạnh lòng khi “căn nhà” trống trơn, không có hoa, bánh kẹo, mứt… dù hôm nay đã là 26 Tết.

Chị Ngọc Phượng cho biết, công việc mưu sinh của người dân “xóm nhà chồ” là ra khơi, đi biển đánh bắt… Vất vả quanh năm nhưng không dư dả bao nhiêu, nên ngày Tết cũng không dám chuẩn bị gì nhiều.

Chồng chị là lao động chính trong nhà, công việc của anh là lặn biển đánh bắt hải sản rồi đem về chợ bán. Tuy nhiên, sức khỏe của anh không được tốt nên được bác sĩ khuyên tạm nghỉ ngơi mấy tháng nay. Cả gia đình chị phải cân đo, đong đếm cho từng khoản chi tiêu.

“Sắm sửa gì đâu cô ơi. Xóm tụi tui nghèo lắm, làm không có dư, tiền đâu mà ăn Tết. Cô cứ đi từ trên xuống dưới xóm là thấy, không khí buồn lắm. Năm nay gia đình tôi cũng khó khăn, thôi ngày Tết cũng coi như ngày thường. Tôi chỉ mua tí bánh chưng, miếng thịt để nấu ăn dần”, chị Ngọc Phượng cười buồn nói.

Cách đó không xa cũng là một "căn nhà" nhỏ bé đang run lên bởi những đợt gió thốc từ biển thổi về. Đó là nơi trú ngụ của gia đình ông Nguyễn Văn Cang (60 tuổi).

Vừa trò chuyện với phóng viên, ông Văn Cang vừa luôn tay sắp xếp chút quà Tết mới mua lên bàn thờ gia tiên. (Ảnh: Hương Thảo)
Vừa trò chuyện với phóng viên, ông Văn Cang vừa luôn tay sắp xếp chút quà Tết mới mua lên bàn thờ gia tiên. (Ảnh: Hương Thảo)

Khác với nhà chị Ngọc Phượng, ông Văn Cang vẫn đang loay hoay dọn dẹp, lắp đèn nháy trên bàn thờ gia tiên, chuẩn bị đón Tết: “Tết thì ai cũng mong muốn có tiền để sắm sửa đầy đủ, con cháu sum họp bên nhau. Nhà tôi như thế là cũng khá hơn nhiều nhà khác rồi. Có nhiều người còn nợ nần, thu nhập không ổn định thì cũng chẳng dám mua gì đâu. Lát nữa dọn dẹp xong, tôi tranh thủ mua một chậu bông nhỏ để trưng trong nhà cho không khí thêm ấm áp”.

Ước vọng ngày xuân

Mặc dù, cuộc sống ở “xóm nhà chồ” này vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng những người dân nơi đây vẫn luôn lạc quan. Trước thềm Xuân mới Quý Mão 2023, mỗi người dân tại “xóm nhà chồ” đang ấp ủ trong mình khát vọng, gửi gắm ước mơ, đó là Nhà nước có chính sách đảm bảo chỗ ở tái định cư cho họ và có những phương án hữu hiệu để giải quyết giúp cuộc sống họ được ổn định hơn.

Góc bếp nhỏ trong “căn nhà” sơ sài của gia đình chị Ngọc Phượng. (Ảnh: Hương Thảo)
Góc bếp nhỏ trong “căn nhà” sơ sài của gia đình chị Ngọc Phượng. (Ảnh: Hương Thảo)

“Nghe nói sắp tới khu này sẽ bị giải tỏa. Người dân như chúng tôi chỉ mong muốn Nhà nước quan tâm hơn, nếu có thể hãy cho chúng tôi được tái định cư tại chỗ, để chúng tôi có thể hiện thực hóa giấc mơ cất một ngôi nhà đúng nghĩa, dù gì hơn nửa cuộc đời của chúng tôi đều gắn bó với nơi đây”, chị Ngọc Phượng bày tỏ.

Cứ mỗi năm trôi qua, ước vọng ấy lại càng thôi thúc những người dân “xóm nhà chồ”. Nhưng rồi từ năm này sang năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác vẫn còn dang dở. Cư dân “xóm nhà chồ” vẫn tiếp tục bám biển mưu sinh để cuộc sống bớt chông chênh, cực khổ.

Hương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động