Khẳng định vai trò trụ cột của chính sách bảo hiểm

(LĐTĐ) Năm 2020, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó đạt nhiều kết quả ấn tượng trên nhiều phương diện. Trong đó, nhiều kết quả đã tạo dấu ấn rõ nét, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần nâng cao vị thế ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trong nước cũng như quốc tế.
Bảo đảm tốt nhất quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội Từ 1/1/2021: Mức hưởng lương hưu của người lao động sẽ thay đổi thế nào? Nâng mức hỗ trợ - “cú hích” thúc đẩy người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng tăng

Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh Covid-19 và bão lũ liên tiếp tại miền Trung - Tây Nguyên đã tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp, luôn đổi mới sáng tạo hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao.

Kết quả nổi bật đáng ghi nhận là số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng, vượt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và hướng tới bao phủ bảo hiểm xã hội toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TWcủa Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Khẳng định vai trò trụ cột của chính sách bảo hiểm
Chi trả lương hưu tại nhà, đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia trong mùa dịch. Ảnh: B.D

Cụ thể, đến hết năm 2020, diện bao phủ bảo hiểm xã hội được mở rộng với hơn 16,1 triệu người tham gia, đạt 32,6% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gần 1,1 triệu người, tăng 90% so với năm 2019, tăng 1,2% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và tăng gấp 5 lần so với năm 2015; số người tham gia bảo hiểm y tế khoảng 88 triệu người, chiếm 90,85% dân số, vượt 0,15% chỉ tiêu Nghị quyết số 01 của Chính phủ, tăng 25,6% so với năm 2015.

Đặc biệt, chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế có bước tăng trưởng ấn tượng: So với mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị vượt 10,85%. Với tỷ lệ bao phủ này, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân và về đích trước thời hạn. So với các quốc gia phát triển trên thế giới, để đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân cần từ 40 đến 80 năm, trong khi Việt Nam là 17 năm.

Có được kết quả nổi bật nêu trên trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, một lần nữa khẳng định sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng của toàn thể công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đây chính là những hành động thiết thực ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Năm 2020 cũng là năm đầu tiên Chính phủ chính thức lấy tháng 5 là Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân theo quy định tại Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Hưởng ứng tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân, lần đầu tiên Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân - Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên phạm vi cả nước.

Và đến tháng 7/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng ngày bảo hiểm y tế Việt Nam - tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình. Kết quả, qua 2 lễ ra quân, toàn ngành đã vận động, phát triển được 62.522 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và 71.300 người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, góp phần đẩy nhanh lộ trình tiến tới bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân.

Với việc tổ chức đồng bộ trên phạm vi toàn quốc, từ Trung ương tới cấp tỉnh và huyện, 2 lễ ra quân đã tạo được dấu ấn trực quan trong việc nhận diện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước; giúp người dân hiểu rõ hơn về lợi ích, tính nhân văn của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tạo thêm sự yên tâm, tin tưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình; góp phần khẳng định hình ảnh, vị thế của cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp trong công tác đảm bảo an sinh xã hội của đất nước.

Đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia

Đảm bảo quyền lợi người tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và luôn được ngành thực hiện chính xác, kịp thời, linh hoạt và thuận tiện. Đặc biệt, năm 2020, trước tình hình dịch bệnh, thiên tai phức tạp, để quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách được đảm bảo tốt nhất, Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn trăn trở, theo sát diễn biến tình hình thực tế, kịp thời thực hiện các giải pháp linh hoạt trong giải quyết, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Trong điều kiện cách ly, giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các giải pháp linh hoạt trong giải quyết, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như: Chi trả lương hưu tại nhà; linh hoạt trong chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; cấp thuốc bảo hiểm y tế cho người bị mắc bệnh mãn tính; thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ…

Trong bối cảnh bão lũ liên tiếp tại Miền Trung-Tây Nguyên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội 10 tỉnh, thành phố theo sát diễn biến tình hình, kịp thời thăm hỏi, nắm bắt tình hình và đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người tham gia; đặc biệt người có thẻ bảo hiểm y tế tại các tỉnh này có thể sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy để đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Trong năm 2020, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giải quyết gần 134 nghìn người hưởng mới bảo hiểm xã hội hàng tháng; gần 9,6 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, tăng 27,1% so với năm 2015; hơn 1 triệu người hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 91,2% so với năm 2015... Duy trì việc chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng cho trên 3,2 triệu người (trong đó: Chi trả bằng tiền mặt cho gần 2,5 triệu người; chi trả cho trên 700 nghìn người qua tài khoản cá nhân).

Trong khi mức đóng bảo hiểm y tế bình quân ở nước ta chỉ khoảng 1,1 triệu đồng (so với các nước trong khu vực như Philippines, chúng ta chỉ bằng 1/3, so với Thái Lan chỉ bằng 1/4), nhưng số chi từ quỹ bảo hiểm y tế cho người tham gia luôn chiếm tỷ lệ cao trong chi phí khám, chữa bệnh. Trong năm, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho gần 167,3 triệu lượt người, tăng 28,4% so với năm 2015./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Tin khác

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, nhiều người lao động đang chờ đợi sự thay đổi tích cực trong thu nhập của mình, với mức lương tối thiểu có thể tăng từ 200.000 đến 280.000 đồng/tháng, tùy theo vùng, kể từ ngày 1/7/2024.
Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Nghệ An là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng người lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn tại Hàn Quốc (EPS), với số lượng hiện tại là 13.002 người.
Xem thêm
Phiên bản di động