Bảo đảm tốt nhất quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Với việc hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội theo định hướng cải cách tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã tạo ra những đột phá mới, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng được bảo đảm tốt hơn.
Nhiều tiện ích với ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số Chung tay đảm bảo an sinh xã hội cho người dân Tăng cường đối thoại với người dân và doanh nghiệp về chính sách bảo hiểm xã hội

Đạt được nhiều kết quả ấn tượng

Ngày 11/12, tại Hải Phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức hội nghị đánh giá 3 năm công tác tuyên truyền Nghị quyết 28-NQ/TW. Đây là Nghị quyết được đánh giá là có những nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội tiến bộ, tiệm cận với các tiêu chuẩn về an sinh xã hội trong các Công ước và Khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Đó là, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội hướng đến bao phủ toàn dân: Hoàn thành tỷ lệ bao phủ tham gia bảo hiểm xã hội so với lực lượng lao động trong độ tuổi (35% đến năm 2021; 45% đến năm 2025; 60% đến năm 2030); và số người sau độ tuổi hưởng lương hưu được hưởng lương hưu, với tỷ lệ đề ra là 45% đến năm 2021; 55% đến năm 2025 và 60% đến năm 2030.

Bảo đảm tốt nhất quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội
Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội tới người lao động.

Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội không chỉ quan tâm đến lao động khu vực chính thức mà còn đặc biệt chú trọng đến lao động là nông dân, lao động khu vực phi chính thức - đây là khoảng trống vẫn chưa được quan tâm triệt để trong những lần thiết kế chính sách trước đây. Mục tiêu đến 2025, trong số 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội thì nông dân, lao động phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Kết quả ấn tượng nhất phải kể đến việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Trong vòng 10 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện (từ năm 2008 đến hết năm 2018), tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới đạt khoảng 280 nghìn người tham gia.

Nhưng trong năm 2019, quá trình phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ghi nhận sự đột phá ấn tượng, với số người tăng mới gần 300 nghìn người. Tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tới nay đã đạt tới 580 nghìn. Điều đó đồng nghĩa với việc, chỉ trong một năm triển khai, số lượng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã bằng 1,07 lần của cả giai đoạn 10 năm.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 100% Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã chủ động, kịp thời tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW tại địa phương.

Đáng lưu ý là cùng với việc tuyên truyền Nghị quyết số 28 NQ/TW, Bảo hiểm xã hội các địa phương còn kịp thời tham mưu tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP, Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho các địa phương, và kiến nghị để Hội đồng nhân dân các cấp đưa chỉ tiêu về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Tính đến hết tháng 9/2020, cả nước có hơn 15 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có trên 844 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; gần 87 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ 89,6% dân số. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có thể nói đây là những kết quả hết sức quan trọng trong việc thực hiện các chỉ tiêu của năm 2020 mà Chính phủ đã giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, đưa chính sách vào cuộc sống

Kết quả đáng ghi nhận trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 28 NQ/TW có sự đóng góp hiệu quả từ phối hợp giữa Ban Tuyên giáo và cơ quan Bảo hiểm xã hội, các cấp, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết.

Từ tháng 10/2018 đến hết tháng 12/2020, chỉ tính riêng ở Trung ương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể đã tổ chức khoảng trên 300 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, tư vấn, đối thoại, tọa đàm, hội thảo… về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với sự tham gia của trên 53.000 lượt người tham dự; phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí thực hiện đăng tải, phát sóng trên 23.000 tin, bài, phóng sự, chuyên trang, chuyên mục… tuyên truyền chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Ở địa phương, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức hơn 39.000 hội nghị tập huấn, tư vấn, đối thoại trực tiếp, hội thảo, tuyên truyền nhóm nhỏ,… với trên 2,4 triệu lượt người tham dự.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh khẳng định: Sau gần 3 năm triển khai Nghị quyết, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ và thống nhất trong toàn quốc. Sự chuyển biến về nhận thức, về quan điểm tư tưởng với một quyết tâm chính trị rất cao trong cả hệ thống chính trị được nâng lên một bước.

Đây là cơ hội, định hướng cho các Bộ, ngành và Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng như các tổ chức, cá nhân liên quan hoàn thiện, tổ chức thực hiện tốt chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, đảm bảo cho mọi người dân đều được hưởng chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh đề nghị trong thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp tục duy trì và triển khai mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn các chương trình phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương trong chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đặc biệt là việc đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 28 NQ/TW, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết đã đề ra.

Tại hội nghị, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thuỷ cũng đề nghị, thời gian tới Ban Tuyên giáo các địa phương tiếp tục phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội cùng cấp tham mưu cấp uỷ Đảng, chính quyền tiếp tục chỉ đạo, làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 28-NQ/TW. Công tác tuyên truyền, vận động cần tiến hành thường xuyên, liên tục; lồng ghép với công tác tuyên truyền, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội, chính sách xã hội của Trung ương và địa phương.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa phương, bảo đảm hiệu quả công tác tuyên truyền gắn với phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Kịp thời biểu dương, nhân rộng những mô hình, kinh nghiệm hay trong thực hiện đồng thời phê phán những biểu hiện tiêu cực, sai trái, thiếu trách nhiệm trong triển khai Nghị quyết 28-NQ/TW./.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

(LĐTĐ) Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, Tháng Công nhân năm 2024 được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông triển khai tới các cấp Công đoàn trên địa bàn quận với nhiều hoạt động sôi nổi; trong đó, trọng tâm của các hoạt động là hướng về đoàn viên, người lao động.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.

Tin khác

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, nhiều người lao động đang chờ đợi sự thay đổi tích cực trong thu nhập của mình, với mức lương tối thiểu có thể tăng từ 200.000 đến 280.000 đồng/tháng, tùy theo vùng, kể từ ngày 1/7/2024.
Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Nghệ An là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng người lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn tại Hàn Quốc (EPS), với số lượng hiện tại là 13.002 người.
Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 với doanh nghiệp làm việc thứ Bảy

Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 với doanh nghiệp làm việc thứ Bảy

(LĐTĐ) Nếu doanh nghiệp thực hiện nghỉ ngày thứ Hai (29/4), người lao động sẽ được nghỉ liên tiếp 4 ngày từ Chủ nhật (28/4) đến hết ngày thứ Tư (1/5) và sắp xếp ngày làm bù thích hợp.
Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

(LĐTĐ) Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Xem thêm
Phiên bản di động